0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ỨNG DỤNG ĐÒN BẨY VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUÂT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA (Trang 114 -114 )

5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

2.2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng

2.2.3.1. Đánh giá tổng kết tình hình tài chính của công ty qua 4 năm 2009-2012

Bảng 2.40. Đánh giá tổng kết tình hình tài chính qua 4 năm 2009 -2012 thông qua các tỷ số

NĂM NĂM NĂM NĂM TỶ SỐ TÀI CHÍNH

2009 2010 2011 2012

- Cấu trúc tài chính

� Kết cấu tài sản

Tỷ lệ TSNH trên tổng tài sản 92,97% 87,41% 88,33% 88,45%

Tỷ suất đầu tư 7,03% 12,59% 11,67% 11,55%

� Kết cấu nguồn vốn

Tỷ suất tự tài trợ 23,49% 22,55% 21,71% 23,35%

Tỷ số nợ 76,51% 77,45% 78,29% 76,65%

- Tình hình thanh toán:

Tỷ lệ nợ phải thu trên tổng vốn 0,396 0,368 0,387 0,497

Tỷ lệ nợ phải thu trên nợ phải trả 0,518 0,475 0,494 0,648

- Khả năng thanh toán:

� Trong ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện hành 1,21 1,13 1,13 1,15

Hệ số thanh toán nhanh 0,93 0,66 0,69 0,72

Hệ số thanh toán bằng tiền 0,3 0,24 0,28 0,09

� Trong dài hạn:

Khả năng chi trả lãi vay

3,63

- Tỷ số hoạt động

Vòng quay khoản phải thu 4,03 4,96 3,84 3,18

Vòng quay hàng tồn kho 6,85 5,97 3,77 3,81

Vòng quay tài sản 1,71 1,88 1,44 1,39

- Tỷ số sinh lời

Hệ số lãi gộp 7,99% 6,92% 7,99% 7,06%

Hệ số lãi ròng 2,32% 2,38% 2,42% 0,83%

Suất sinh lời của tài sản(ROA) 0,04 0,045 0,035 0,012

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) 0,18 0,19 0,16 0,05

Độ bẩy hoạt động (DOL) 2,54 2,19 2,75 5,12

Độ bẩy tài chính (DFL) 1 1 1 1,409

Độ bẩy tổng hợp (DTL) 2,54 2,19 2,75 7,21

Với kết quả tổng hợp các tỷ số tài chính đã tính toán được từ năm 2009 đến năm 2012 như đã trình bày ở những phần trên, ta lập được bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính (Bảng 2.40). Qua những số liệu phân tích trên, ta có một số nhận xét như sau:

Về kết cấu tài sản và nguồn vốn

Tình hình đầu tư tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty có chiều hướng tăng từ 2009 đến 2010 và giảm dần trong năm 2011 và năm 2012, nhưng tốc độ giảm không lớn so với biến động chung của tổng tài sản. Điều đó cho thấy trước khó khăn chung của nền kinh tế và ngành xây dựng, công ty đã không tăng quy mô tài sản cố định nhiều mà chủ yếu là gia tăng tài sản ngắn hạn và giá trị tài sản ngắn hạn này bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn khá nhiều. Điều này phù hợp với tình hình chung hiện nay của công ty vì ngành nghề hoạt động của công ty là xây dựng công trình, nếu công ty tập trung đầu tư vào TSCĐ trong thời điểm khó khăn này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản của công ty trong hoạt động của mình.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng tương đối ổn định qua các năm trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế và ngành xây dựng, quy mô của công ty ổn định. Điều này thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty ổn định qua các năm. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu ổn định cùng với sự ổn định của quy mô sản xuất kinh doanh trong thời điểm hiện nay là một động thái tốt khi khoản nợ của công ty đã ở mức cao. Việc ổn định vốn chủ sở hữu này một phần khẳng định niềm tin của các chủ sở hữu đối với công ty trong lúc nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, giúp công ty có cơ sở để tự chủ hơn đối với những hoạt động của mình.

Về tình hình thanh toán

Ta nhận thấy rằng trước tình khó khăn của nên kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến ngành xây dựng nhất là vấn đề thanh toán. Mặc dù công ty đã tích cực thu hồi nợ để đảm bảo vốn biểu hiện qua tỷ lệ giữa khoản nợ phải thu với tổng vốn hoặc nợ phải trả trong năm 2010 so với năm 2009 có xu hướng giảm. Tuy nhiên với đặc thù của ngành xây dựng bị khách hàng chiếm dụng cao nhất là trong lúc nền kinh tế khó khăn này thì những năm tiếp theo tỷ lệ giữa khoản nợ phải thu với tổng vốn hoặc nợ phải trả tăng lên làm hạn chế vốn thực sự tham gia sản xuất kinh doanh của công ty.

