5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý
Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Kiểu tổ chức quản lý này vừa phát huy quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên vừa tranh thủ sự tham mưu cố vấn hỗ trợ từ các phòng ban.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý công ty 2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp và trong cùng một thời gian công ty có thể thực hiện nhiều công trình khác nhau nên các phòng ban, tổ đội được phân công theo chỉ đạo và điều hành của từng công trình theo quy trình tổ chức như sau:
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất tại công trường
PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN Công trường Xưởng cơ khí mộc Mỏ khai thác đá Trạm bê tông Trạm kinh doanh VLXD HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH CHỈ HUY TRƯỞNG ( TRƯỞNG TRẠM ) KỸ THUẬT VẬT TƯ AN TOÀN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
2.1.3.3. Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2009 – 2012 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2009 đến 2012 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2009 đến 2012
CHỈ TIÊU Đ.vị tính 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng (giảm) BQ (%) DOANH THU Tr.đồng 56.134 78.407 69.404 68.248 6,73 Trong đó - Công trình xây lắp - Bê tông - Đá Granite Tr.đồng 35.768 15.050 5.316 60.189 11.487 6.731 53.279 10.101 6.024 52.257 9.625 6.402 13,47 -13,84 6,39 TỔNG NGUỒN VỐN BÌNH QUÂN Tr.đồng 32.907 41.770 48.174 49.006 14,20 VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN Tr.đồng 7.354 9.521 10.540 10.945 14,17 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ Tr.đồng 1.696 2.511 2.087 886 -19,46
LỢI NHUẬN SAU THUẾ Tr.đồng 1.304 1.867 1.681 627 -21,66
LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN
(NV chính thức) Người 720 820 936 936 9,14
THU NHẬP BÌNH QUÂN
(NV chính thức) Trđ/người-T 2,105 2,5 3,1 3,3 16,17
Đóng góp ngân sách Tr.đồng 2.580 3.303 3.285 3.276 8,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty và tính toán của tác giả)
Qua nguồn số liệu từ bảng 2.1 của chỉ tiêu cho ta cái nhìn tổng quan về hoạt động của công ty qua 4 năm như sau:
Doanh thu của công ty về Công trình xây lắp và Đá granite qua các năm có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân 6,73%, tuy nhiên doanh thu mặt hàng Bê tông tươi lại giảm do công ty chủ động giảm lĩnh vực này vì bị chiếm dụng vốn lâu, đây cũng là khó khăn của ngành xây dựng hiện nay. Tổng nguồn vốn của công ty tăng các năm với tốc độ tăng bình quân 14,20%, trong đó vốn chủ sở hữu tăng khá mạnh qua 4 năm tăng bình quân 14,17%. Kết quả kinh doanh từ năm 2009 đến năm 2010 ngày càng tốt khi lợi nhuận trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp đều tăng đều qua các năm và tăng mạnh trong năm 2010, nhưng lại sụt giảm mạnh vào năm 2012. Số lượng lao động tăng qua các năm và công
ty đã cải thiện đáng kể thu nhập của lao động. Thu nhập trung bình năm 2009 chỉ từ 2,105 triệu đồng thì đến năm 2012 thu nhập trung bình của lao động đã tăng 3,3 triệu đồng. Đây là một đóng góp đáng kể của công ty đối với xã hội, giúp phần nào cải thiện đời sống của công nhân viên của công ty. Việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước cũng tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 8,2%.
2.1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty.
a) Những thuận lợi
- Công ty năm trên địa bàn thành phố Nha Trang, đây là thành phố du lịch có tốc độ xây dựng ngày càng cao, đây là lợi thế để công ty đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng
- Mối quan hệ và uy tín của công ty với khách hàng ngày càng cao, phát huy được chức năng xây dựng công trình lớn đạc biệt là các công trình thuộc ngân sách nhà nước trong tỉnh đưa tỷ trọng giá trị hợp đồng công trình ngày càng nhiều hơn.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo công ty có năng lực cao trong điều hành quản lý, đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty có chuyên môn tốt phục vụ cho quá trình haotj động của doanh nghiệp
- Công ty đã xây dựng được kế hoạch phát triển hàng năm cho mình.
b) Những khó khăn
- Sự khó khăn chung của nền kinh tế ảnh hưởng tới việc đầu tư làm cho ngành xây dựng trong những năm qua bị chững lại, công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa cũng gặp không ít khó khăn.
- Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty cùng ngành trong đấu thầu công trình. - Công tác thi công phụ thuộc vào số lượng công trình, giá trị công trình. Công việc xây lắp mang tính chất thời vụ do vậy vấn đề giải quyết việc làm cho công nhân viên gặp khó khăn.
- Tình trạng thiếu vốn từ các công trình làm cho tiến độ thanh toán đối với công ty chậm.
- Giá cả nguyên vật liệu và các dịch vụ luôn biến động tăng làm cho giá vốn hàng bán bị đẩy lên ảnh hưởng không nhỏ tới việc đấu thầu công trình.
c) Phương hướng phát triển trong thời gian tới
- Xây mới lại văn phòng và giới thiệu sản phẩm xây dựng nhằm tạo nơi làm việc ổn định cho cán bộ công nhân viên. Xắp xếp bộ máy tổ chức hợp lý, đồng thời
đào tạo lao động nhằm nâng cao tay nghề và chuyên môn người lao động, tạo lợi thế về cạnh canh nhân lực.
- Đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho việc xây lắp thi công theo hình thức công ty bỏ vốn đầu tư sau đó bàn giao cho đội quản lý sử dụng và trừ dần vào công trình mà đội thi công.
- Rà soát lại số thiết bị hiện có nhưng ít sử dụng, lạc hậu về kỹ thuật có kế hoạch thanh lý đồng thời lập dự án đầu tư thêm thiết bị phục vụ cho thi công công trình lớn hơn.
- Về hoạt động xây lắp công trình, tiến hành đấu thầu các công trình với giá cả hợp lý, có hiệu quả. Nâng cao chất lượng, công tác thầu không dàn trải mà tập trung để đảm bảo tiến độ, chất lượng, nâng cao uy tín của công ty.
- Về hoạt động sản xuất bê tông vật liệu xây dựng khai thác đá, phát huy tối đa công suất trạm trộn, có kế hoạch nâng cao năng suất, phát triển thêm quy mô bê tông tươi trong lĩnh vực xây dựng đường, cầu, bến cảng.
2.2. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng khánh hòa qua 4 năm 2009-2012 qua 4 năm 2009-2012
2.2.1. Phân tích tình hình tài chính của công ty 2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng 2.2. Tình hình biến động và kết cấu tài sản Đvt: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU GT % GT % GT % GT % GT % GT % GT % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 36.389 93,0 38.813 87,4 45.883 88,3 40.744 88,4 2.424 6,7 7.070 18,2 -5.139 -11,2
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 8.495 21,7 5.481 12,3 7.965 15,3 2.352 5,1 -3.014 -35,5 2.484 45,3 -5.613 -70,5
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4.000 942 2,1 0,0 -942 -100,0
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 15.513 39,6 16.089 36,2 20.080 38,7 22.862 49,6 576 3,7 3.991 24,8 2.782 13,9
1. Phải thu của khách hàng 10.469 26,7 10.005 22,5 15.387 29,6 11.941 25,9 -464 -4,4 5.382 53,8 -3.446 -22,4
2. Trả trước người bán 1.363 3,5 1.852 4,2 934 1,8 2.826 6,1 489 35,9 -918 -49,6 1.892 202,6
3. Các khoản phải thu khác 3.681 9,4 4.581 10,3 4.250 8,2 8.586 18,6 900 24,4 -331 -7,2 4.336 102,0
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -349 -0,8 -491 -0,9 -491 -1,1 -349 -142 40,7 0
IV. Hàng tồn kho 8.381 21,4 16.063 36,2 17.826 34,3 15.518 33,7 7.682 91,7 1.763 11,0 -2.308 -12,9
1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 178 0,5 90 0,2 291 0,6 251 0,5 -88 -49,4 201 223,3 -40 -13,7
