Đánh giá thực trạng khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp và công

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 48)

VI. Kết cấu của đề tài

2.1.2 Đánh giá thực trạng khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp và công

quản lý khai thác khoáng sản tại Khánh Hòa

2.1.2.1 Thực trạng khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp

Cũng như nhiều địa phương khác, những năm qua, công tác khai thác khoáng sản ở Khánh Hòa tương đối phát triển, tham gia đóng góp vào nguồn ngân sách, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Có thể nói từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được triển khai thi hành, các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã có điều kiện để phát triển, hoạt động đúng quy định pháp luật, đã giải quyết công ăn, việc làm cho hàng nghìn lao động, chủ yếu là lao động tại địa phương, đồng thời đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước, đặc biệt là đã đáp ứng kịp thời nhu cầu

VLXD cho thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng kim ngạch xuất khẩu và đa dạng hoá các hoạt động.

Tuy nhiên, như trên đã nói, do đa phần các doanh nghiệp tham gia khai thác khoáng sản là doanh nghiệp nhỏ, hạn chế về vốn đầu tư, công nghệ khai thác, nên vẫn tồn tại nhiều bất cập như sau:

- Việc khai thác không tuân thủ quy hoạch, không có kế hoạch cụ thể, không theo thiết kế được duyệt… dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên và nguy cơ mất an toàn lao động cao.

- Việc khai thác, vận chuyển tài nguyên khoáng sản sau khai thác của các doanh nghiệp nhưng không thực hiện che chắn gây ô nhiễm môi trường; vận chuyển quá tải gây hư hỏng đường xá… nhưng không có biện pháp khắc phục gây nhiều bức xúc cho người dân địa phương.

- Đa phần các doanh nghiệp được cấp phép khai thác tài nguyên đều không quan tâm đến việc khôi phục lại khu vực khai thác như ban đầu ngay trong khi đang khai thác mỏ, điều đó dẫn đến biến dạng sinh thái tại các địa điểm khai thác.

- Bên cạnh đó, việc kê khai thuế và nộp thuế của các doanh nghiệp khai thác khóang sản vẫn chưa tự giác; một bộ phận không nhỏ các tổ chức, cá nhân tham gia lĩnh vực này còn có hành vi trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước...hoặc có nhiều vi phạm khác trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.

2.1.2.2 Thực trạng công tác quản lý khai thác khoáng sản tại Khánh Hòa

a. Cấp phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường

Hầu hết các giấy phép được cấp cho các doanh nghiệp đều có thời hạn 01 năm, thậm chí có doanh nghiệp chỉ được cấp với thời gian 03 tháng hoặc 06 tháng. Vì vậy, ở 79 khu vực khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Khánh Hoà đã phải cấp 147 lượt giấy phép; nhiều khu vực đã phải gia hạn, cấp lại nhiều lần nhưng vẫn chưa được cấp giấy phép ổn định. Có một số khu vực, khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng để triển khai chủ trương hạn chế xuất khẩu khoáng sản, UBND tỉnh Khánh Hòa đã khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến đá ốp lát và cấp phép khai thác khoáng sản là sản xuất đá ốp lát cho doanh nghiệp với thời gian ngắn là 01 năm để doanh nghiệp có nguyên liệu cung cấp cho nhà máy. Đây cũng là giải pháp tình thế, UBND tỉnh Khánh Hoà đã báo cáo và xin chủ trương của cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b. Cấp phép khai thác cát, sỏi xây dựng trên bãi bồi lòng sông

Do cát, sỏi xây dựng lòng sông được tích tụ theo mùa với quy mô nhỏ nên việc cấp phép khai thác các mỏ này mà không phải thăm dò trữ lượng là phù hợp. Tuy nhiên, chấp hành Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông thì các bãi bồi cát, sỏi dọc sông Cái Nha Trang cần được thăm dò trước khi cấp giấy phép khai thác là rất khó khăn.

2.1.2.3 Đánh giá công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản

a. Ưu điểm

Trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, giữa cơ quan Trung ương và địa phương, giữa cấp tỉnh và chính quyền cơ sở, giữa các ngành chức năng liên quan đã có sự phối hợp khá tốt, hiệu quả: công tác cấp giấy phép hoạt động khoáng sản được thực hiện trên cơ sở Quy hoạch khoáng sản của tỉnh và không nằm trong các khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; các khu vực hoạt động khoáng sản cấp cho các doanh nghiệp không nằm chồng lấn lên nhau; việc cấp giấy phép thực hiện theo quy chế một cửa và TCVN ISO 9001-2008 giúp thủ tục cấp phép nhanh, gọn hơn; công tác thanh, kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện những sai phạm và xử lý kịp thời, giúp các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản thực hiện đúng theo quy định của Luật Khoáng sản, giúp chấn chỉnh công tác quản lý khoáng sản của UBND các cấp xã, phường để hạn chế các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, nhờ làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về khoáng sản, hầu hết các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản đã có ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản như thuê đất, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, các nghĩa vụ về BVMT và các nghĩa vụ về tài chính trong hoạt động khoáng sản. Việc cấp giấy phép thăm dò trữ lượng đối với khoáng sản làm VLXD thông thường đã được thực hiện làm cơ sở cho việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản lâu dài, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư công nghệ hiện đại, giảm thiểu tác động môi trường trong hoạt động khoáng sản.

b. Một số tồn tại, hạn chế

- Từ năm 2005, việc cấp phép khai thác khoáng sản được phân cấp mạnh cho địa phương, vô hình trung đã tạo điều kiện dễ dãi cho một số tỉnh, thành phố trong việc

cấp phép. Lại không được kiểm tra, giám sát, có lúc, có nơi đã xảy ra tình trạng trái quy định của pháp luật, cấp chồng lên cả quy hoạch của Trung ương.

