5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
2.2.2. Phân tích đòn bẩy trong công ty
2.2.2.1. Phân tích đòn bẩy hoạt động
Qua khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa có thể kể ra một số chi phí cố định như sau: Chi phí khấu hao tài sản cố định, Phải trả công nhân viên gián tiếp, Chi phí thuê đất,BHXH, KPCĐ ... Bên cạnh đó còn có các khoản chi phí cố định có tính chất ngắn hạn và trong một số trường hợp cần thiết Công ty có thể tiết giảm. Tùy vào tình hình sản xuất, mỗi năm Công ty đều có kế hoạch cho loại chi phí này, có thể kể ra các loại chi phí này như sau: Chi phí điện thoại, fax, kết nối internet, Chi phí tiếp khách, công tác phí…
Tổng chi phí cố định phát sinh trong các năm tại Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa được chi tiết như sau :
Bảng 2.37 Kết cấu chi phí cố định
Đvt: triệu đồng
Các khoản mục chi phí 2009 2010 2011 2012
1 Khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc 65 57 180 263
2 Khấu hao máy móc thiết bị 200 95 149 141
3 Khấu hao phương tiện vận tải 294 206 416 385
4 Khấu hao thiết bị, dụng cụ quản lý 21 9 8 7
5 Khấu hao phần mềm kế toán 4 4 4 4
6 Khấu hao TSCĐ vô hình khác 51 51 51 51
7 Thuế tài nguyên 360 566 775 226
8 Tiền thuê đất 126 216 212 1657
9 Thuế nhà đất 0 0 0 7
10 Các khoản phí, lệ phí 117 162 149 69
11 Các khoản phải nộp khác 4 0 0 0
12 Các loại thuế khác 0 4 4 5
13 Phải trả công nhân viên gián tiếp 917 1212 1202 1295
14 Phải trả công nhân thuê ngoài 0 2 0 0
15 Chi phí phải trả khác 9 0 13 13
16 Kinh phí công đoàn 67 69 77 77
17 Bảo hiểm xã hội 291 311 377 460
18 Chi phí lãi vay 0 0 0 329
19 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 88 19 27 6
Tổng cộng 2.614 2.983 3.644 4.995
( Nguồn: Báo cáo chi tiết sổ tài khoản 642 của công ty)
Tuy nhiên việc xác định chi phí cố định trong công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa chỉ mang tính chất tương đối vì có một số chi phí vừa mang tính chất cố định vừa mang tính chất biến đổi
Từ bảng số liệu 2.37 ta lập bảng kết cấu chi phí kinh doanh của công ty như sau:
Bảng 2.38 Kết cấu chi phí kinh doanh
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Doanh thu 56.400 79.272 70.134 69.773
Tổng chi phí kinh doanh 54.705 76.716 68.046 68.970
Tổng chi phí cố định 2.614 2.983 3.644 4.995
Tổng chi phí biến đổi 52.091 73.733 64.402 63.975 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 1.695 2.511 2.087 1.132 Tỷ lệ chi phí cố định/Tổng CF (%) 4,78% 3,89% 5,36% 7,24% Tỷ lệ chi phí cố định/Tổng DT (%) 4,63% 3,76% 5,20% 7,16%
( Nguồn:Tổng hợp báo cáo của công ty và tính toán của tác giả)
Từ bảng số liệu 2.38 trên ta xác định được độ bẩy hoạt động qua các năm như sau:
Bảng 2.39 Độ bẩy hoạt động
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Doanh thu 56.400 79.272 70.134 69.773
Doanh thu hòa vốn 54.705 76.716 68.046 68.970
Lợi nhuận trước thuế 1.695 2.511 2.087 804
Lãi vay 329
EBIT 1.695 2.511 2.087 1.132
Chi phí cố định không có lãi vay 2.614 2.983 3.644 4.666
DOL 2,54 2,19 2,75 5,12
( Nguồn: Tổng hợp báo cáo của công ty và tính toán của tác giả)
Độ bẩy hoạt động qua 4 năm đều dương chứng tỏ công ty đã vượt qua điểm hòa vốn. Độ bẩy hoạt động năm 2009 bằng 2,54 có nghĩa là từ mức doanh thu 56.400 triệu đồng cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 2,54 % thay đổi trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi của doanh thu. Tức là doanh thu tăng 1% sẽ làm cho lợi nhuận hoạt động tăng 2,54%.
Độ bẩy hoạt động của năm 2010 bằng 2,19 có nghĩa là từ mức doanh thu 79.272 triệu đồng cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 2,19% thay đổi trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi của doanh thu. Tức là doanh thu tăng 1% sẽ đem đến lợi nhuận hoạt động tăng 2,19%.
