Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuât kinh doanh tại công ty cổ phân xây dựng khánh hòa (Trang 118)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.2.3.3.Những hạn chế và nguyên nhân

- Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, luôn nằm trong khoản 40% đến 45% tổng tài sản. Thực tế, trong những năm gần đây, với tình hình tài chính thế giới gặp nhiều khó khăn, khách hàng của công ty

cũng nằm trong vòng quay đó và để giữ khách hàng, tạo mối quan hệ lâu dài, hỗ trợ khách hàng trong kinh doanh nên công ty đã áp dụng chính sách kéo giãn thời gian nợ nên khoản phải thu luôn ở tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Nhưng đây là một hạn chế và là một rủi ro lớn về tài chính nếu như việc thu hồi nợ gặp khó khăn, đồng thời nó cũng làm tăng chi phí thu hồi nợ của công ty.

- Hàng tồn kho mà chủ yếu là chi phí sản xuất xây dựng dở dang chiếm tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng tăng qua các năm. Việc để chí phí sản xuất xây dựng dở dang nhiều là do: công ty đã không quản lý chặt các đội xây dựng làm cho các đội xây dựng không quyết toán kịp thời các công đoạn công trình dẫn tới tiến độ công trình chậm, mặt khác cũng một phần do khó khăn nền kinh tế, nhà nước cắt giảm đầu tư công nên một số công trình chưa kịp giải ngân.

- Ngoài những hạn chế trên, công ty còn gặp một số khó khăn trong sản xuất kinh doanh như:

+ Về công tác đầu tư

Công ty có quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mới chỉ ở mức độ cầm chừng, việc đầu tư đổi mới máy móc công nghệ hiện đại vẫn khá hạn chế. Với lĩnh vực xây dựng của công ty là công ty xây dựng các công trình, muốn đáp ứng được các công trình lớn đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn cho công trình vì thế công ty cần chú trọng hơn trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các công trình lớn, nâng cao năng lực sản xuất của đơn vị tạo lợi thế cạnh tranh.

+ Về tình hình sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài

Công ty đã không sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài từ năm 2009 -2011. Trong tình hình này đây thật sự là một điểm mạnh về khả năng tự chủ của mình, nhưng năm 2012 công ty đã phải vay nợ để hoạt động cho thấy hoạt động kinh doanh bắt đầu gặp khó khăn, bởi vì trong lúc nền kinh tế suy thoái thì khi sử dụng đòn bẩy tài chính trong thời điểm này sẽ gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp.

+ Về khả năng sinh lời

Công ty đã nỗ lực trong hoạt động của mình tăng doanh thu nhưng trước khó khăn của nền kinh tế khả năng sinh lời còn rất hạn chế. Lợi nhuận đạt được chưa tương xứng. Do đó để nguồn vốn của công ty được sử dụng thật sự có hiệu quả, công ty cần nâng cao mức lợi nhuận này tức là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng một số biện pháp như:

− Giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí vì tỷ trọng giá vốn trong doanh thu hiện còn rất cao.

− Nâng cao năng lực sản xuất, tìm kiếm các công trình lớn an toàn.

Kết luận chương 2

Chương này nêu khái quát tổng quan về công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa và trình bày kết quả phân tích tình hình tài chính và sử dụng hệ thống đòn bẩy để phân tích kết quả kinh doanh tại công ty. Từ đó cho ta những nhận xét đánh giá chung về tình hình tài chính trong công ty về: kết cấu tài sản và nguồn vốn; tình hình thanh toán và khả năng thanh toán; hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời chương này cũng đưa ra những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý tài chính của công ty.

Chương tiếp theo đưa ra các giải pháp của tác giả nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty của công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

XÂY DỰNG KHÁNH HÒA 3.1. Quản trị các khoản phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ công ty khi một phần hoặc công trình đã hoàn thành nhưng chưa thanh toán cho công ty. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không cho nợ thì sẽ đánh mất cơ hội có công việc làm, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu cho nợ quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, công ty cần có chính sách kinh doanh phù hợp.

