Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuât kinh doanh tại công ty cổ phân xây dựng khánh hòa (Trang 66)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.2.1.3.3.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính gồm: tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu; tiền thu từ các khoản vay ngắn hạn, dài hạn; tiền chi trả vốn góp của chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính DN đã phát hành; tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay, cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu…

Bảng 2.10. Phân tích dòng tiền trong hoạt động tài chính

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012

A. Tổng tiền thu 0 4.288 0 2.187 5.522

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn

góp của CSH 0 3.301 0 500 0

2. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 0 987 0 1.687 5.522

B. Tổng tiền chi 3.324 3.352 1.119 3.367 5.887

1. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu,

mua lại cổ phiếu của DN đã phát hành 0 2.020 1.687 4.995

2. Tiền chi trả nợ gốc vay 3.324 987 1.680 892

3. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu 0 345 1.119

Lưu chuyển tiền thuần từ đầu tư -3.324 936 -1.119 -1.180 -365

Hoạt động tài chính chủ yếu của công ty trong những năm qua đó là hoạt động vay tiền, trả nợ vay và chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu. Nhìn chung lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính qua các năm đạt giá trị âm ngoại trừ năm 2009. Năm 2009 do công ty nhận thêm được vốn góp của CSH là 3.301 triệu đồng góp phần làm cho hoạt động tài chính có lưu chuyển tiền đạt giá trị dương. Các năm còn lại các khoản chi trả gốc vay, chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu luôn lớn hơn tiền vay nhận được nên đã làm dòng tiền bị âm. Thực tế cho thấy mặc dù công ty không trực tiếp vay nợ ngân hàng nhưng công ty lại thông qua sự vay nợ của các cổ đông cho đội xây dựng , chính vì vậy hàng năm công ty phải thu đội xây dựng chi trả nợ gốc vay cho các cổ đông.

2.2.1.4. Phân tích các tỷ số tài chính

2.2.1.4.1. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn và tài sản

a. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản

Tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn =

Tổng tài sản

Bảng 2.11. Tỷ suất đầu tư tsnh trên tổng tài sản

ĐVT: Triệu đồng 2010/2009 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 +(-) % +(-) % +(-) % TSNH 36.389 38.813 45.883 40.744 2.424 6,7 7.070 18,2 -5.139 -11,2 TỔNG TÀI SẢN 39.139 44.401 51.947 46.065 5.262 13,4 7.546 17,0 -5.882 -11,3

Tỷ suất đầu tư

TSNH (%) 92,97 87,41 88,33 88,45 -5,56 -5,98% 0,91 1,04% 0,12 0,14%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty và tính toán của tác giả)

Hình 2.4. Tỷ suất đầu tư TSNH trên tổng tài sản

92,97 87,41 88,33 88,45 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2009 2010 2011 2012 84,00 85,00 86,00 87,00 88,00 89,00 90,00 91,00 92,00 93,00 94,00

Từ bảng 2.11 và hình 2.4, ta thấy tỷ trọng đầu tư TSNH giảm trong năm 2010 và tăng lại từ năm 2011 đến năm 2012, cụ thể như sau:

Năm 2010: tỷ suất đầu tư TSNH là 87,41%, giảm so với năm 2009 là 5,98%. Năm 2010 là năm mà giá trị của tổng tài sản của công ty tăng 13,4% tương ứng 5.262 triệu đồng và TSNH cũng tăng nhưng tăng chậm hơn chỉ tăng 6,7%. Nguyên nhân chính của sự tăng chậm TSNH là công ty giảm mạnh việc đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 3.058 triệu đồng tương ứng giảm 76,5%, cộng với việc giảm khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, chính điều này đã làm cho tỷ suất đầu tư TSNH giảm mạnh trong năm 2010.

Năm 2011: tỷ suất đầu tư TSNH có xu hướng tăng, tỷ suất đầu tư TSNH là 88,33%, tăng 1,04% so với năm 2010. Tuy nhiên, khác với năm 2010 - việc tỷ suất đầu tư TSNH tăng chủ yếu bắt nguồn từ việc công ty tăng mạnh tỷ trọng đầu tư cho các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền; năm 2011công ty tăng cường đầu tư lại cho TSNH (TSNH tăng 18,2%), trong khi Tổng TS tăng trưởng thấp hơn (tăng 17%) làm cho tỷ suất đầu tư TSNH tăng.

