VI. Kết cấu của đề tài
3.1.3 Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành trong
quản lý thu thuế
- Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương các xã, huyện khu vực có mỏ tài nguyên để nắm tình hình khai thác và vận chuyển khoáng sản của khu vực. Thông thường việc khai thác khoáng sản sẽ tập trong đông người và máy móc thiết bị nên các chính quyền địa phương không thể không biết, vì thế khi có phát sinh điểm
khai thác mới hoặc điểm khai thác cũ nhưng tăng đột biến về sản lượng…, chính quyền địa phương sẽ kịp thời thông báo cho Cơ quan thuế và các đơn vị liên quan nhằm ngăn chặn khai thác trái phép, quản lý chặt chẽ về khối lượng làm cơ sở tính thuế.
Từ năm 2011, tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh đã xảy ra tình trạng khai thác quặng thiếc trái phép một cách ồ ạt và kéo dài, Tuy nhiên do sự chủ quan, thờ ơ của chính quyền đại phương cũng như thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành nên đến tận giữa năm 2012 tình trạng này mới chấm dứt. Việc này đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và đời sống người dân địa phương, đồng thời do khai thác trái phép nên thất thoát về thuế là điều tất yếu.
- Phối hợp với Sở TN&MT để nắm danh sách các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản nhằm có kế hoạch rà soát kiểm tra việc kê khai và nộp thuế của các doanh nghiệp này. Đồng thời cung cấp thông tin nhận được từ chính quyền địa phương về các doanh nghiệp có biểu hiện khai thác tài nguyên mà chưa được cấp phép.
- Phối hợp với cơ quan cấp phép (UBND tỉnh, sở TN&MT) tiến hành thanh tra đối với các doanh nghiệp bị nghi ngờ khai báo không đúng sản lượng khai thác; đối chiếu so sánh sản lượng khai thác doanh nghiệp báo cáo với sản lượng đăng ký khai thác khi xin cấp phép, tiến tới thu hồi giấy phép nếu sản lượng khai thác không tương xứng với sản lượng đăng ký.
- Phối hợp với UBND tỉnh, sở TN&MT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng để rà soát, xây dựng lại định mức quy đổi, giá tính thuế đối với các chủng loại khoáng sản cho phù hợp với thực tế của địa phương trên cơ sở tham khảo định mức của các địa phương lân cận.