- Pháp luật hiện hành chưa quy định rõ nguyên tắc xác định thuế suất thuế thu nhập DN đối với dự án khai thác tài nguyên quý hiếm, việc xác định trữ lượng mỏ làm căn cứ quy định mức thuế suất lại tính tại thời điểm cấp phép, trong khi trữ lượng khai thác có thể sẽ biến động…, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện, dễ tùy tiện, cảm tính, tạo cơ chế xin-cho, không góp phần nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong BVMT…

- Do chưa xác định đúng tầm quan trọng của việc ban hành các VPQPPL liên quan đến việc quản lý, khai thác KS gắn với BVMT nên dẫn đến tiến độ ban hành các văn bản rất chậm, chất lượng văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa đảm bảo tính thống nhất và khả thi, chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động KS. Hệ thống các VBQPPL về hoạt động KS mới phù hợp trong giai đoạn ngắn (5-10 năm), trong khi các hoạt động về KS thường có chu kỳ kinh tế rất dài, từ 30-50 năm. Phí BVMT đang được tính theo quặng nguyên khai mà chưa tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm môi trường; một số loại phí, thuế còn thiếu tính khoa học, chưa khuyến khích DN đầu tư chế biến sâu; chưa có quy chuẩn kỹ thuật áp dụng riêng cho từng loại hình khai thác…

- Các loại khoáng sản làm VLXD thuộc thẩm quyền quy hoạch của Bộ Xây dựng vẫn chưa được tách ra, do chưa phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ;

- Khoáng sản làm VLXD thông thường được UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch và thông qua HĐND tỉnh trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt, nhưng khi thực hiện Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, UBND tỉnh tiếp tục giao Sở Xây dựng quy hoạch về VLXD nên gây sự chồng chéo trong quản lý hoạt động khoáng sản.

- Đối với khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đã được khoanh định theo hướng dẫn của Bộ Công nghiệp nhưng khi thỏa thuận với Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Bộ lại yêu cầu khoanh định theo nội dung chưa được quy định hoặc hướng dẫn, làm chậm việc xem xét phê duyệt, đồng thời phải bổ sung kinh phí để hoàn chỉnh trước khi trình phê duyệt.

- Công tác tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về khoáng sản chưa thật sự sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, kể cả cán bộ quản lý ở địa phương;

- Tại các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về khoáng sản ở cấp huyện, thị xã và thành phố, cán bộ lãnh đạo chủ chốt thực hiện nhiệm vụ theo nhiệm kỳ bầu cử, chỉ đạo không mang tính xuyên suốt; cán bộ thừa hành chỉ là kiêm nhiệm, chưa đáp ứng trình độ chuyên môn về tài nguyên khoáng sản; công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, khi phát hiện sai phạm thì xử lý còn lúng túng; công cụ, thiết bị để kiểm tra, xử lý ngăn chặn việc khai thác trái phép còn hạn chế, kém hiệu quả…

- Một số địa phương cấp huyện, cấp xã chưa chấp hành nghiêm chỉnh Chỉ thị số 32/2005/CT-UBND ngày 16/11/2005 của UBND tỉnh, vẫn còn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra công khai trên địa bàn địa phương;

- Một số doanh nghiệp tham gia hoạt động khoáng sản nhưng năng lực về kỹ thuật khai thác mỏ, năng lực về tài chính còn hạn chế nên chỉ khai thác với quy mô nhỏ, lẻ, công nghệ khai thác lạc hậu so với hiện nay.

- Do không thực hiện chủ trương đấu thầu khai thác khoáng sản, hiện nay chưa có doanh nghiệp nào được cấp giấy phép khai thác dài hạn đối với khoáng sản làm VLXD thông thường.

- UBND các các cấp chưa thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa được phép khai thác tại địa phương, chưa thực hiện quyền giám sát, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về khoáng sản nên tình trạng khai thác trái phép cát trên sông Cái, đất san lấp, đá chẻ…vẫn còn xảy ra với nhiều hình thức khác nhau, bất chấp sự phản đối của nhân dân, sự quản lý của ngành chức năng.

- Các doanh nghiệp đã đầu tư khai thác đá ốp lát, đá mỹ nghệ hiện đang gặp rất nhiều khó khăn: mỏ chưa được thăm dò, đang khai thác cầm chừng theo giấy phép cấp tạm của UBND tỉnh; các doanh nghiệp đã xây dựng nhà máy chế biến hiện đang thiếu nguyên liệu cung cấp cho nhà máy.

- Có một bộ phận không nhỏ dân chúng khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật, khiếu kiện gửi đi nhiều cấp, nhiều ngành gây hiểu lầm trong nhân dân và khó khăn cho công tác quản lý ngành.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)