Đối với công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa các khoản phải thu của công ty phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, năng lực của nhà đầu tư, chất lượng công trình và chính sách kinh doanh của công ty. Các yếu tố mang tính chất khách quan như tình hình kinh tế, đánh giá năng lực nhà đầu tư cũng có một phần nào đó phụ thuộc vào sự phân tích thì yếu tố về chính sách kinh doanh là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của công ty.

Qua phân tích chương 2, cho thấy các khoản phải thu ngắn hạn của công ty trong thời gian qua chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng.

Bảng 3.1. Bảng theo dõi các khoản phải thu của khách hàng theo tuổi nợ một số công trình tính đến 31/12/2012 Tên khách hàng Tổng cộng Số tiền quá hạn Tỷ lệ nợ (%) Hạn thanh toán Thời gian quá hạn

1 Ban QLDA Các CTXD Cam Lâm 1.730 300 17,3 8/2012 4 tháng 2 Công ty CPPT Nhà và đô thị 406 129 31,8 10/2012 2 tháng 3 Công ty TNHH Thái Sơn 831 241 29,0 4/2012 8 tháng 4 Công ty CP XD và TM Hưng Phát 384 234 60,9 12/2011 12 tháng 5 Công ty đầu tư XD và TM Thái 2.352 802 34,1 9/2012 4 tháng 6 Công ty TNHHH Bộ TM TP 161 161 100,0 12/2011 12 tháng 7 Công ty TNHH Mai Long 401 301 75,1 12/2011 12 tháng 8 Công ty TNHH Đồng Phát 166 85 51,2 12/2011 12 tháng 9 Công ty TNHH Nhân Hòa 2.174 924 42,5 11/2012 1 tháng 10 Công ty TNHH Quốc Nguyên 1.236 31 2,5 12/2011 12 tháng 11 Công ty TNHH Vũ Hà 411 54 13,1 12/2012 Chưa thanh toán 12 Công ty Thiết kế ADC 156 146 93,6 12/2011 12 tháng 13 Công ty TNHH Tùng Nguyên 1.557 399 25,6 12/2011 12 tháng 14 Công ty xây lắp - Phương 186 55 29,6 8/2012 4 tháng 15 Công ty TNHH A và T 141 141 100,0 12/2011 12 tháng

16 Công ty TNHH XD Việt Gia Phát 358 169 47,2 11/2012 1 tháng 17 Công an Tỉnh Khánh Hòa 936 857 91,6 12/2012 Chưa thanh toán 18 Công ty CP DV vận tải ô tô 219 219 100,0 12/2011 12 tháng 19 Công ty CP Phú Minh Trọng 108 108 100,0 12/2011 12 tháng 20 Công ty CP XD PT Nông thôn 139 104 74,8 12/2011 12 tháng 21 Công ty CP XL và VL Xây dựng 991 991 100,0 12/2011 12 tháng 22 Công ty FLD - Việt Nam 284 284 100,0 12/2011 12 tháng 23 Công ty LD TNHH kho XD 2.417 673 27,8 10/2012 2 tháng 24 Công ty TNHH Như Thủy 204 47 23,0 11/2012 1 tháng 25 Công ty TNHH TM và SX Sơn 1.034 363 35,1 11/2012 1 tháng 26 Công ty TNHH đá granite - Đông 1.007 298 29,6 7/2012 5 tháng 27 Công ty xăng dầu Phú Khánh 663 41 6,2 10/2012 2 tháng 28 Cục thuế Tỉnh Khánh Hòa 3.609 247 6,8 12/2012 Chưa thanh toán 29 Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh 451 92 20,4 12/2012 Chưa thanh toán 30 Phân viện QH và TK No Miền 177 127 71,8 12/2012 Chưa thanh toán 31 Phòng GD thành phố 1.193 441 37,0 12/2012 Chưa thanh toán 32 Sở văn hóa thể thao 555 17 3,1 12/2012 Chưa thanh toán 33 Trung tâm quản lý Nhà và đất 156 46 29,5 12/2012 Chưa thanh toán 34 Tổng công ty Khánh Việt 4.721 1.916 40,6 12/2012 Chưa thanh toán 35

