Quản lý khai thác, nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường:

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 35)

VI. Kết cấu của đề tài

1.4.1 Quản lý khai thác, nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường:

1.4.1.1 Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm khoáng sản lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) cho mục đích phát triển nền công nghiệp của mình. Đến nay, ngành khai khoáng Trung Quốc đã tự đáp ứng được khoảng 92% về khoáng sản năng lượng, 80% về khoáng sản cho công nghiệp và khoảng 70% khoáng sản cho sản xuất vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo cho các mục tiêu phát triển trong tương lai, Trung Quốc đã có chiến lược nhập khẩu không hạn chế các loại tài nguyên khoáng sản chiến lược; mở rộng đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản; thành lập trung tâm dự trữ các loại tài nguyên khoáng sản chiến lược; đưa ra các mô hình khai thác chế biến khoáng sản trong nước theo hướng bền vững.

Hiện tại, Trung Quốc vẫn là nước cung ứng nguồn khoáng sản hàng đầu cho Mỹ nhưng Trung Quốc đã và đang trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản trong tiêu thụ nguyên liệu và sản xuất sản phẩm khoáng sản. Trung Quốc đã đưa ra những sách lược cụ thể đối với các nước đối tác của mình để “Giang rộng cánh tay thâu tóm toàn bộ tài nguyên khoáng sản trên thế giới”.

Đối với những nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Mỹ Latin, Trung Quốc thực hiện hỗ trợ chính thức (ODA) đổi lấy quyền khai thác mỏ. Khoáng sản khai thác ở những nước này được mang về chế biến tiếp ở Trung Quốc. Nhờ nhập khẩu ồ ạt quặng Bauxite và quặng sắt, Trung Quốc đã trở thành nước xuất siêu về nhôm và kim loại đen trong những năm gần đây.

Đối với những nước công nghiệp phát triển, Trung Quốc tìm cách có chân trong hội đồng quản trị những Tập đoàn khoáng sản quốc tế. Để làm được điều này, Trung Quốc áp dụng theo hai cách. Cách thứ nhất, thu mua cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế. Cách thứ hai, bỏ vốn vào những tập đoàn khoáng sản gặp khó khăn tài chính phải tìm thêm vốn mới. Cả hai cách này đều đem lại nguồn khoáng sản dồi dào với giá cạnh tranh.

Việc Trung Quốc tăng cường ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm của ngành khai khoáng Titan của Việt Nam để dự trữ, trong khi trữ lượng Titan của Trung Quốc được đánh giá đứng đầu thế giới là vấn đề đáng để suy nghĩ. Công nghệ thiếu, tiềm lực tài

chính yếu dẫn đến Việt Nam đành phải chấp nhận bán thô tài nguyên khoáng sản quí hiếm của mình. Cũng như Titan, các loại khoáng sản khác như sắt, đồng, chì,…cũng được Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam qua con đường chính thức lẫn tiểu ngạch qua biên giới.

1.4.1.2 Nhật Bản

Nhật Bản là một cường quốc kinh tế trên thế giới. Nhận thức rõ ràng là một quốc gia nghèo về khoáng sản trong khi nhu cầu sử dụng lại rất lớn, Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chính sách hợp lý để đảm bảo nhu cầu khoáng sản sử dụng trong nước cho mục tiêu phát triển kinh tế. Nhật Bản tăng cường đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các Chính phủ khác để có nguồn nguyên liệu. Chính phủ Nhật Bản cũng bắt đầu tiếp cận với hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân để đầu tư vào các dự án tìm kiếm quặng sắt ở Australia.

Sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản cho các công ty trong nước trong các dự án khai thác tài nguyên tại nước ngoài diễn ra trong bối cảnh nhu cầu khoáng sản ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng nhanh, khiến các nước này đẩy mạnh khai thác tài nguyên tại nước ngoài. Ngoài việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, để đối phó với các tập đoàn lớn của Brazil, Anh và Australia đang khống chế thị trường quặng sắt thế giới, các công ty Nhật Bản có xu hướng liên minh liên kết. Vào cuối năm 2008, năm công ty cán thép hàng đầu Nhật Bản đã liên kết với nhau để mua lại quyền khai thác một mỏ quặng vào loại lớn nhất ở Brazil.

1.4.1.3 Úc

Úc là nước có diện tích lớn, mật độ dân cư thưa, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, các biện pháp BVMT đối với lĩnh vực này cũng rất được quan tâm.

