Giới thiệu về các loại hình doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 46)

VI. Kết cấu của đề tài

2.1.1Giới thiệu về các loại hình doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa

2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Khánh Hòa

2.1.1 Giới thiệu về các loại hình doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn Khánh Hòa Khánh Hòa

2.1.1.1 Giới thiệu chung

Khánh Hòa là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như: sắt, titan, molyb đen, thiếc, vàng, pyrit, fluorit, than bùn, kaolin, cát thủy tinh, thạch anh tinh thể, đá ốp lát (gabro, granit), đá xây dựng (đá phun trào, granit), cát xây dựng, sét gạch ngói, đá vôi san hô, nước khoáng, nước nóng... Hiện nay, nguồn khoáng sản đang khai thác, chế biến tập trung vào các loại khoáng sản như: Cát thủy tinh, đá granit sản xuất đá ốp lát, đá xây dựng (đá phun trào, granit), cát xây dựng, sét gạch ngói, nước khoáng, bùn khoáng, đất san lấp. Trong những năm vừa qua, có thể nói hoạt động khai thác khoáng sản ở Khánh Hoà tương đối phát triển.

2.1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Các công ty TNHH, công ty cổ phần và DNTN có tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản là 156 doanh nghiệp, chiếm 85,24%; doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 27 đơn vị.

Hầu hết các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tập trung vào khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường (112 đơn vị, chiếm 61 % tổng số doanh nghiệp khai thác khoáng sản).

2.1.1.3 Qui mô khai thác khoáng sản

Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Khánh Hoà chủ yếu là công ty TNHH, công ty cổ phần và DNTN nên hạn chế về vốn đầu tư, công nghệ khai thác, vì vậy quy mô mỏ khai thác không lớn hoặc một số mỏ lớn được chia thành nhiều khu vực cho nhiều doanh nghiệp tham gia khai thác với quy mô nhỏ hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là VLXD thông thường nên các doanh nghiệp chỉ khai thác với công suất nhỏ (Mỏ đá Hòn Thị ở xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang do Công ty Liên doanh khai thác đá Hòn Thị đầu tư khai thác với công suất 500.000 m3/năm, nhưng hiện nay chỉ khai thác khoảng 150.000 m3/năm).

2.1.1.4 Tình hình cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản

a. Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản

Trước thời điểm ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản (ngày 14/6/2005) và Nghị định số 160/2005/27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, UBND tỉnh Khánh Hoà chưa có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, mà do Bộ Công nghiệp và Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. Theo số liệu thống kê, trước đây có 20 mỏ khoáng sản đã được cấp phép thăm dò, bao gồm: 08 mỏ nước khoáng nóng; 07 mỏ đá sản xuất VLXD thông thường; 03 mỏ đá granit sản xuất đá mỹ nghệ, đá ốp lát; 02 mỏ cát trắng thủy tinh và cát vàng xây dựng.

Theo qui định mới, UBND cấp tỉnh Khánh Hoà được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản làm VLXD thông thường. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang tiến hành thăm dò 33 mỏ/khu vực khoáng sản, gồm: 05 mỏ nước khoáng nóng, 02 mỏ đá granit sản xuất đá ốp lát (giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp) và 26 mỏ đá sản xuất VLXD thông thường (giấy phép do UBND tỉnh cấp).

b. Cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

Toàn tỉnh có 55 mỏ/khu vực khoáng sản đang khai thác, chế biến và 26 mỏ/khu vực đang thăm dò. Các Bộ Tài nguyên - Môi trường, Công thương (trước đây là Công nghiệp) đã thực hiện 32 lượt cấp giấy phép, gồm có 14 giấy phép khai thác (có 06 giấy phép cấp lại), 03 giấy phép gia hạn, 03 giấy phép chuyển nhượng và 12 giấy phép thăm dò. Hiện nay trong 55 khu vực đang khai thác khoáng sản, có 11 khu vực do các Bộ Công Thương, Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép và 44 khu vực do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy phép. UBND tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành cấp 147 lượt giấy phép, gồm: cấp mới 51 giấy phép, cấp gia hạn 29, cấp lại 62 và cấp chuyển nhượng 5. Có 39 khu vực khoáng sản có giấy phép khai thác nhưng đã khai thác xong và ngừng hoạt động (gồm các bãi bồi cát, sỏi xây dựng lòng sông, các mỏ đất san lấp, các khu vực đá chẻ). Sau khi Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn đến 2015 và định hướng sau năm 2015 được phê duyệt, UBND tỉnh Khánh Hòa đã cấp 19 giấy phép thăm dò khoáng sản (cho 16 khu vực, mỏ mới và 03 khu vực đã có một phần diện tích cấp giấy phép khai thác khoáng sản trước đây), đồng thời cho phép 04 doanh nghiệp được thăm dò khoáng sản trong diện tích đã cấp giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực.

2.1.1.5 Tình hình khai thác khoáng sản

Tính đến tháng 6/2012, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có các nhóm khoáng sản sau đây được khai thác, chế biến và sử dụng:

- Cát trắng thủy tinh: 03 mỏ; - Cát vàng xuất khẩu: 01 mỏ;

- Cát xây dựng bãi bồi lòng sông: 22 khu vực đã khai thác nhưng hiện chỉ có 01 khu vực giấy phép còn hiệu lực, còn các khu vực khác đang được thăm dò trữ lượng hoặc hết hạn giấy phép khai thác, tập trung chủ yếu ở huyện Diên Khánh;

- Đất, đá sản xuấtVLXD thông thường: 29 mỏ;

- Đá granit (đá gốc và đá tảng lăn) sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ: 15 mỏ; - Nước khoáng: 04 mỏ;

- Bùn khoáng: 03 mỏ.

- Riêng đất sét được khai thác chủ yếu ở các xã Ninh Xuân, Ninh Hưng, Ninh Thân, Ninh Bình thuộc thị xã Ninh Hòa và các xã Diên Đồng, Diên Thọ, Diên Lâm thuộc huyện Diên Khánh trên cơ sở cải tạo đồng ruộng để làm gạch, ngói, vì vậy mỏ đất sét chưa được cấp giấy phép khai thác.

Trong số các mỏ khoáng sản hiện đang khai thác ở trên, chỉ có 55 mỏ có giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực hoặc đang làm hồ sơ xin gia hạn (Bộ Công nghiệp và Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 11 giấy phép; UBND tỉnh cấp 44 giấy phép).

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 46)