Thựchiện chiến lược phát triển khai thác khoáng sản quốc gia

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 92)

VI. Kết cấu của đề tài

3.3.2 Thựchiện chiến lược phát triển khai thác khoáng sản quốc gia

3.3.2.1 Chiến lược phát triển khai thác khoáng sản quốc gia

- Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với một trong các quan điểm chỉ đạo là: Điều tra, đánh giá khoáng sản phải đi trước một bước, làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và dự trữ quốc gia.

- Chiến lược sẽ ưu tiên đầu tư cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cả phần đất liền và biển, hải đảo để làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản. Thăm dò, khai thác khoáng sản gắn với chế biến và sử dụng hiệu quả. Cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản; phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với BVMT và đảm bảo quốc phòng - an ninh.

- Mục tiêu của Chiến lược là khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao; đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường; hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản.

- Bên cạnh đó, chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản quy mô lớn. Các khoáng sản còn lại khai thác chế biến theo nhu cầu trong nước tăng cường dự trữ khoáng sản quốc gia làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

- Trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, sẽ đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng như: Than nâu ở đồng bằng sông Hồng; bauxit, sắt laterit ở Tây Nguyên; đất hiếm - urani; chì kẽm ở Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Bộ; liti, vàng ở Trung Trung Bộ; đá hoa trắng ở Bắc Bộ...

- Trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, đối với khoáng sản than, sẽ đẩy mạnh thăm dò phần sâu dưới -300 m đối với các mỏ ở bể than Quảng Ninh,

Thái Nguyên, Quảng Nam; lựa chọn một số khu vực có triển vọng nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng, thăm dò đến mức sâu -1000 m. Lựa chọn phương pháp khai thác thử nghiệm tại một số khu vực thuộc bể than đồng bằng sông Hồng bảo đảm an toàn môi trường, không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội trên mặt đất, làm cơ sở đề xuất giải pháp khai thác tổng thể bể than giai đoạn sau năm 2020.

- Đối với khoáng sản vàng, chỉ thăm dò, khai thác đối với mỏ vàng gốc. Công tác chế biến quặng vàng phải sử dụng công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn nước; không thăm dò, khai thác vàng sa khoáng.

- Đối với các loại khoáng sản kim loại khác, thực hiện thăm dò, khai thác phải gắn với chế biến sâu chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, không xuất khẩu quặng và sản phẩm sau chế biến.

3.3.2.2 Các kiến nghị để thực hiện chiến lược

- Hạn chế khai thác khoáng sản trong nước, giữ nguyên hiện trạng, đóng cửa các mỏ khi chưa đủ điều kiện khai thác hoặc gây ô nhiễm môi trường, đồng thời cải tiến công nghệ chế biến nhằm tận thu tối đa các sản phẩm khoáng sản có ích;

- Nâng cao hệ số thu hồi trong quá trình khai thác chế biến; có những chính sách đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác chế biến, khuyến khích hỗ trợ đối với khai thác tận thu ở khu vực khó khăn, phức tạp.

- Tăng cường nhập khẩu khoáng sản thô, các khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt, thực hiện dự trữ quốc gia về tài nguyên khoáng sản; nghiên cứu xây dựng các trung tâm dự trữ khoáng sản và cấm triệt để xuất khẩu khoáng sản thô, các trung tâm dự trữ khoáng sản này nên đặt ở các địa phương có nguồn tài nguyên lớn về khoáng sản để thuận lợi cho việc thu mua khoáng sản thô để dự trữ cho chế biến sâu và kêu gọi đầu tư để sớm tiếp nhận công nghệ và hình thành các nhà máy chế biến các sản phẩm sâu;

- Xây dựng và áp dụng các chính sách cũng như thể chế tốt hơn về quản lý tài nguyên thiên nhiên cho các vùng dễ bị ảnh hưởng nhằm giảm thiểu cũng như loại bỏ những rủi ro mang lại.

- Thúc đẩy hợp tác, liên doanh khai thác khoáng sản.

Bên cạnh đó việc tăng cường tiềm lực tài chính, khả năng đầu tư phát triển công nghệ hiện đại và hợp lý, năng lực tổ chức quản lý trong thăm dò, khai thác và chế biến; khả năng bảo hộ và bao tiêu sản phẩm sau khai thác là những vấn đề được nhiều nước có nền công nghiệp phát triển quan tâm.

Kết luận chương 3

Từ thực trạng của công tác quản lý lĩnh vực khai thác khoáng sản nói chung và quản lý thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, tác giả đưa ra hai nhóm giải pháp: giải pháp trong quản lý thuế và giải pháp về kinh tế xã hội.

