Phân tích đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuât kinh doanh tại công ty cổ phân xây dựng khánh hòa (Trang 111)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.2.2.2.Phân tích đòn bẩy tài chính

Từ số liệu liên quan ta lập bảng ảnh hưởng của đòn bẩy lên lợi nhuận khi công ty sử dụng vốn vay qua các năm 2009 đến 2012

Bảng 2.39 Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

I: Tính lợi nhuận trước thuế và lãi vay

1. Doanh thu 56.400 79.272 70.134 69.773

2. Tổng chi phí cố định 10.241 13.901 11.799 11.684

3. Tổng chi phí biến đổi 44.464 62.815 56.247 57.286

4. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh 54.705 76.716 68.046 68.970 5. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

(EBIT) 1.695 2.511 2.087 1.132

II: Tính EPS trong TH không sử dụng vốn vay

1. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

1.695 2.511 2.087 1.132

2. Lãi tiền vay 0 0 0 0

3. Lợi nhuận trước thuế 1.695 2.511 2.087 1.132

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 392 644 406 240

5. Lợi nhuận sau thuế 1.303 1.867 1.681 893

6. Số lượng cổ phiếu thường 793.300 793.300 793.300 985.635

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) 0,0016 0,0024 0,0021 0,0009 III: Tính EPS trong TH có sử dụng

vốn vay

1. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)

1.695 2.511 2.087 1.132

2. Chi phí lãi vay 0 0 0 329

3. Lợi nhuận trước thuế 1.695 2.511 2.087 804

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 392 644 406 240

5. Lợi nhuận sau thuế 1.303 1.867 1.681 564

6. Số lượng cổ phiếu thường 793.300 793.300 793.300 793.300

Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) 0,0016 0,0024 0,0021 0,0007

Phần trăm thay đổi EBIT (%) 0 0 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần trăm thay đổi EPS (%) 0 0 0 -36,84

DFL 1 1 1 1,049

( Nguồn: Tổng hợp báo cáo của công ty và tính toán của tác giả)

Ta nhận thấy từ năm 2009 – 2011 công ty không sử dụng vốn vay để hoạt động, chỉ đến năm 2012 công ty mới phải sử dụng vốn vay. Vì vậy ta chỉ có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay so với không sử dụng vốn vay trong năm 2012.

Từ việc phân tích EBIT và EPS trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụng vốn vay, sau đó đối chiếu so sánh với số liệu thực tế của công ty chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Nhìn chung tình hình sử dụng vốn vay của công ty năm 2012 chưa hiệu quả. Năm 2012 công ty sử dụng nguồn vốn vay do nếu sử dụng vốn vay thì EPS giảm là 36,84%, thấp hơn EBIT là 0% so với khi không sử dụng vốn vay. Cụ thể, nếu không dùng vốn vay, công ty có thể đạt EPS là 900 đồng, trong khi đó công ty sử dụng vốn vay để hoạt động kinh doanh thì EPS chỉ đạt 700 đồng. Như vậy trước tình hình khó khăn của ngành xây dựng trong những năm vừa qua, việc sử dụng vốn vay để kinh doanh của công ty chưa thực sự hiệu quả. Đây là bài toán khó khăn trong thời điểm hiện tại về tài chính đối với công ty nếu không sử dụng vốn vay thì sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh doanh vì khó khăn chung của nền kinh tế, còn nếu sử dụng vốn vay cũng gặp rủi ro cao.

Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL – Degree of Financial Leverage). Mức độ của đòn bẩy tài chính = (tỉ lệ thay đổi EPS)/(tỉ lệ thay đổi EBIT)

Hay DFL = EBIT: (EBIT- I)

- Năm 2012: DFL = 1.133 : ( 1.133 – 329) = 1,409

Điều đó có nghĩa là: Năm 2012 lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là 1.132 triệu đồng thì nếu công ty thay đổi 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi 1,409%. Như vậy ta thấy năm 2012 là năm có độ bẩy tài chính khá cao, nhưng với tình hình khó khăn chung của ngành xây dựng và nền kinh tế thì đây có thể coi là một rủi ro lớn của công ty trong việc sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuât kinh doanh tại công ty cổ phân xây dựng khánh hòa (Trang 111)