Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuât kinh doanh tại công ty cổ phân xây dựng khánh hòa (Trang 65)

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.2.1.3.2.Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư gồm: tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản tài sản dài hạn khác; tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác, tiền thu cho vay, cổ tức lợi nhuận được chia; tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và tài sản dài hạn khác; tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác, tiền chi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác.

Bảng 2.9. Phân tích dòng tiền trong hoạt động đầu tư

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012

A. Tổng tiền thu 0 154 16.533 1.453 2.074

2. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công

cụ của đơn vị khác 0 0 16.228 952 2.000

3. Tiền thu lãi cho vay,cổ tức và lợi

nhuận được chia 0 154 305 501 74

B. Tổng tiền chi 89 4.458 16.665 1.473 2.000

1. Tiền chi để mua sắm, XD TSCĐ và

các TSDH khác 89 458 3.587 1.473 0

2. Tiền chi cho vay, mua các công cụ

nợ của đơn vị khác 0 4.000 13.078 0 2.000

Lưu chuyển tiền thuần từ đầu tư -89 -4.304 -132 -20 74

( Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty và tính toán của tác giả)

Như đã nói ở trên, hoạt động đầu tư bao gồm rất nhiều hoạt động như các hoạt động đầu tư, góp vốn vào các công ty con, công ty liên doanh liên kết, hoạt động mua sắm, xây dựng tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định, thu chi từ các khoản cho vay… Nhưng đối với công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa thì chủ yếu ở mảng tài sản cố định và mua các công cụ nợ của đơn vị khác.

Qua bảng 2.9 cho thấy dòng tiền trong hoạt động đầu tư của công ty chủ yếu là dòng tiền chi ra với giá trị gần như lấn áp hoàn toàn dòng tiền thu vào. Trong đó, chi đều nhất là các khoản chi cho việc đầu tư tài sản cố định và chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác. Cụ thể năm 2009 chi cho vay ( gửi tiết kiệm) là 4.000 triệu đồng và mua sắm xây dựng TSCĐ là 458 triệu đồng, năm 2010 chi cho cho vay (gửi tiết kiệm) lên đến 13.078 triệu đồng và mua sắm xây dựng TSCĐ gồm mua xe vận tải, xây dựng trạm khai thác đá là 3.587 triệu đồng, năm 2011 chi cho mua sắm xây dựng TSCĐ là 1.473 triệu đồng, năm 2012 chi cho mua công cụ nợ của đơn vị khác gồm xe rùa, các cộng cụ xây dựng là 2.000 triệu đồng.

Đây cũng điều hợp lý bởi vì với khó khăn của thị trường, cũng như khó khăn của ngành xây dựng thì công ty đầu tư mạnh vào TSCĐ sẽ đem lại hiệu quả thấp. Tuy nhiên công ty vân chú trọng vào việc cải tiến máy móc thiết bị xây dựng để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, nhằm đạt yêu cầu đặt ra của thị trường cũng như tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính và ứng dụng đòn bẩy vào hoạt động sản xuât kinh doanh tại công ty cổ phân xây dựng khánh hòa (Trang 65)