Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đối với việc khai thác khoáng sản:

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 44)

VI. Kết cấu của đề tài

1.4.3Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đối với việc khai thác khoáng sản:

Cần có quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về điều kiện đối với tổ chức tham gia thăm dò, khai thác, chế biến từng loại KS; đồng thời đổi mới chính sách tài chính đối với các hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chuyển nhượng khoáng sản. Hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu như lọc, hóa dầu, sắt thép, alumin - nhôm, điện, vật liệu xây dựng… Đồng thời tăng dự trữ một số KS chiến lược lâu dài vì lợi ích quốc gia.

Như vậy, với tiềm năng của mình, Việt Nam cần có định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng để đảm bảo nguồn tài nguyên quý này. Để lĩnh vực công nghiệp khai khoáng phát triển bền vững, trước hết cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, địa phương trong cả nước. Trên cơ sở đó, phải làm cho mọi người hiểu một cách đúng đắn tài nguyên khoáng sản là một loại tài nguyên không tái sinh, chỉ có thể khai thác một lần và là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đối với các đơn vị, cá nhân được Nhà nước giao cho quản lý và khai thác chế biến khoáng sản cần phải khai thác đúng kỹ thuật, tận thu tài nguyên khoáng sản chính và các khoáng sản phụ đi kèm, không làm hủy hoại đất đai, nguồn nước và môi trường. Từ đó, cần chú trọng quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.

Chính phủ cần tăng cường cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép, làm thất thoát tài nguyên khoáng sản, đồng thời

quản lý chặt chẽ việc bán nguyên liệu thô, bán thành phẩm ra khỏi địa phương hoặc xuất khẩu trước khi qua chế biến…

Cần giải quyết tốt vấn đề xã hội đối với các dự án khai thác khoáng sản hiện có và đánh giá tác động môi trường, kinh tế xã hội nghiêm túc đối với các dự án chuẩn bị triển khai.

Kết luận chương 1

Khai thác khoáng sản là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của chúng ta là đảm bảo ngành khai thác khoáng sản phát triển đúng hướng, góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến môi trường và an sinh xã hội. Chính vì thế, Chính phủ đã từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, đồng thời sử dụng chính sách thuế như một công cụ điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp này theo đúng chủ trương đã định. Chính phủ cũng đã nghiên cứu đề ra những hoạch định, chiến lược khá cụ thể và dài hơi để quản lý và phát triển lĩnh vực này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần học tập, nghiên cứu những kinh nghiệm của các nước đã và đang phát triển mạnh lĩnh vực khai thác khoáng sản để áp dụng cho Việt Nam.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 44)