Trong năm công ty đã nới lỏng chính sách thanh toán (các khoản phải thu tăng) để đẩy nhanh tiến độ công trình đã đấu thầu. Đây là động thái tốt trong thời điểm khó tạo được lòng tin nơi khách hàng, đồng thời giúp công ty giải quyết được dứt điểm một số công trình thi công từ đó có thể quyết toán tài chính với chủ đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2012: tỷ suất đầu tư TSNH tiếp tục tăng chậm trước tình hình thật sự khó khăn. Năm 2012, tất cả các khoản mục trong tài sản ngắn hạn đều giảm so với năm 2011. Tiền và tương đương tiền giảm 5.613 triệu đồng tương ứng giảm 70,5%; hàng tồn kho giảm 12,9% tương ứng 2.308 triệu đồng; riêng các khoản phải thu ngắn hạn tăng 2.782 triệu đồng tương ứng 13,9% nhưng tỷ trọng của nó trong TSNH rất lớn nên tỷ lệ gia tăng của nó ảnh hưởng lớn đến tổng tài sản ngắn hạn năm 2012. Cuối năm 2012, khoản phải thu của khách hàng của công ty là hơn 11.941 triệu đồng, phải thu khác hơn 8.586 triệu đồng. Các khoản phải thu này tập chung tại một số công trình nên mức độ rủi ro tài chính thấp hơn. Bên cạnh đó thì khoản tiền trả trước người bán cũng hơn 2.826 triệu đồng chủ yếu là các nguyên liệu thi công.

b. Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn

TSDH – các khoản phải thu DH

Tỷ suất đầu tư = x 100% Tổng tài sản

Bảng 2.12. Tình hình biến động TSCĐ và đầu tư dài hạn ĐVT: Triệu đồng 2010/2009 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 +(-) % +(-) % +(-) % TSDH (trừ) - Các KPT dài hạn 2.750 5.588 6.064 5.321 2.838 103,2 476 8,5 -743 -12,3 Tài sản cố định 2.669 5.518 6.055 5.321 2.849 106,7 537 9,7 -734 -12,1 Tài sản dài hạn khác 81 70 9 -11 -13,6 -61 -87,1 -9 -100,0 TỔNG TÀI SẢN 39.139 44.401 51.947 46.065 5.262 13,4 7.546 17,0 -5.882 -11,3

Tỷ suất đầu tư TSDH 7,03% 12,59% 11,67% 11,55% 0,056 79,1% -0,009 -7,2% -0,001 -1,0%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty và tính toán của tác giả)

Hình 2.5: Tỷ suất đầu tư

Từ bảng 2.12 và hình 2.5, ta thấy tỷ suất đầu tư TSDH có xu hướng tăng từ năm 2009 đến năm 2010 và giảm dần, đây trong các năm tiếp theo, cụ thể là:

Năm 2010: tỷ suất đầu tư TSDH là 12,59%, tăng 79,1% so với năm 2009. Tỷ suất đầu tư TSDH năm 2010 tăng mạnh là do công ty tăng mạnh đầu tư vào TSDH tăng 103,2%, trong khi đầu tư vào Tổng TS chỉ tăng 13,4%.

Nguyên nhân tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc của tỷ suất đầu tư TSDH năm 2010 chính là từ sự gia tăng mạnh của TSCĐ của công ty. Trong khi đầu tư TSCĐ khác giảm 13,6%, thì TSCĐ tăng 2.849 triệu đồng, tương đương tăng 106,7% so với năm 2009. Theo thuyết minh báo cáo tài chính năm 2010 công ty đầu tư nhà cửa, phương tiện vận tải cho khai thác mỏ đá

11,55% 11,67% 7,03% 12,59% 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2009 2010 2011 2012 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00%

Năm 2011: tỷ trọng đầu tư vào TSDH tiếp tục tăng, tăng 8,5% so với năm 2010 cũng chủ yếu từ đầu tư TSCĐ nhưng tỷ suất đầu tư TSDH so với năm 2010 lại giảm 7,2%. Nguyên nhân trực tiếp là do năm 2011, tổng tài sản của công ty tăng nhanh hơn so với sự tăng của TSCĐ

Đến năm 2012, trước tình hình khó khăn công ty đã không đầu tư thêm vào TSCĐ và có một số TSCĐ hết khấu hao dẫn tới giá trị TSCĐ giảm dẫn tới tỷ suất đầu tư TSDH so với năm 2010 lại giảm 7,2%.