2. Công cụ, dụng cụ tồn kho 43 0,1 28 0,06 14 0,03 11 0,0 -15 -34,9 -14 -50,0 -3 -21,4
3. Chi phí SXXD dở dang 8.160 20,8 15.945 35,9 17.521 33,7 15.256 33,1 7.785 95,4 1.576 9,9 -2.265 -12,9
V. Tài sản ngắn hạn khác 0,0 239 0,5 12 0,0 12 0,0 -227 0 0,0
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2.750 7,0 5.588 12,6 6.064 11,7 5.321 11,6 2.838 103,2 476 8,5 -743 -12,3
I. Tài sản cố định 2.669 6,8 5.518 12,4 6.055 11,7 5.321 11,6 2.849 106,7 537 9,7 -734 -12,1
II. Tài sản dài hạn khác 81 0,2 70 0,2 9 0,0 0,0 -11 -13,6 -61 -87,1 -9 -100,0
TỔNG TÀI SẢN 39.139 100 44.401 100 51.947 100 46.065 100 5.262 13,4 7.546 17,0 -5.882 -11,3
Qua 4 năm từ 2009 – 2012, ta thấy tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng mạnh trong 3 năm (từ 39.139 triệu đồng năm 2009 lên 51.946 triệu đồng năm 2011), riêng năm 2012 giảm xuống còn 46.065 triệu đồng (Bảng 2.2). Sự tăng trưởng của tổng tài sản trong 3 năm 2009 đến 2011, chứng tỏ công ty đang đầu tư trong việc hoạch định bước đi để phát triển, năm 2012 chương tình hình chung của nền kinh tế và ngành xây dựng gặp khá nhiều khó khăn nên công ty đã giảm đầu tư để các khoản TSNH và TSCĐ . Ta sẽ phân tích cụ thể hơn về từng tiểu mục tài sản như sau:
Tài sản ngắn hạn (TSNH): TSNH chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản (luôn > 85%) vì thế chi phối sự tăng giảm của tổng tài sản(TTS). Trong 3 năm liên tiếp 2009 - 2011, công ty mạnh dạn đầu tư vào TSNH (năm 2009 đầu tư vào TSNH là 36.389 triệu đồng, đến năm 2011 lên đến 45.833 triệu đồng), chính điều này đã làm tổng tài sản tăng trưởng. Góp phần vào sự sụt giảm nhanh chóng của TSNH năm 2012 chủ yếu là từ 2 khoản mục: tiền và các khoản tương đương tiền giảm 70,5% năm 2012 so với năm 2011 và hàng tồn kho giảm 12,9% năm 2012 so với năm 2011.
Giá trị TSNH lớn nhất trong 3 năm 2009 – 2011 là năm 2011 thì TSNH cũng gia tăng lên tới 45.883 triệu đồng.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Do đặc điểm của các DN ngành xây dựng là bán hàng trả chậm nên các khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng vốn (các khoản phải thu của công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa luôn chiếm trên 35% trong cơ cấu TTS). Trong đó phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu ( phải thu của khách hàng luôn chiếm trên 55% các khoản phải thu) và giá trị của khoản mục này có xu hướng tăng qua các năm từ 2009 đến 2011, tăng mạnh nhất là năm năm 2011 với giá trị là 15.387 trđ. Năm 2012 mặc dù khoản phải thu của khách hàng giảm so với năm 2011 nhưng các khoản phải thu khác tăng khá lớn là do công ty đã tạm ứng cho đội xây dựng vượt quá 80% giá trị công trình ( theo quy định các đội xây dựng được ứng 80% giá trị thi công nếu ứng quá phải chịu lãi vay). Công ty đã nỗ lực trong việc thu hồi nợ, hạn chế việc tồn đọng vốn do bị các DN khác chiếm dụng tuy nhiên đặc thù của ngành xây dựng nói chung và tác động của khủng hoảng tài chính, nền kinh tế thế giới lâm vào khó khăn, nên các khoản phải thu của khách hàng qua các năm đều tăng.