Đối với giải pháp trong quản lý thuế, tác giả tập trung vào giải pháp cơ bản và quan trọng nhất là tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế. Bên cạnh đó, các giải pháp khác được đề cập là đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Đối với giải pháp về kinh tế xã hội, tác giả tập trung vào các giải pháp như tăng cường quản lý Nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội và hướng đến việc phát triển khai thác khoáng sản bền vững.

Cùng với các giải pháp đề ra, tác giả cũng kiến nghị một số biện pháp nhằm kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật, cũng như điều chỉnh công tác quản lý khai thác khoáng sản phù hợp với định hướng chung của chiến lược quốc gia.

KẾT LUẬN

Với đề tài đã chọn, tác giả đã tập trung làm rõ các khái niệm, phân tích thực trạng của công tác quản lý thuế và đề ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

Tại chương 1, tác giả đã làm rõ khái niệm về khoáng sản, giới thiệu các sắc thuế áp dụng đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản, bài học kinh nghiệm của các nước trong công tác quản lý phát triển lĩnh vực này và rút ra bài học cho Việt Nam.

Trong chương 2, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng quản lý Nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Từ các số liệu cụ thể về công tác quản lý thu thuế, tác giả đã đưa ra đánh giá về công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh, làm rõ được một số ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của nó. Tác giả cũng tập trung phân tích các đặc điểm trong công tác quản lý thuế của lĩnh vực này, những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, để từ đó đề ra các giải pháp khắc phục.

Từ thực trạng trên, ở chương 3, tác giả đưa ra 2 nhóm giải pháp chính là giải pháp quản lý thuế và giải pháp kinh tế xã hội. Bằng việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính cùng với những kinh nghiệm thực tế trong quá trình tham gia công tác kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, các giải pháp đã được tác giả đề cập tương đối chi tiết và cụ thể. Bên cạnh đó, đối với những vấn đề thuộc quản lý vĩ mô, tác giả cũng đã mạnh dạn kiến nghị một số giải pháp nhằm củng cố cơ sở pháp lý và tạo điều kiện để nâng cao chất lượng của công tác quản lý khai thác khoáng sản.

Cùng với một số đề tài trước đây đã từng nghiên cứu về lĩnh vực này, tác giả mong muốn và hy vọng luận văn sẽ góp phần đưa ra một cách nhìn mới, một cách tiếp cận cụ thể và chi tiết hơn đối với công tác quản lý thu thuế trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.

HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN

Mặc dù tác giả có nhiều cố gắng, tuy nhiên do hiểu biết còn hạn chế về lĩnh vực khai thác khoáng sản, vì vậy một số thủ tục, quy trình chuyên sâu đối với lĩnh vực này chưa được đề cập thật cụ thể.

Do đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng và đề ra giải pháp đối với việc quản lý thuế các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, do đó nhóm giải pháp về kinh tế xã hội chưa thật sự được quan tâm đúng mức, có thể còn một số thiết sót nhất định.

Do công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực khai thác khoáng sản chưa được phân biệt thành một mảng riêng, do đó việc tập hợp số liệu riêng cho lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc phân tích số liệu và đề ra giải pháp chưa thật sự chặt chẽ và thuyết phục.

Là một công chức làm công tác kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa, tác giả có thuận lợi là được tiếp cận nhiều với công tác kiểm tra, từ đó có cái nhìn tương đối chi tiết và cụ thể về các vấn đề thuộc lĩnh vực này. Tuy nhiên, cũng vì thế mà có thể tác giả chưa có được cái nhìn bao quát, các nhóm giải pháp có thể chưa thực sự toàn diện, cần nghiên cứu và bổ sung thêm.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Chính Phủ (2011), Nghị định số 74/2011/NĐ-CP quy định chi tiết về Phí

bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Hà Nội.

[2] Quốc Hội (2006), Luật Quản lý Thuế, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. [3] Quốc Hội (2008), Luật thuế giá trị gia tăng, Nhà xuất bản tài chính, Hà

Nội.

[4] Quốc Hội (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

[5] Quốc Hội (2009), Luật thuế tài nguyên, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. [6] Quốc Hội (2010), Luật thuế bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản tài chính,

Hà Nội

[7] Quốc Hội (2010), Luật Khoáng sản, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

[8] UBND tỉnh Khánh Hòa (2012), Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp

luật về quản lý, khai thác khoáng sản, Khánh Hòa.