Độ bẩy hoạt động của năm 2011 bằng 2,75 có nghĩa là từ mức doanh thu 70.134 triệu đồng cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 2,75% thay đổi trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi của doanh thu. Tức là doanh thu tăng 1% sẽ đem đến lợi nhuận hoạt động tăng 2,75%.
Độ bẩy hoạt động của năm 2012 bằng 5,12 có nghĩa là từ mức doanh thu 69.733 triệu đồng cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến 5,12% thay đổi trong lợi nhuận hạt động theo cùng chiều với thay đổi của doanh thu. Tức là doanh thu tăng 1% sẽ đem đến lợi nhuận hoạt động tăng 5,12%.
Do đã vượt qua hòa vốn nên nếu công ty chủ động được các hợp đồng xây dựng trong tương lai, doanh thu tăng mạnh thì công ty có thể đầu tư thêm máy móc thiết bị thi công để ứng dụng đòn bẩy kinh doanh nhằm khuyếch đại lợi nhuận. Tuy nhiên Trong tình hình nền kinh tế khó khăn hiện nay, nhà nước cắt giảm đầu tư công thì để an toàn công ty không nên gia tăng đầu tư thêm TSCĐ để khuyếch đại rủi ro.
2.2.2.2. Phân tích đòn bẩy tài chính
Từ số liệu liên quan ta lập bảng ảnh hưởng của đòn bẩy lên lợi nhuận khi công ty sử dụng vốn vay qua các năm 2009 đến 2012
Bảng 2.39 Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
I: Tính lợi nhuận trước thuế và lãi vay
1. Doanh thu 56.400 79.272 70.134 69.773
2. Tổng chi phí cố định 10.241 13.901 11.799 11.684
3. Tổng chi phí biến đổi 44.464 62.815 56.247 57.286
4. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh 54.705 76.716 68.046 68.970 5. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
(EBIT) 1.695 2.511 2.087 1.132
II: Tính EPS trong TH không sử dụng vốn vay
1. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
1.695 2.511 2.087 1.132
2. Lãi tiền vay 0 0 0 0
3. Lợi nhuận trước thuế 1.695 2.511 2.087 1.132
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 392 644 406 240
5. Lợi nhuận sau thuế 1.303 1.867 1.681 893
6. Số lượng cổ phiếu thường 793.300 793.300 793.300 985.635
Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) 0,0016 0,0024 0,0021 0,0009 III: Tính EPS trong TH có sử dụng
vốn vay
1. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
1.695 2.511 2.087 1.132
2. Chi phí lãi vay 0 0 0 329
3. Lợi nhuận trước thuế 1.695 2.511 2.087 804
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 392 644 406 240
5. Lợi nhuận sau thuế 1.303 1.867 1.681 564
6. Số lượng cổ phiếu thường 793.300 793.300 793.300 793.300
Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) 0,0016 0,0024 0,0021 0,0007
Phần trăm thay đổi EBIT (%) 0 0 0 0
Phần trăm thay đổi EPS (%) 0 0 0 -36,84
DFL 1 1 1 1,049
( Nguồn: Tổng hợp báo cáo của công ty và tính toán của tác giả)
Ta nhận thấy từ năm 2009 – 2011 công ty không sử dụng vốn vay để hoạt động, chỉ đến năm 2012 công ty mới phải sử dụng vốn vay. Vì vậy ta chỉ có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay so với không sử dụng vốn vay trong năm 2012.
Từ việc phân tích EBIT và EPS trong trường hợp doanh nghiệp không sử dụng vốn vay, sau đó đối chiếu so sánh với số liệu thực tế của công ty chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Nhìn chung tình hình sử dụng vốn vay của công ty năm 2012 chưa hiệu quả. Năm 2012 công ty sử dụng nguồn vốn vay do nếu sử dụng vốn vay thì EPS giảm là 36,84%, thấp hơn EBIT là 0% so với khi không sử dụng vốn vay. Cụ thể, nếu không dùng vốn vay, công ty có thể đạt EPS là 900 đồng, trong khi đó công ty sử dụng vốn vay để hoạt động kinh doanh thì EPS chỉ đạt 700 đồng. Như vậy trước tình hình khó khăn của ngành xây dựng trong những năm vừa qua, việc sử dụng vốn vay để kinh doanh của công ty chưa thực sự hiệu quả. Đây là bài toán khó khăn trong thời điểm hiện tại về tài chính đối với công ty nếu không sử dụng vốn vay thì sẽ gặp nhiều khó khăn về kinh doanh vì khó khăn chung của nền kinh tế, còn nếu sử dụng vốn vay cũng gặp rủi ro cao.