Hàng tồn kho: Qua 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011, lượng hàng tồn kho của công ty tăng từ 21,4% lên đến 34,3% trong tổng cơ cấu vốn. Điều này cho thấy
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm trên tương đối phát triển. Tuy nhiên với đặc thù là một công ty xây dựng nên hàng tồn kho của công ty chủ yếu nằm ở chí phí sản xuất xây dựng dở dang ( chiếm trên 97% giá trị hàng tồn kho). Chi phí sản xuất xây dựng dở dang tăng qua cac năm 2009 -2011, cụ thể năm 2009 là 8.160 triệu đồng thì đến 2011 đã tăng lên 17.521 triệu đồng và giảm xuống 15.256 triệu đồng vào năm 2012. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do tình hình kinh tế nói chung trong và ngoài nước đang gặp khó khăn, công trình xây dựng của công ty không kết chuyển tài chính kịp thời từng giai đoạn của công trình dẫn tới tiến độ thi công cả công trình chậm so với dự kiến, bên cạnh đó cũng có một số công trình mà bên chủ đầu tư gặp khó khăn về vốn nên việc giải ngân cho công trình không kịp thời. Như vậy hàng tồn kho của công ty qua các năm tăng lên chủ yếu là do các công trình xây dụng dở dang. Vấn đề chính là do việc quản lý tài chính của công ty còn hạn chế và tình hình khó khăn chung của ngành xây dựng, của nền kinh tế.
Tài sản dài hạn: trong suốt 3 năm 2009 đến 2011, tài sản dài hạn của công ty tăng mạnh cả về giá trị lẫn tỷ lệ. Năm 2009 chỉ có 2.750 triệu đồng đến cuối năm 2011 đã tăng lên 6.064 triệu đồng, tăng thêm 3.314 triệu đồng tương ứng 120,51%. Sang năm 2012 do tình hình kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng gặp nhiều khó khăn nên công ty đã không đầu tư thêm nữa vào TSCĐ. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động TSDH là việc tăng mạnh tài sản cố định như xây dựng nhà cửa, mua sắm phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý…
Khoản mục TSCĐ: có tốc độ tăng từ năm 2009 đến 2011 giảm dần từ chỗ đầu tư mạnh vào năm 2010 tăng 2.838 tương ứng tăng 103,2% so với năm 2009 thì đến năm 2011 tốc độ tăng chỉ còn tăng 476 triệu đồng tương ứng tăng 8,5% và đến năm 2012 công ty đã không đầu tư thêm vào TSCĐ nữa. Điều đáng chú ý là sự tăng trưởng của TSCĐ chủ yếu là do công ty tập trung đầu tư cho TSCĐ hữu hình (cụ thể là đầu tư vào nhà cửa, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị lên đến 3.306 triệu đồng năm 2010 và 5.034 triệu đồng năm 2011).
Bên cạnh sự biến động TSCĐ thì các khoản mục khác trong tài sản dài hạn có tăng giảm qua các năm nhưng với với tỷ trọng không đáng kể nên không ảnh hưởng lớn đến xu hướng tăng tài sản dài hạn và đầu tư dài hạn.
Qua biến động Tổng Tài Sản 4 năm, ta nhận thấy công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa chưa tạo được bước tăng trưởng mạnh mẽ (TTS tăng trưởng bình quân qua 4
năm khiêm tốn 10,6%). Công ty đã có những chính sách khá đúng đắn để thích nghi với sự biến động của thị trường như: giãn nợ cho khách hàng, giảm HTK khi nền kinh tế suy thoái …Tuy nhiên do tình hình khó khăn của ngành kinh tế và ngành xây dựng hiện nay các công trình chậm vốn làm cho các khoản phải thu của công ty tăng lên hàng năm dẫn tới việc sử dụng vốn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh trong ngắn hạn của công ty bị giảm sút và khả năng tăng trưởng của Tổng Tài sản cũng vì thế mà giảm theo.
Công ty cũng chú ý đầu tư vào các khoản mục làm tăng TSCĐ phục vụ sản xuất kinh doanh như: nhà xưởng kiến trúc, đầu tư máy móc -thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý. Ngoài ra việc giảm mạnh tỷ trọng đầu tư TSNH trong khi tỷ trọng các khoản phải thu (chủ yếu từ các khoản phải thu của khách hàng) lại tăng cho thấy khả năng quản lý tài chính của công ty đã và đang gặp khó khăn. Đây cũng là xu hướng chung của ngành xây dựng tại thời kỳ hiện tại.
Nhưng khi phân tích đến số liệu năm 2012 ta nhận thấy được chiến lược phát triển dài hạn của công ty rõ ràng hơn. Với việc chủ động giảm sự đầu tư ngày càng