Các công trình khác có vốn

dưới 100 triệu 1.924 898 46,7 12/2012

Chưa thanh toán

Tổng cộng 33.438 11.941 35,7

(Nguồn: Chi tiết bản cân đối phát sinh công nợ năm 2012 )

Qua bảng 3.1 cho thấy các khách hàng phải thu của công ty chủ yếu là khách hàng từ xây lắp công trình. Nguyên nhân dẫn tới nợ đọng là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế,nhà nước giảm đầu tư công, nhiều nhà đầu tư thanh toán chậm, công trình xây dựng phát sinh thêm. Bên cạnh đó công ty đã áp dụng chính sách giãn thời gian nợ đối với khách hàng lâu năm mua đá Granite, bê tông tươi làm cho các khoản phải thu tăng lên.

Trong quá trình nghiên cứu tại công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa, tác giả đề xuất một số đề xuất mà công ty có thể áp dụng để ra quyết định trong quản trị các khoản phải thu.

Áp dụng biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản nợ phải trả của khách hàng, giá trị chiết khấu do công ty và khách hàng thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho công ty nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ, công ty tuy chịu thiệt một chút nhưng cũng sớm thu hồi được một phần vốn. Cụ thể nếu áp dụng chiết khấu thì EBIT giảm ( tỷ lệ EBIT giảm = Tỷ lệ CK(%) x Doanh thu áp dụng chiết khấu) đồng thời các khoản phải thu giảm nên chi phí cơ hội giảm, tổn thất rủi ro nợ khó đòi giảm, chi phí theo dõi nợ giảm. Từ đó công ty có thể so sánh giá trị EBIT giảm và tổng chi phí tổn thất để đưa ra quyết định chính sách chiết khấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thời điểm khó khăn hiện tại công ty cần xếp hạng tín dụng thương mại khách hàng. Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng thương mại, bộ phận tín dụng sẽ xây dựng chính sách bán chịu, xác định hạn mức tín dụng và điều khoản thanh toán tương ứng với từng khách hàng. Đối với các công ty ngành xây dựng thì thời gian thi công tương đối dài, do đó công ty cần thận trọng và cố gắng thương lượng với khách hàng bằng cách chia nhỏ các giai đoạn thanh toán. Cụ thể quy định thời gian nợ nhất định nếu quá hạn khách hàng phải chịu lãi quá hạn trên số nợ. Bên cạnh đó công ty cũng nên giảm giá cho khách hàng thanh toán tiền nhanh nhằm tăng tính cạnh tranh

Ngoài ra để quản trị tốt các khoản phải thu công ty cần nâng cao năng lực đấu thầu tìm hiểu kỹ năng lực nhà đầu tư về uy tín, khả năng thanh toán, nguồn vốn đầu tư. Một trong những biện pháp để công ty giảm thấp các khoản phải thu phát sinh khó đòi là công ty phải có những khách hàng có mức độ tín nhiệm cao. Khách hàng có mức độ tín nhiệm cao là những khách hàng tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thi công theo những phương án rõ ràng, đúng luật và đạt hiệu quả. Họ luôn duy trì hoạt động tài chính lành mạnh, và nhất là luôn chú ý và đảm bảo thanh toán nợ đúng thời hạn theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Cho dù lúc gặp khó khăn, trở ngại, họ cũng tìm đến công ty để bàn bạc cách giải quyết chứ không tìm cách né tránh việc thanh toán nợ. Với những kháchhàng như vậy, công ty cần tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thi công dự án. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái khi lựa chọn công ty là nhà thầu của mình, vì họ hiểu được là công ty có niềm tin với họ. Chính điều này sẽ giúp khách hàng gắn bó lâu dài với công ty. Trong cơ chế thị trường hiện nay, để có những khách hàng như vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghệ thuật lôi kéo họ. Tuy nhiên khi thực hiện các biện pháp lôi kéo khách hàng, việc đảm bảo yêu cầu vừa thu hút được nhiều khách hàng vừa đảm bảo được khả thu hồi được nợ phụ thuộc vào năng lực của công ty.

