Quản lý thuế:

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 42)

VI. Kết cấu của đề tài

1.4.2 Quản lý thuế:

1.4.2.1 Zambia

Zambia là một nước kém phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào ngành công nghiệp khai khoáng. Trước sức ép phát triển, Chính phủ nước này đã sử dụng chính sách thuế ưu đãi đối với lĩnh vực này, cụ thể:

Thuế tài nguyên khoáng sản được tính dựa trên tổng giá trị của khoáng sản sản xuất của các khoáng chất theo giá fob đã trừ chi phí xử lý, luyện kim, chế biến, bảo hiểm và vận chuyển từ khu vực khai thác đến nơi xuất khẩu, cảng giao hàng tại Zambia. Thuế tài nguyên có thể được trì hoãn nếu lợi nhuận của chủ sở hữu của một giấy phép khai thác mỏ quy mô lớn giảm xuống dưới không.

Thuế doanh nghiệp: Các nhà sản xuất dồng và coban bị đánh thuế 35% thu nhập chịu thuế trong khi khoáng sản khác và các mặt hàng phi truyền thống (ví dụ: không bao gồm đồng và coban) chịu mức 15%. Công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán Lusaka chịu mức 30% thu nhập chịu thuế.

Miễn giảm thuế: Mỗi dự án đầu tư khai thác, bao gồm cả giai đoạn khảo sát, được hưởng các khoản khấu trừ thuế thu nhập đối với những khoản chi sau đây:

- Chi phí vốn, được trừ 25% cho máy móc, nhà xưởng và xe cộ phục vụ sản xuất, 20% xe phi thương mại; 5% cho các tòa nhà công nghiệp.

- Chi phí khảo sát trong những trường hợp đặc biệt; - Chi phí khai thác trong những trường hợp đặc biệt; - Chi phí khai thác cho một mỏ không sản xuất;

- Chi phí khai thác phát sinh tại một mỏ sản xuất không thường xuyên gần hết thời gian khai thác;

- Miễn giảm các khoản phụ phí khác;

- Nhà đầu tư có giấy phép khai thác được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, hải quan và thuế VAT đối với tất cả các máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động thăm dò khai thác mỏ.

Với chính sách thuế ưu đãi đối với khai khác khonagrs sản như vậy, dễ hiểu vì sao Zambia là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong lĩnh vực khai khoáng trên khắp thế giới. Bên cạnh những lợi ích kinh tế do công nghiệp khai khoáng mang lại,

nước này cũng đang nhanh chóng phải đối mặt với sự cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

1.4.2.2 Úc

Luật thuế khai thác khoáng sản hiện hành của Chính phủ Liên bang Australia vừa được áp dụng tỏng năm 2012 cho ngành khai thác quặng sắt, than và dầu mỏ. Theo đó, các doanh nghiệp phải đóng 30% thuế khai thác khoáng sản khi lợi nhuận đạt 75 triệu đô-la và phải đóng thuế mức cao nhất theo luật định khi lợi nhuận đạt 125 triệu đô-la. Ước tính có khoảng 20-30 doanh nghiệp khai khoáng Australia sẽ phải đóng thuế này ở mức cao nhất.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống còn 29% và người lao động cũng được đảm bảo chi trả quỹ lương hưu ở mức 12% trong năm 2019-2020 (hiện nay, tỉ lệ này là 9% đối với khối doanh nghiệp). Dự tính thuế khai thác khoáng sản sẽ giúp chính phủ Australia tăng thu ngân sách từ 7.7-8 tỉ đô-la trong hai năm đầu tiên.

Bộ trưởng Ngân khố Liên bang Australia Wayne Swan cho biết thuế khai thác khoáng sản mang lại lợi ích cho quốc gia. Chính phủ sẽ có thêm nguồn thu ngân sách để bù đắp những khoản thất thu thuế từ các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và gia tăng quỹ lương hưu cho người dân.

Có thể thấy rất rõ quan điểm của chính phủ nước này, đó là các doanh nghiệp hưởng lợi từ khai thác tài nguyên quốc gia sẽ phải đóng góp nhiều hơn và ngày càng cao để bù vào những thiệt hại mà họ gây ra cho đất nước.

1.4.2.3 Philippines

Chính phủ Philippines vừa tuyên bố sẽ nâng thuế khai thác đối với việc khai khoáng của các công ty nước ngoài. Tương tự nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Philippines là quốc gia có trữ lượng tài nguyên địa chất vào loại nhiều nhất thế giới. Ước tính, Philippines xếp thứ 3 thế giới về trữ lượng đồng, Quốc gia này cũng có rất nhiều mỏ vàng, niken và kẽm. Đây hiện cũng đang là một trong những quốc gia có thị trường nóng nhất thế giới, gần bằng với Trung Quốc.

Hiện tại, Philippines đang chuẩn bị điều chỉnh tăng thuế đối với các dự án khai thác khoáng sản, nhằm tăng cường chất lượng của ngành công nghiệp và thu thêm tiền về cho chính phủ. Quy định mới cũng sẽ loại bỏ những ưu đãi thuế mà các doanh nghiệp nước ngoài được hưởng trước đây khi tiến hành khai thác tại Philippines.

Cesar Purisima, Bộ trưởng Tài chính của Philippines phát biểu,Luật khai thác khoáng sản của Philippines hiện vẫn còn quá tự do so với các quốc gia khác trên thế giới như Australia hay Canada. Chúng tôi đang cố gắng duy trì việc bảo vệ môi trường trong khi khai thác cũng như tăng cường các khoản thu cho chính phủ. Điều này sẽ giúp chúng tôi đầu tư nhiều hơn vào việc bảo vệ môi trường, giáo dục và đào tạo.”

Bất chấp việc các doanh nghiệp nước ngoài tại Philippines tỏ ra không đồng tình và cho rằng quy định mới sẽ ảnh hưởng tới việc mở rộng các mỏ mới, ông Purisima khẳng định, dù quyết định này sẽ có thể gây ra một số tác động tiêu cực ngắn hạn cho ngành công nghiệp khai khoáng của Philippines, nhưng quốc gia này hiện đang hướng tới những mục tiêu dài hạn hơn và vẫn “ủng hộ việc khai khoáng”.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)