Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuât kinh doanh tại công ty cổ phân xây dựng khánh hòa (Trang 41)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

1.2.4.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính

Các doanh nghiệp đang tuân theo một quy luật mà không một doanh nghiệp nào có thể không tuân theo đó là quy luật khan hiếm nguồn lực. Việc khan hiếm nguồn lực là vấn đề chung của cả xã hội, nhưng đối với từng doanh nghiệp thì việc phát huy nguồn lực sẵn có như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì lại là cả một vấn đề cần phải bàn. Các doanh nghiệp không ngừng tìm ra các biện pháp để phát huy tốt nhất khả năng nguồn lực hiện có của mình, một trong những cách đó chính là việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính chính là một trong những nhân tố làm cho việc sử dụng các nguồn lực vốn có của doanh nghiệp được nâng cao. Nếu các doanh nghiệp không biết tận dụng đòn bẩy tài chính thì sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn cổ phần thường chưa thực sự hiệu quả. Nhưng nếu sử dụng đòn bẩy tài chính một cách không khoa học thì sẽ làm cho hiệu quả của các nguồn lực (cụ thể là vốn cổ phần thường) sẽ bị sụt giảm, thậm chí đưa doanh nghiệp đến bờ vực của sự phá sản. Chính vì những lí do đó mà việc nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính là một công việc hết sức cần thiết và thiết thực đối với các doanh nghiệp cũng như đối với toàn nền kinh tế

Kết luận chương 1

Phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình. Do đó các nhóm này thường sử dụng các phương pháp và kỹ thuật cơ bản để phân tích báo cáo tài chính một cách có hiệu quả.

Trong quản trị tài chính, đòn bẩy được coi là công cụ mà DN có thể sử dụng để khuyếch đại lợi nhuận trước thuế và lãi vay hoặc lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Người ta thường dùng các tỷ số đòn bẩy trong kinh doanh để chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của

sản lượng hay doanh thu sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi rất lớn. Một mặt để đo lường rủi ro kinh doanh và tài chính, mặt khác thông qua các đòn bẩy kinh doanh để ra các quyết định trong kinh doanh cũng như sử dụng chúng để xây dựng cơ cấu vốn tối ưu

Chương này đưa ra nội dung về phân tích tài chính trong doanh nghiệp; các chỉ tiêu, ý nghĩa của các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, trong chương này cũng đưa ra khái niệm, ý nghĩa của hệ thống đòn bẩy trong phân tích tài chính của doanh nghiệp.

Chương tiếp theo sẽ vận dụng nội dung phân tích tài chính và ứng dụng hệ thống đòn bẩy vào phân tích thực trạng tài chính tại công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA

QUA 4 NĂM 2009-2012 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa tiền thân là Công ty xây dựng Khánh Hòa được thành lập năm 1975 với tên gọi Công trường Nam Phú Khánh. Trước sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, UBND tỉnh Phú Khánh đã ra quyết định thành lập công ty xây dựng số 2 theo quyết định 1260/UBND ngày 26/05/1983. Sau khi nhà nước có quyết định tách tỉnh Phú Khánh, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định hợp nhất công ty xây dựng số 2 và công ty xây dựng số 3 thành công ty xây dựng Khánh Hòa theo quyết định số 163/UB ngày 07/08/1989. Ngày 29/12/2004 theo quyết định 3629/QĐ-UB của UBND tỉnh Khánh Hòa về chuyển đổi doanh nghiệp, công ty xây dựng Khánh Hòa từ một doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3703000171 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 25/08/2005.

Công ty cổ phần xây dựng là một trong doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng Khánh Hòa. Ban đầu khi mới thành lập công ty chỉ hoạt động trong 2 lĩnh vực là Xây dựng dân dụng và Xây dựng công nghiệp với tổng số vốn là 461 triệu đồng (vốn cố định 413 triệu đồng và vốn lưu động là 48 triệu đồng) trong đó vốn do ngân sách cấp 375 triệu đồng và vốn do tự bổ xung 86 triệu đồng.

Sau khi thành công với 2 lĩnh vực trên công ty mở rộng thêm nhiều lĩnh vực khác để đáp ứng nhu cầu thị trường như: Trang trí nội thất (1992); Kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông tươi và các loại sản phẩm từ bê tông (1996); Xây dựng công trình giao thông đường bộ và hệ thống cấp thoát nước(2000); Xây dựng giao thông thủy lợi (2001); Thi công đường dẫn điện và trạm biến áp đến 35KW (2001); Kinh doanh nhà và bất động sản (2001); Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghệ (2002); San lấp mặt bằng (2005).

Trong những năm đầu khi mới thành lập lao động của công ty là 609 người trong đó có 330 người là công nhân viên chức. Qua nhiều năm thay đổi hiện nay tổng số lao động của công ty là 936 người trong đó 423 người là lao động ký hợp đồng không thời hạn.