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính (DFL – Degree of Financial Leverage). Mức độ của đòn bẩy tài chính = (tỉ lệ thay đổi EPS)/(tỉ lệ thay đổi EBIT)
Hay DFL = EBIT: (EBIT- I)
- Năm 2012: DFL = 1.133 : ( 1.133 – 329) = 1,409
Điều đó có nghĩa là: Năm 2012 lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là 1.132 triệu đồng thì nếu công ty thay đổi 1% số lợi nhuận này thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ thay đổi 1,409%. Như vậy ta thấy năm 2012 là năm có độ bẩy tài chính khá cao, nhưng với tình hình khó khăn chung của ngành xây dựng và nền kinh tế thì đây có thể coi là một rủi ro lớn của công ty trong việc sử dụng vốn.
2.2.2.3. Phân tích đòn bẩy tổng hợp
Mức độ tác động của đòn bẩy tổng hợp DTL – Degree Total Leverage DTL = DOL x DFL
- Năm 2009, tại mức EBIT = 1.695 triệu đồng thì DTLs = 2,54 x 1 = 2,54
- Năm 2010, tại mức EBIT = 2.511 triệu đồng thì: DTLs = 2,19 x 1 = 2,19
- Năm 2011, tại mức EBIT = 2.087 triệu đồng thì: DTLs = 2,75 x 1 = 2,75
- Năm 2012, tại mức EBIT = 1.132 triệu đồng thì: DTLs = 5,12 x 1,409 =7,21
Đòn bẩy tổng hợp là việc công ty sử dụng kết hợp đòn bẩy hoạt động với đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tổng hợp tác động đến EPS khi doanh thu thay đổi qua hai bước: doanh thu thay đổi làm thay đổi lợi nhuận hoạt động, và lợi nhuận hoạt động thay đổi làm thay đổi EPS. Từ năm 2009 - 2011, công ty không sử dụng vốn vay nên độ bẩy tài chính bằng 1 vì vậy công ty chịu sự tác động của đòn bẩy hoạt động. Năm 2012 độ bẩy tổng hợp tăng mạnh nhờ sự tăng mạnh của đòn bẩy hoạt động và độ bẩy tài chính tăng hơn các năm trước làm EPS biến động nhiều hơn khi doanh thu thay
đổi, hay lợi nhuận trên mỗi cổ phần có thể tăng nhanh hơn và rủi ro cũng lớn hơn khi doanh thu giảm. Cụ thể tại mức doanh thu 69.773 triệu đồng, nếu doanh thu tăng thêm hoặc giảm đi 1% thì EPS sẽ tăng thêm hoặc giảm đi 7,21%
2.2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa 2.2.3.1. Đánh giá tổng kết tình hình tài chính của công ty qua 4 năm 2009-2012 2.2.3.1. Đánh giá tổng kết tình hình tài chính của công ty qua 4 năm 2009-2012
Bảng 2.40. Đánh giá tổng kết tình hình tài chính qua 4 năm 2009 -2012 thông qua các tỷ số
NĂM NĂM NĂM NĂM TỶ SỐ TÀI CHÍNH
2009 2010 2011 2012
- Cấu trúc tài chính
� Kết cấu tài sản
Tỷ lệ TSNH trên tổng tài sản 92,97% 87,41% 88,33% 88,45%
Tỷ suất đầu tư 7,03% 12,59% 11,67% 11,55%
� Kết cấu nguồn vốn
Tỷ suất tự tài trợ 23,49% 22,55% 21,71% 23,35%
Tỷ số nợ 76,51% 77,45% 78,29% 76,65%
- Tình hình thanh toán:
Tỷ lệ nợ phải thu trên tổng vốn 0,396 0,368 0,387 0,497
Tỷ lệ nợ phải thu trên nợ phải trả 0,518 0,475 0,494 0,648
- Khả năng thanh toán:
� Trong ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành 1,21 1,13 1,13 1,15
Hệ số thanh toán nhanh 0,93 0,66 0,69 0,72
Hệ số thanh toán bằng tiền 0,3 0,24 0,28 0,09
� Trong dài hạn:
Khả năng chi trả lãi vay 3,63
- Tỷ số hoạt động
Vòng quay khoản phải thu 4,03 4,96 3,84 3,18
Vòng quay hàng tồn kho 6,85 5,97 3,77 3,81
Vòng quay tài sản 1,71 1,88 1,44 1,39
- Tỷ số sinh lời
Hệ số lãi gộp 7,99% 6,92% 7,99% 7,06%
Hệ số lãi ròng 2,32% 2,38% 2,42% 0,83%
Suất sinh lời của tài sản(ROA) 0,04 0,045 0,035 0,012
Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) 0,18 0,19 0,16 0,05
Độ bẩy hoạt động (DOL) 2,54 2,19 2,75 5,12
Độ bẩy tài chính (DFL) 1 1 1 1,409
Độ bẩy tổng hợp (DTL) 2,54 2,19 2,75 7,21
Với kết quả tổng hợp các tỷ số tài chính đã tính toán được từ năm 2009 đến năm 2012 như đã trình bày ở những phần trên, ta lập được bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính (Bảng 2.40). Qua những số liệu phân tích trên, ta có một số nhận xét như sau:
Về kết cấu tài sản và nguồn vốn
Tình hình đầu tư tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty có chiều hướng tăng từ 2009 đến 2010 và giảm dần trong năm 2011 và năm 2012, nhưng tốc độ giảm không lớn so với biến động chung của tổng tài sản. Điều đó cho thấy trước khó khăn chung của nền kinh tế và ngành xây dựng, công ty đã không tăng quy mô tài sản cố định nhiều mà chủ yếu là gia tăng tài sản ngắn hạn và giá trị tài sản ngắn hạn này bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn khá nhiều. Điều này phù hợp với tình hình chung hiện nay của công ty vì ngành nghề hoạt động của công ty là xây dựng công trình, nếu công ty tập trung đầu tư vào TSCĐ trong thời điểm khó khăn này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong hoạt động của mình.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng tương đối ổn định qua các năm trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế và ngành xây dựng, quy mô của công ty ổn định. Điều này thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty ổn định qua các năm. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu ổn định cùng với sự ổn định của quy mô sản xuất kinh doanh trong thời điểm hiện nay là một động thái tốt khi khoản nợ của công ty đã ở mức cao. Việc ổn định vốn chủ sở hữu này một phần khẳng định niềm tin của các chủ sở hữu đối với công ty trong lúc nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, giúp công ty có cơ sở để tự chủ hơn đối với những hoạt động của mình.
Về tình hình thanh toán
Ta nhận thấy rằng trước tình khó khăn của nên kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến ngành xây dựng nhất là vấn đề thanh toán. Mặc dù công ty đã tích cực thu hồi nợ để đảm bảo vốn biểu hiện qua tỷ lệ giữa khoản nợ phải thu với tổng vốn hoặc nợ phải trả trong năm 2010 so với năm 2009 có xu hướng giảm. Tuy nhiên với đặc thù của ngành xây dựng bị khách hàng chiếm dụng cao nhất là trong lúc nền kinh tế khó khăn này thì những năm tiếp theo tỷ lệ giữa khoản nợ phải thu với tổng vốn hoặc nợ phải trả tăng lên làm hạn chế vốn thực sự tham gia sản xuất kinh doanh của công ty.
Nếu đem so sánh năm 2010 với năm 2009 ta nhận thấy rõ tỷ lệ khoản phải thu trên tổng vốn cũng như trên tổng nợ phải trả giảm. Năm 2009 chỉ là 0,396 và 0,518 thì năm 2010 chỉ là 0,368 và 0,475, cho thấy công tích cực trong việc thu hồi nợ. Năm
2011 và năm 2012 tỷ lệ khoản phải thu trên tổng vốn cũng như trên tổng nợ phải trả đều tăng lên qua các năm. Có phải công ty có “thoáng” hơn trong hoạt động kinh doanh của mình? Thực tế cho thấy, trong thời điểm khó khăn hiện nay việc thu hồi nợ từ khách hàng thật sự khó khăn khi tình hình tài chính từ phía khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Chính khoản phải thu từ công ty này tăng qua các năm 2011 và năm 2012 đã làm cho tình hình thanh toán của công ty có dấu hiệu xấu hơn so với trước. Nhưng điều này là khó khăn chung của ngành xây dựng trong đó có công ty trong thời điểm hiện nay.
Về khả năng thanh toán
Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty tương đối thấp và đang có xu hướng giảm. Khả năng thanh toán bằng tiền của công ty tương đối thấp hay đúng hơn là công ty đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn. Mặc dù công ty đã tích cực gia tăng tiêu thụ, tích cực thu hồi nợ nhưng khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho để thanh toán cứ chậm dần không đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn trong