[9] Viện tư vấn phát triển –CODE (2010), Thực trạng quản lý khai thác sử dung tài nguyên khoáng sản trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

PHỤ LỤC

1. Phụ lục 1.1: Bảng giá tính thuế tài nguyên

BẢNG GIÁ TÍNH THUẾ TÀI NGUYÊN

(Đính kèm Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

STT Nhóm, loại tài nguyên ĐVT Đơn giá tính thuế

I Khoáng sản không kim loại Đồng/tấn

1 Cát rửa Thủy Triều Đồng/tấn 87.000 2 Cát tuyền rửa Thủy Triều Đồng/tấn 100.000

3 Cát hạt to Đồng/tấn 100.000

4 Cát nguyên khai Đầm Môn Đồng/tấn 55.000 5 Cát tuyền rửa Đầm Môn Đồng/tấn 115.000

6 Cát xây dựng Đồng/m3 40.000 7 Cát san lấp mặt bằng Đồng/m3 30.000 8 Đất Bazan Đồng/m3 12.000 9 Đất làm gạch Đồng/m3 42.000 10 Đất san lấp mặt bằng Đồng/m3 15.000 11 San hô chết Đồng/m3 25.000

12 Đá khối xây dựng cao cấp (đá khối granit ốp lát) Đồng/m3 1.200.000 13 Đá khối xây dựng cao cấp quy cách Đồng/m3 1.600.000 14 Đá chẻ 20x20x25 Đồng/m3 200.000 15 Đá vỉ Đồng/m3 70.000 16 Đá 1x2 Đồng/m3 126.000 17 Đá 2x4 Đồng/m3 103.000 18 Đá 3x8 Đồng/m3 150.000 19 Đá 4x6 Đồng/m3 84.000 20 Đá 5x7 Đồng/m3 78.000 21 Đá cấp phối 25 Đồng/m3 83.000 22 Đá cấp phối 37,5 Đồng/m3 75.000 23 Đá mi Đồng/m3 82.000 24 Đá hộc Đồng/m3 50.000

25 Đá phôi Đồng/m3 50.000 26 Đá bụi Đồng/m3 40.000 27 Đá lô ka Đồng/m3 57.000 28 Sạn, sỏi Đồng/m3 120.000 29 Đá cuội lớn Đồng/m3 82.000 30 Đá cuội 4x6 Đồng/m3 100.000 31 Bùn khoáng thô Đồng/tấn 800.000 32 Sa khoáng đen (tital) Đồng/tấn 600.000

II Sản phẩm rừng tự nhiên

1 Lồ ô Đồng/cây 2.400

2 Song mây Đồng/cây 3.600

3 Tre, nứa Đồng/cây 1.300

4 Lá buông Đồng/kg 4.800 5 Củi đốt Đồng/m3 168.000 6 Gỗ nhóm 2 Đồng/m3 5.020.000 7 Gỗ nhóm 3, 4 Đồng/m3 2.880.000 8 Gỗ nhóm 5, 6, 7, 8 Đồng/m3 2.700.000 9 Gỗ cành, ngọn Đồng/m3 1.700.000

III Nước khoáng, nước thiên nhiên

1 Nước khoáng đóng chai, đóng hộp (lon) Đồng/lít 144 2 Nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp (lon) Đồng/lít 120

3 Nước khoáng nóng thiên nhiên phục vụ sản xuất, dịch

vụ Đồng/m

3

6.000

4 Nước thiên nhiên phục vụ sản xuất, dịch vụ Đồng/m3 4.000

IV Tài nguyên thiên nhiên khác

2. Phụ lục 1.2: Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên

BIỂU MỨC THUẾ SUẤT THUẾ TÀI NGUYÊN

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội)

1. Biểu mức thuế suất đối với các loại tài nguyên, trừ dầu thô và khí thiên nhiên, khí than: STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất

(%)

I Khoáng sản kim loại

1 Sắt 10 2 Măng-gan 11 3 Ti-tan (titan) 11 4 Vàng 15 5 Đất hiếm 15 6 Bạch kim 10 7 Bạc, thiếc 10

8 Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) 10

9 Chì, kẽm 10

10 Nhôm, bô-xít (bouxite) 12

11 Đồng, ni-ken (niken) 10

12 Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thuỷ ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi)

10

13 Khoáng sản kim loại khác 10

II Khoáng sản không kim loại

1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 4

2 Đá, sỏi 6

3 Đá nung vôi và sản xuất xi măng 7

4 Cát 10

5 Cát làm thuỷ tinh 11

6 Đất làm gạch 7

7 Gờ-ra-nít (granite) 10

8 Sét chịu lửa 10

10 Cao lanh 10 11 Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật 10 12 Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite) 7 13 A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin) 3 14 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 5 15 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 7

16 Than nâu, than mỡ 7

17 Than khác 5

18 Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) 22 19 E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan)

quý màu đen

20

20 A-dít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz)

15

21 Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)

15

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)