Ngày 25/08/2005 công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng theo cơ cấu như sau:

- Tổng số cổ phần 500.000 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng - Vốn do cổ đông đóng góp 4,5 tỷ đồng

- Vốn do nhà nước nắm giữ 0,5 tỷ đồng

Trải qua gần 40 năm phát triển, Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa đã tạo được uy tín trên thị trường, công ty đã áp dụng được mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Số lượng các công trình mà công ty hoàn thành với giá trị lớn ngày một nhiều.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 2.1.2.1. Chức năng 2.1.2.1. Chức năng

Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nhận thầu thi công các công trình xây dựng, sản xuất kinh doanh bê tông thương phẩm và vật liệu xây dựng. Trong đó việc sản xuất kinh doanh bê tông tươi là một thế mạnh của công ty hiện nay.

Ngoài ra Công ty còn có hoạt động khác là trang trí nội thất; Xây dưng công trình thủy lợi; Kinh doanh nhà và bất động sản; Thi công đường dẫn điện..

2.1.2.2. Nhiệm vụ

- Kinh doanh đúng các ngành nghề đã đăng ký đảm bảo chất lượng công trình hàng hóa và dịch vụ theo tiêu chuẩn đăng ký.

- Xác định phương hướng và mục tiêu phát triển lâu dài trên cơ sở tự hoàn thiện và đổi mới một cách linh hoạt thích nghi với nền kinh tế thị trường

- Thực hiện tốt bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự trong đơn vị, bảo đảm an ninh chính trị và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.

- Thực hiện pháp luật hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên trung thực theo đúng quy định quản lý tài chính nhà nước.

- Sản xuất kinh doanh có hiệu quả đảm bảo bù đắp chi phí có lãi để tái sản xuất và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách.

- Thực hiện tốt chính sách tiền lương, tiền thưởng, tham gia BHXH, BHYT và an toàn lao động. Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên Công ty, từng bước ổn định và cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên Công ty.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức quản lý

Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Kiểu tổ chức quản lý này vừa phát huy quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên vừa tranh thủ sự tham mưu cố vấn hỗ trợ từ các phòng ban.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý công ty 2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp và trong cùng một thời gian công ty có thể thực hiện nhiều công trình khác nhau nên các phòng ban, tổ đội được phân công theo chỉ đạo và điều hành của từng công trình theo quy trình tổ chức như sau:

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức sản xuất tại công trường

PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN Công trường Xưởng cơ khí mộc Mỏ khai thác đá Trạm bê tông Trạm kinh doanh VLXD HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH CHỈ HUY TRƯỞNG ( TRƯỞNG TRẠM ) KỸ THUẬT VẬT TƯ AN TOÀN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

2.1.3.3. Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2009 – 2012 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2009 đến 2012 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2009 đến 2012

CHỈ TIÊU Đ.vị tính 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng (giảm) BQ (%) DOANH THU Tr.đồng 56.134 78.407 69.404 68.248 6,73 Trong đó - Công trình xây lắp - Bê tông - Đá Granite Tr.đồng 35.768 15.050 5.316 60.189 11.487 6.731 53.279 10.101 6.024 52.257 9.625 6.402 13,47 -13,84 6,39 TỔNG NGUỒN VỐN BÌNH QUÂN Tr.đồng 32.907 41.770 48.174 49.006 14,20 VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN Tr.đồng 7.354 9.521 10.540 10.945 14,17 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ Tr.đồng 1.696 2.511 2.087 886 -19,46

LỢI NHUẬN SAU THUẾ Tr.đồng 1.304 1.867 1.681 627 -21,66

LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN

(NV chính thức) Người 720 820 936 936 9,14

THU NHẬP BÌNH QUÂN

(NV chính thức) Trđ/người-T 2,105 2,5 3,1 3,3 16,17

Đóng góp ngân sách Tr.đồng 2.580 3.303 3.285 3.276 8,2

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty và tính toán của tác giả)

Qua nguồn số liệu từ bảng 2.1 của chỉ tiêu cho ta cái nhìn tổng quan về hoạt động của công ty qua 4 năm như sau:

Doanh thu của công ty về Công trình xây lắp và Đá granite qua các năm có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân 6,73%, tuy nhiên doanh thu mặt hàng Bê tông tươi lại giảm do công ty chủ động giảm lĩnh vực này vì bị chiếm dụng vốn lâu, đây cũng là khó khăn của ngành xây dựng hiện nay. Tổng nguồn vốn của công ty tăng các năm với tốc độ tăng bình quân 14,20%, trong đó vốn chủ sở hữu tăng khá mạnh qua 4 năm tăng bình quân 14,17%. Kết quả kinh doanh từ năm 2009 đến năm 2010 ngày càng tốt khi lợi nhuận trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp đều tăng đều qua các năm và tăng mạnh trong năm 2010, nhưng lại sụt giảm mạnh vào năm 2012. Số lượng lao động tăng qua các năm và công

ty đã cải thiện đáng kể thu nhập của lao động. Thu nhập trung bình năm 2009 chỉ từ 2,105 triệu đồng thì đến năm 2012 thu nhập trung bình của lao động đã tăng 3,3 triệu đồng. Đây là một đóng góp đáng kể của công ty đối với xã hội, giúp phần nào cải thiện đời sống của công nhân viên của công ty. Việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước cũng tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 8,2%.