Để đảm bảo vừa có thể giữ được khách hàng vùa thu hồi hết các khoản nợ từ khách hàng và tiết kiệm chi phí, thì công ty nên thành lập bộ phận tín dụng bằng cách sử dụng các nhân viên từ các bộ phận kinh doanh, kế toán tài chính, bộ phận kỹ thuật quản trị. Công ty cần phải tiến hành công việc sau:

- Bộ phận kế toán có trách nhiệm thu thập thông tin về khách hàng và phân tích đánh giá khách hàng, đề xuất ban giám đốc duyệt hạn mức tín dụng, hạn thanh toán. Theo dõi nợ phải thu theo từng nhân viên kinh doanh, theo từng khách hàng, hối thúc

nhân viên kinh doanh đòi nợ. Trong trường hợp bộ phận kinh doanh không thể đòi được nợ thì bộ phận kế toán sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết như làm công văn nhắc nợ có tính lãi. Phân tích lưu chuyển tiền tệ định kỳ mỗi tháng một lần, tìm ra nguyên nhân kẹt vốn, từ đó đề xuất các giải pháp cho ban giám đốc để cải thiện dòng tiền.

- Bộ phận kinh doanh có trách nhiệm tiếp xúc trực tiếp khách hàng về cung cấp các thông tin ban đầu như giấy phép kinh doanh cho bộ phận kế toán, đàm phán với khách hàng về đề xuất hạn mức tín dụng về hạn thanh toán của từng khách hàng cho kế toán quản trị và ban giám đốc để xét duyệt. Do tính chất đặc biệt của ngành xây dựng nên các khoản phải thu của các công ty của ngành xây dựng không những thể hiện trên tài khoản phải thu từ khách hàng là tài khoản 131 mà cũng thể hiện trên tàii khoản sản phẩm kinh doanh dở dang là tài khoản 154. Chính vì vậy ngay sau khi ký hợp đồng bộ phận kinh doanh có nhiệm vụ đòi nợ khách hàng theo kế hoạch từ bộ phận kế toán. Đối với các khoản nợ gần đến hạn, bộ phận kinh doanh cần gưi thư cảm ơn khách hàng, mục đích là nhắc nhở khách hàng thanh toán đúng hạn. Đối với các khách hàng không có thiện chí trả nợ thì bộ phận kinh doanh sẽ chuyển cho bộ phận kế toán để đòi nợ.

- Bộ phận kỹ thuật phải làm kế hoạch thi công rõ ràng, cụ thể với khách hàng và cố gắng hoàn tất công trình đúng theo tiến độ hoặc càng sớm càng tốt và nhanh chóng ký biên bản nghiệm thu công trình với khách hàng. Sau đó chuyển các chứng từ gốc cho bộ phận kế toán để có thể tiến hành làm các hồ sơ thanh toán về đòi nợ nhanh nhất.

- Ban giám đốc căn cứ vào hồ sơ được đệ trình từ bộ phận kế toán đề xuất duyệt hạn mức tín dụng, hạn thanh toán cho từng khách hàng. Đề ra các chính sách động viên nhân viên thích hợp để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ. Một trong các giải pháp có thể mang lại hiệu quả tốt là chính sách trả lương theo phần trăm số tiên thu được từ khách hàng với điều kiện không được trễ hạn thanh toán.

3.2. Quản trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một phần quan trọng trong tài sản ngắn hạn và nằm ở nhiều khâu trong quá trình hoạt động của công ty. Một công ty xây dựng hàng tồn kho tồn tại dưới những hình thức như nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, công trình dở dang. Tác động tích cực của việc duy trì tồn kho là giúp cho công ty chủ động hơn trong hoạt động của mình. Tuy nhiên, duy trì hàng tồn kho cũng có mặt trái của nó. Đó là làm

phát sinh các chi phí liên quan đến tồn kho như chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do vốn đầu tư nằm trong hàng tồn kho. Do đó, quản trị hàng tồn kho cần giải

Một phần của tài liệu phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuât kinh doanh tại công ty cổ phân xây dựng khánh hòa (Trang 118)