- Tiết kiệm nước sạch

Công ty Than lllawarra của BHP Billiton khai thác hầm lò tại 3 mỏ ở vùng lllawarra và Wollondilly, cách Sydney gần 80 km về phía Nam. Sydney thiếu nước và người dân ở đây phải tuân theo những qui định tiết kiệm sử dụng nước. Mỏ Appin sử dụng một lượng nước đang kể, khoảng 1.600 m3 mỗi ngày. Công ty phải tìm cách giảm thiểu sử dụng nước. Nằm trong chiến lược giảm tiêu thụ nước, một nhà máy lọc thấm ngược trị giá 6 triệu AUD được xây dựng để xử lý và tái sử dụng 2.300 m3 nước

mỗi ngày. Tháng 11 - 2007, Công ty Cấp nước Sydney công nhận thành quả này đã giảm được 660 m3 nước sạch mỗi ngày và cấp cho Công ty lllawarra giải thưởng giảm sử dụng khối lượng nước lớn nhất.

Công ty lllawarra có ba mỏ là Appin, Appin/ West, West Cliff và Dendrobium – và hai mỏ chuẩn bị đi vào khai thác – West Cliff và Port Kembla. Công ty sử dụng 1.300 lao động trực tiếp để khai thác than mỡ chất lượng cao. Mở mỏ trong năm 1962, mỏ Appin Colliery là một trong những mỏ đầu tiên ở Úc áp dụng công nghệ khai thác cột dài theo phương ở độ sâu 550 m, khai thác than mỡ cứng, chất lượng cao từ mạch than Bullin. Dập bụi và làm mát là những khâu sử dụng nhiều nước nhất. Bằng cách chuyển hoá nước ngầm nhiễm muối nhẹ để sử dụng lại tại chỗ và cấp cho các mỏ gần kề, nhà máy có thể giảm lượng nước ngọt lấy từ Công ty cấp nước Sydneytới 2.300 m3 nước mỗi ngày. Hiện nay nhà máy vận hành với công suất 1.450 – 1.800 m3/ ngày.

Nhà máy nâng cao chất lượng và giảm độ mặn của nước trong mỏ và cho chảy vào sông Nepean. Nước muối hiện tại được chuyển đến một điểm xả, tuy nhiên nhà máy có kế hoạch làm muối là sản phẩm phụ của mình để bán.

Nhà máy lọc nước hiện đại của Công ty là nhà máy đầu tiên lọai này ở lllawarra, áp dụng công nghệ và chu trình hiện đại đem lại lợi ích lâu dài cho khai thác mỏ của công ty, cho cộng đồng và môi trường xung quanh. Công ty sẽ tiếp tục tăng lượng nước tái chế và thu hồi lại, cũng sẽ tìm kiếm những công nghệ để tiết kiệm nước ở mỏ than này.

- Phục hồi đất

Alcoa được coi là công ty đi đầu trong phục hồi vùng mỏ tại bang Tây Úc và bangVictoria. Tại Tây Úc, Alcoa đã phục hồi 430,2 ha đất sau khi khai thác trong năm 2005. Mục tiêu chủ yếu của chương trình phục hồi là gây dựng lại hệ sinh thái rừng bạch đàn vốn có ở đây trước khi khai thác mỏ. Một cấu thành cơ bản của mục tiêu này là phục hồi 100% độ phong phú thực vật của rừng bạch đàn.

Khu vực phục hồi lại được kiểm tra sau 15 tháng để so sánh độ phong phú thực vật với các khu vực không có khai thác gần đó. Độ phong phú này thay đổi từng năm bởi điều kiện của các mùa trong năm làm ảnh hưởng đến mức độ gieo hạt trong lớp đất bề mặt và tỷ lệ mọc mầm. Kiểm tra cho thấy đạt được 96% độ phong phú thực vật trong khu vực khôi phục.

Khôi phục hệ động vật là một yếu tố quan trọng khác trong phục hồi hệ sinh thái. Kiểm tra hệ động vật tại khu vực phục hồi cho thấy 100% loài có vú, 90% loài chim và 78% loài bò sát đã đến định cư tại khu vực này. Alcoa cũng làm gia tăng tính đa dạng động vật bằng cách hỗ trợ và tiến hành nghiên cứu trong khu vực này.

Một yếu tố quan trọng khác đã thành công trong chương trình phục hồi vùng đất mỏ là liên kết với kế hoạch khai thác. Công việc khôi phục được giám đốc sản xuất điều hành, và mục tiêu là độ phong phú các hệ động thực vật được đưa vào mục tiêu sản xuất.