2.1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty.

a) Những thuận lợi

- Công ty năm trên địa bàn thành phố Nha Trang, đây là thành phố du lịch có tốc độ xây dựng ngày càng cao, đây là lợi thế để công ty đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng

- Mối quan hệ và uy tín của công ty với khách hàng ngày càng cao, phát huy được chức năng xây dựng công trình lớn đạc biệt là các công trình thuộc ngân sách nhà nước trong tỉnh đưa tỷ trọng giá trị hợp đồng công trình ngày càng nhiều hơn.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo công ty có năng lực cao trong điều hành quản lý, đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty có chuyên môn tốt phục vụ cho quá trình haotj động của doanh nghiệp

- Công ty đã xây dựng được kế hoạch phát triển hàng năm cho mình.

b) Những khó khăn

- Sự khó khăn chung của nền kinh tế ảnh hưởng tới việc đầu tư làm cho ngành xây dựng trong những năm qua bị chững lại, công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa cũng gặp không ít khó khăn.

- Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty cùng ngành trong đấu thầu công trình. - Công tác thi công phụ thuộc vào số lượng công trình, giá trị công trình. Công việc xây lắp mang tính chất thời vụ do vậy vấn đề giải quyết việc làm cho công nhân viên gặp khó khăn.

- Tình trạng thiếu vốn từ các công trình làm cho tiến độ thanh toán đối với công ty chậm.

- Giá cả nguyên vật liệu và các dịch vụ luôn biến động tăng làm cho giá vốn hàng bán bị đẩy lên ảnh hưởng không nhỏ tới việc đấu thầu công trình.

c) Phương hướng phát triển trong thời gian tới

- Xây mới lại văn phòng và giới thiệu sản phẩm xây dựng nhằm tạo nơi làm việc ổn định cho cán bộ công nhân viên. Xắp xếp bộ máy tổ chức hợp lý, đồng thời

đào tạo lao động nhằm nâng cao tay nghề và chuyên môn người lao động, tạo lợi thế về cạnh canh nhân lực.

- Đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho việc xây lắp thi công theo hình thức công ty bỏ vốn đầu tư sau đó bàn giao cho đội quản lý sử dụng và trừ dần vào công trình mà đội thi công.

- Rà soát lại số thiết bị hiện có nhưng ít sử dụng, lạc hậu về kỹ thuật có kế hoạch thanh lý đồng thời lập dự án đầu tư thêm thiết bị phục vụ cho thi công công trình lớn hơn.

- Về hoạt động xây lắp công trình, tiến hành đấu thầu các công trình với giá cả hợp lý, có hiệu quả. Nâng cao chất lượng, công tác thầu không dàn trải mà tập trung để đảm bảo tiến độ, chất lượng, nâng cao uy tín của công ty.

- Về hoạt động sản xuất bê tông vật liệu xây dựng khai thác đá, phát huy tối đa công suất trạm trộn, có kế hoạch nâng cao năng suất, phát triển thêm quy mô bê tông tươi trong lĩnh vực xây dựng đường, cầu, bến cảng.

2.2. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng khánh hòa qua 4 năm 2009-2012 qua 4 năm 2009-2012

2.2.1. Phân tích tình hình tài chính của công ty 2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng 2.2. Tình hình biến động và kết cấu tài sản Đvt: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU GT % GT % GT % GT % GT % GT % GT % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 36.389 93,0 38.813 87,4 45.883 88,3 40.744 88,4 2.424 6,7 7.070 18,2 -5.139 -11,2

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 8.495 21,7 5.481 12,3 7.965 15,3 2.352 5,1 -3.014 -35,5 2.484 45,3 -5.613 -70,5

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 4.000 942 2,1 0,0 -942 -100,0

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 15.513 39,6 16.089 36,2 20.080 38,7 22.862 49,6 576 3,7 3.991 24,8 2.782 13,9

1. Phải thu của khách hàng 10.469 26,7 10.005 22,5 15.387 29,6 11.941 25,9 -464 -4,4 5.382 53,8 -3.446 -22,4

2. Trả trước người bán 1.363 3,5 1.852 4,2 934 1,8 2.826 6,1 489 35,9 -918 -49,6 1.892 202,6

Một phần của tài liệu phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuât kinh doanh tại công ty cổ phân xây dựng khánh hòa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)