Nếu ta có so sánh giữa sự biến động tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn qua 4 năm 2009 đến 2012 thì ta thấy sự biến động ngược chiều của hai chỉ tiêu này qua cả 4 năm. Nhưng nếu xét về giá trị của tài sản thì riêng năm 2012 cả tài sản ngắn và dài hạn đều giảm, cho thấy quy mô của công ty giảm khá nhiều trong năm 2012 cho thấy xu hướng khó khăn của ngành xây dựng nói chung và công ty nói riêng

c. Tỷ số tự tài trợ

Vốn chủ sở hữu Tỷ số tự tài trợ =

Tổng nguồn vốn

Bảng 2.13. Tình hình biến động nguồn vốn chủ sở hữu

ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2010/2009 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 GT % GT % GT % NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.193 10.012 11.280 10.754 819 8,9 1.268 12,7 -526 -4,7 TỔNG NGUỒN VỐN 39.139 44.401 51.947 46.065 5.262 13,4 7.546 17,0 -5.882 -11,3 Tỷ suất tự tài trợ 23,49% 22,55% 21,71% 23,35% -0,94% -4,0 -0,84% -3,7 1,64% 7,6

Hình 2.6. Tỷ suất tự tài trợ

Từ bảng 2.13 và hình 2.6 ta thấy tỷ suất tự tài trợ qua 4 năm có sự biến động tăng giảm. Cụ thể như sau:

Năm 2010: tỷ suất tự tài trợ năm 2010 là 22,55% tức là trong 100 đồng vốn thì số vốn được tài trợ từ bản thân doanh nghiệp là 22,55 đồng, so với năm 2009 đã giảm đi 4%. Nguyên nhân là do trong năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu có tăng lên 8,9% trong khi đó tổng nguồn vốn lại tăng 5.262 triệu đồng tức giảm 13,4%. Nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng là do các yếu tố sau :

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 10.012 triệu đồng tương ứng tăng hơn so với 2009 là 819 triệu đồng tức là tăng 8,9%. Nguyên nhân do Công ty đã cố gắng duy trì sự tự chủ của mình bằng việc tăng cường bổ sung các quỹ và LNST chưa phân phối tăng lên cho thấy công ty đã có thể tạo ra nguồn vốn ổn định từ hoạt động kinh doanh của mình.

Năm 2011: tỷ số tự tài trợ giảm 0,84% so với năm 2010, còn 21,71%. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do trong năm tổng nguồn vốn tăng trưởng mạnh (tăng 17% so với 2010) trong khi nguồn VCSH chỉ tăng 12,7%. Tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu chậm hơn so với tổng nguồn vốn cho thấy nguồn vốn của công ty được hình thành từ nguồn vốn vay tăng lên.

Năm 2012: tỷ suất tự tài trợ lại tăng, cụ thể là tăng 7,6% so với năm 2011 tương ứng đạt 23,35%. Điều này cho thấy khả năng chủ động về nguồn vốn của công ty bằng nguồn chủ sở hữu lại có xu thế tăng, tuy nhiên đây chưa thể coi là dấu hiệu đáng mừng vì năm 2012 là năm khó khăn đối với nghành xây dựng. Nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn của công ty năm 2012 đều giảm có điều tốc độ giảm của nguồn

22,55% 23,35% 21,71% 23,49% 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2009 2010 2011 2012 20,50% 21,00% 21,50% 22,00% 22,50% 23,00% 23,50% 24,00%

chủ sở hữu chậm hơn so với tổng nguồn vốn (tốc độ giảm của nguồn vốn chủ sở hữu giảm 4,7% trong khi tổng nguồn vốn giảm 11,3%) dẫn tới tỷ số tự tài trợ tăng lên.

Nhìn chung, với sự giảm dần của tỷ suất tự tài trợ qua các năm 2009, 2010, 2011 cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty chưa cao. Năm 2012 tỷ số tự tài trợ có tăng điều này sẽ giúp cho công ty giảm bớt gánh nặng về nợ cũng như những rủi ro tài chính, tuy nhiên đây chưa phải là dấu hiệu đáng mừng của công ty vì tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu giảm cho thấy quy mô của doanh nghiệp đang bị thu hẹp lại trong tình hình thị trường tài chính đang không ổn định như hiện nay.

d. Tỷ số nợ Nợ phải trả Tỷ số nợ = Tổng nguồn vốn Bảng 2.14. Tỷ số nợ ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2010/2009 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 GT % GT % GT % NỢ PHẢI TRẢ 29.946 34.389 40.667 35.311 4.443 14,8 6.278 18,3 -5.356 -13,2 Nợ ngắn hạn 29.946 34.389 40.667 35.311 4.443 14,8 6.278 18,3 -5.356 -13,2 Vay và nợ ngắn hạn 1.923 Nợ dài hạn TỔNG N.VỐN 39.139 44.401 51.947 46.065 5.262 13,4 7.546 17,0 -5.882 -11,3 TỶ SỐ NỢ 76,51% 77,45% 78,29% 76,65% 0,94% 1,23 0,83% 1,08 -1,63% -2,08 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty và tính toán của tác giả)