Từ khi bắt đầu khai thác năm 1963, Alcoa đã khôi phục được 12.594 ha ở Tây Úc và thu dọn 15.222 ha khác. Trong năm 2005, Alcoa khôi phục được 5,6 ha tại Anglesea. Kiểm tra sau 18 tháng khôi phục thấy độ phong phú thực vật cao hơn so với khu vực hoang không khai thác gần đấy.

Chương trình khôi phục Anglesea trong năm 2006 tập trung vào khu vực đã được khôi phục lần đầu hơn 20 năm trước, lần này trồng loại cây vốn không có ở đây. Khu vực này đã được thu dọn sạch và được khôi phục bằng cách sử dụng những kỹ thuật khôi phục mới, bao gồm chuyển đổi trực tiếp lớp đất bề mặt để kích thích sự nẩy mầm trở lại của thực vật bản địa.

Trong năm 2005, Chính quyền bang Victoria công nhận thành công của chương trình khôi phục mỏ Anglesea, trao phần thưởng Strzelecki cho thành công phát triển bền vững này. Chương trình Tây Úc được Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc và Hiệp hội quốc tế về khôi phục sinh thái công nhận là một trong những chương trình khôi phục sinh thái tốt nhất trên thế giới.

1.4.1.4 Cộng đồng Guinea

Tại Guinea, rất nhiều mỏ cát được khai thác để lấy cát xây nhà và các công trình xây dựng khác. Khai thác mỏ đã phá huỷ rừng ở đây và gây ra sự xói mòn đất, khai thác lộ thiên cũng rất nguy hiểm cho cả người lẫn súc vật. Nhiều tai nạn và tử vong đã xảy ra bởi những hố, rãnh khai thác này.

Cuối năm 2005, Quỹ Alcoa cung cấp vốn cho Hội Phụ nữ để khôi phục 10 ha mỏ cát. Trồng cây hạt điều tại mỏ khai thác cát trước đây không chỉ khôi phục hệ thực vật và BVMT mà còn đem lại thu nhập bền vững từ việc bán hạt điều.

1.4.1.5 Campuchia

Tháng 9 - 2006, BHP Billiton và Mitsubishi Corporation ký một thoả thuận thăm dò khoáng sản với Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Thoả thuận cho phép thăm dò bauxit và đánh giá tiềm năng để xây dựng một nhà máy luyện alumin ở nước này.

Cam kết trách nhiệm chủ yếu của nhà đầu tư là hỗ trợ cộng đồng địa phương về y tế, an toàn và môi trường. Cam kết này được thực hiện theo chuẩn mực quốc tế, kết hợp với các luật pháp và tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Trước khi tiến hành thăm dò, một đánh giá tác động xã hội và môi trường được nhà đầu tư thực hiện, có tham khảo ý kiến của cộng đồng địa phương, chính quyền và các tổ chức chính phủ. Bản nghiên cứu xác định được những thách thức như sau:

- Giảm thiểu rủi ro do bom mìn của chiến tranh để lại. Các nhóm chuyên gia tháo gỡ mìn phải giáo dục và nâng cao nhận thức về nguy hiểm do nổ bom mìn cho cộng đồng;

- Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế địa phương đối với cộng đồng nghèo, coi đây là một phần của chương tình bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu y tế;

- Hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ trong việc thực hiện chương trình giáo dục và huấn luyện về y tế, quản lý tài nguyên và nông nghiệp bền vững;

- Đem lại công ăn việc làm và huấn luyện tay nghề cho dân địa phương.

Từ đó, Dự án tiến hành đánh giá tác động môi trường và xã hội; bắt đầu tuyển người địa phương để huấn luyện; phối hợp chặt chẽ với Bộ Năng lượng và Mỏ (MIME), Bộ này cử các nhà địa chất công tác tại hiện trường và với Trung tâm Khai Mỏ Campuchia (CMAC) nhằm giảm các rủi ro đến mức tối thiểu. Cùng với cộng đồng triển khai các dự án chủ yếu:

- Hỗ trợ tháo gỡ bom mìn để làm giảm rủi ro và tổ chức đào tạo cho cả người ở trong và ngoài khu vực dự án ở tỉnh Mondulkiri. Trước đây, người địa phương tìm cách tháo gỡ bom mìn chưa nổ để đưa ra khỏi cộng đồng hoặc bán phế liệu, nghề nguy hiểm này đã dẫn tới những tai nạn nghiêm trọng. Tập huấn cảnh giới bom mìn của CMAC bao gồm loại trừ và tháo gỡ những bộ phận nguy hiểm đã làm rủi ro và nâng cao tính an toàn cho cộng đồng;

- Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận với y tế thông qua giáo dục và phát triển ý thức làm chủ thông qua tổ chức Health Net International giúp nâng cao chăm sóc sức khoẻ đối

với người dân, nâng cấp các trạm y tế vùng sâu, đào tạo đội ngũ y tế địa phương, cung cấp các thiết bị để tiếp cận và làm việc với các bộ tộc tiểu số vùng sâu;

- Bộ Giáo dục Campuchia chọn 139 trẻ em kém phát triển và mồ côi cho tham gia một dự án giáo dục, dự án này nhằm hướng cho các em tới một tương lai trở thành những thành viên của gia đình và cộng đồng ở tỉnh Mondulkiru;

- Với sự hỗ trợ tài chính cho Bunong Cultural Center, giúp đỡ các sinh viên, giáo viên, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương tiếp cận với một phòng máy tính, internet và thiết bị phục vụ hội họp và thiết bị cho lớp học. Các sinh viên học tại trường công nhưng sống tại ký túc xá của Village Focus International Dormitory. Nhà đầu tư giúp lương thực, tiện nghi, máy tính xách tay, nối mạng internet và thuê giáo viên cho các khoá học riêng.

- Thông qua Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch làm việc ở Campuchia để nâng cao dân trí, cung cấp nước sạch cho cộng đồng. Tập trung cung cấp thiết bị lọc nước an toàn, huấn luyện và cung cấp thiết bị lọc nước cho các gia đình và thông qua mạng lưới Hội Chữ thập đỏ để đào tạo tình nguyện viên, cùng tổ chức đào tạo y tế.

1.4.1.6 Jamaica

Công ty nhôm Jamalco hoạt động khai thác bauxite ở Mocho, Clarendon, Jamaca từ tháng 11 – 2003. Để hạn chế tác hại cho môi trường, Viện Bauxite Jamaica và Viện Inter – American về Hợp tác Nông nghiệp cùng hợp tác trong một dự án 5 năm phát triển nuôi dê thịt trị giá 3,3 triệu USD trên mảnh đất đã được khôi phục sau khi khai thác bauxit.

Mục tiêu của dự án là thúc đẩy ngành nông nghiệp được coi là một tiêu chí cho phát triển bền vững và đào tạo kỹ năng cần thiết để tạo ra nguồn thu nhập cho cư dân ở Mocho. Dê là nguồn cung cấp thịt quan trọng ở Jamaca, và phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu. Mỗi năm nước này nhập khoảng 4.500 tấn thịt dê trị giá 4 triệu USD. Nông dân được học cách chăn nuôi động vật và quay vòng đàn gia súc.

Bắt đầu từ 2001, dự án nuôi dê bao gồm 11 nông dân, 154 con dê và 15 ha đất đã được khôi phục. Sau đó thu hút thêm 34 nông dân trong năm 2005 khi mà dự án được chuyển giao cho cộng đồng tự điều hành để giúp cư dân duy trì hoạt động dưới hình thức hợp tác xã. Dự án này không chỉ cung cấp thịt mà còn sữa và phó mát dê cho cư dân.

1.4.1.7 Peru

Tháng 12 – 2006, Chính phủ Peru và ngành khai khoáng nước này thiết lập một chương trình đóng góp chung 5 năm, nhằm mục đích tăng cường sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp cho các chương trình xã hội ở những vùng nghèo khó nhất bằng hoạt động khai khoáng.

Công ty Mỏ Antaimina trở thành công ty đầu tiên ký một thoả thuận riêng biệt với chính quyền. Công ty đóng góp 3% lợi nhuận trước thuế vào Quỹ Khai khoáng Anymana. Với số tiền đóng góp ban đầu hơn 64 triệu USD, chiếm tới 40% tổng đóng góp của ngành khai khoáng giúp Quỹ hoạt động.

Công ty Antaimina sản xuất tinh quặng đồng và kẽm bằng công nghệ lộ thiên ở vùng Andes, tỉnh Huari, vùng Ancash, cách thủ đô Lima khoảng 270 km về phía Bắc. Tháng 2 - 2007, Antimana lập các uỷ ban đóng ở tỉnh Huaraz để tiếp nhận thông tin và

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)