Sơ lược tình hình các khoản nợ phải trả trong 3 năm 2009 đến 2011, ta nhận thấy các khoản nợ của công ty có xu hướng tăng (năm 2009, nợ phải trả là 29.946 triệu đồng; đến năm 2008 tăng lên 40.667 triệu đồng, tương đương tăng 35,8%). Nhưng đến năm 2012 thì nợ phải trả của công ty đã giảm so với năm 2011 là 5.356 triệu đồng hay giảm 13,2%. Tương ứng với sự biến động của nợ phải trả thì nguồn vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng biến động như vậy.

Hình 2.7. Tỷ số nợ

Tỷ số nợ của công ty có xu hướng tăng dần qua 3 năm từ 2009 đến năm 2011 chứng tỏ công ty đang phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài, áp lực thanh toán cao. Năm 2012 tỷ số nợ có giảm nhưng chưa chắc là dấu hiệu khả quan. Cụ thể như sau:

Năm 2010: Tỷ số nợ năm 2010 tăng lên 77,45% tăng 1,23% so với năm 2009. Mặc dù nợ phải trả và tổng nguồn vốn đều tăng trong năm 2010 nhưng tốc độ tăng của Nợ phải trả (14,8%) cao hơn tốc độ tăng của Nguồn vốn (13,4%) dẫn đến tỷ lệ nợ tăng hơn so với năm 2009.

Năm 2011: tỷ số nợ của công ty tiếp tục tăng 1,08% so với năm 2010, đạt 78,29%. Tỷ số nợ tăng lên là do trong năm, công ty tăng cường vay nợ để tranh thủ mua vật liệu phục vụ cho các công trình theo đúng tiến độ kế hoạch. Trong kết cấu vay nợ thì công ty chủ yếu tăng nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn tăng 18,3%), điều này đặt áp lực cho công ty phải nhanh chóng hoàn thành công trình bàn giao cho chủ đầu tư để thu hồi vốn thanh toán cho nhà cung cấp và người mua trả trước.

Năm 2012: tỷ số nợ của công ty giảm 2,08% so với năm 2011 tuy nhiên đây chưa hẳn là dấu hiệu đáng mừng trong thời điểm khó khăn này vì tuy nợ phải trả của công ty giảm 5.356 triệu đồng tăng ứng giảm 13,2% so với năm 2011 nhưng tổng nguốn vốn của công ty cũng giảm theo. Mặt khác toàn bộ Nợ phải trả đều là nợ ngắn hạn (chủ yếu là phải trả người bán và người mua trả trước), điều này cho thấy khó khăn của công ty khi các khoản chiếm dụng từ khách hàng đang có xu hướng giảm.

76,51% 77,45% 78,29% 76,65% 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2009 2010 2011 2012 75,50% 76,00% 76,50% 77,00% 77,50% 78,00% 78,50%

Từ các phân tích trên ta thấy qua 4 năm tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn có xu hướng tăng trong 3 năm từ 2009 đến 2011, còn năm 2012 tuy giảm nhưng công ty vẫn chưa chủ động được. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty đang giảm như ta đã phân tích ở các phần trên, đồng thời tăng rủi ro tài chính cho công ty.

2.2.1.4.2. Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Tình hình thanh toán

a. Tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng vốn

Tình hình khoản phải thu của doanh nghiệp và tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn như sau:

Bảng 2.15. Phân tích khoản phải thu

ĐVT: Triệu đồng 2010/2009 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 +(-) % +(-) % +(-) % Tổng các KPThu 15.513 16.328 20.092 22.874 815 5,25 3.764 23,05 2.782 13,85 Các KPT ngắn hạn 15.513 16.089 20.080 22.862 576 3,71 3.991 24,81 2.782 13,85 1. Phải thu khách hàng 10.469 10.005 15.387 11.941 -464 -4,43 5.382 53,79 -3.446 -22,40 2. Trả trước người bán 1.363 1.852 934 2.826 489 35,88 -918 -49,57 1.892 202,57 5. Các KP Thu khác 3.681 4.581 4.250 8.586 900 24,45 -331 -7,23 4.336 102,02

Một phần của tài liệu phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuât kinh doanh tại công ty cổ phân xây dựng khánh hòa (Trang 66)