Nếu đem so sánh năm 2010 với năm 2009 ta nhận thấy rõ tỷ lệ khoản phải thu trên tổng vốn cũng như trên tổng nợ phải trả giảm. Năm 2009 chỉ là 0,396 và 0,518 thì năm 2010 chỉ là 0,368 và 0,475, cho thấy công tích cực trong việc thu hồi nợ. Năm

2011 và năm 2012 tỷ lệ khoản phải thu trên tổng vốn cũng như trên tổng nợ phải trả đều tăng lên qua các năm. Có phải công ty có “thoáng” hơn trong hoạt động kinh doanh của mình? Thực tế cho thấy, trong thời điểm khó khăn hiện nay việc thu hồi nợ từ khách hàng thật sự khó khăn khi tình hình tài chính từ phía khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Chính khoản phải thu từ công ty này tăng qua các năm 2011 và năm 2012 đã làm cho tình hình thanh toán của công ty có dấu hiệu xấu hơn so với trước. Nhưng điều này là khó khăn chung của ngành xây dựng trong đó có công ty trong thời điểm hiện nay.

Về khả năng thanh toán

Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty tương đối thấp và đang có xu hướng giảm. Khả năng thanh toán bằng tiền của công ty tương đối thấp hay đúng hơn là công ty đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn. Mặc dù công ty đã tích cực gia tăng tiêu thụ, tích cực thu hồi nợ nhưng khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho để thanh toán cứ chậm dần không đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn trong năm và khoản nợ cần thanh toán chủ yếu của các tổ chức tín dụng cứ gia tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.

Năm 2010 và năm 2011 thì khả năng thanh toán bằng tiền của công ty có giảm nhẹ so với năm 2009 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2012. Năm 2009, khả năng thanh toán bằng tiền là 0,3, sang năm 2010 giảm xuống còn 0,24, năm 2011 là 0,28 và năm 2012 giảm xuống còn 0,09. Các chỉ số thanh toán khác cũng biến động nhẹ qua các năm.

Trong tình hình khó khăn của ngành xây dựng làm cho các khoản phải thu khách hàng tăng lên, chính điều này đã làm giảm số vòng luân chuyển các khoản phải thu qua các năm. Tuy nhiên chỉ tiêu này khó đánh giá chính xác được khả năng thu hồi nợ của công ty như thế nào khi các công ty xây dựng đều gặp những ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế. Điều này được minh chứng qua vòng quay hàng tồn kho qua các năm có khuynh hướng giảm mạnh.

Về hiệu quả sử dụng vốn

Khi phân tích về chỉ tiêu hoạt động, ta thấy hiệu quả của việc đưa tài sản vào hoạt động của công ty qua các năm có xu hướng giảm khá mạnh. Nếu năm 2009, chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản là 1,71 thì năm 2010 có tăng lên 1,88 nhưng sau đó giảm mạnh vào năm 2011 còn 1,44 và giảm tiếp còn 1,39 vào năm 2012. Điều này cho thấy

khả năng đưa tài sản vào sản xuất của công ty có dấu hiệu giảm. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc suy thoái của nền kinh tế nói chung, bất động sản nói riêng nên công ty chưa mở rộng quy mô sản xuất, và chưa chú trọng đúng mức đến việc đưa các tài sản được đầu tư vào khai thác một cách hợp lý.

Xét về chỉ tiêu về lợi nhuận thì ta thấy năm 2009 hệ số lãi gộp có biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2009 là 7,99% thì sau đó năm 2010 giảm còn 6,92%, năm 2011 tăng lại lên 7,99% và năm 2012 giảm xuống còn 7,06%. Điều này chứng tỏ giá thành sản phẩm và kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng chưa thực sự ổn định. Bên cạnh đó hệ số lãi ròng của công ty có xu hướng tăng trong các năm 2009 – 2011 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2012, cụ thể năm 2009 là 2,32% tăng lên 2,38% năm 2010 và tăng lên 2,43% năm 2011 nhưng lại giảm khá mạnh vào năm 2012 còn 0,83%. Điều này cho thấy sự cố gắng của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, gia tăng doanh thu và hạn chế chi phí từ năm 2009 – 2011. Đến năm 2012 mặc dù đã nỗ lực cố gắng để có được mức doanh thu ổn định nhưng bù lại chi phí tăng khá mạnh nên hệ số lãi ròng của năm này giảm mạnh.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về suất sinh lời của tài sản, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đều giảm dần qua các năm. Đây là một dấu hiệu chưa tốt cho tình hình hoạt động của công ty còn chưa hiệu quả.

Về lợi ích kinh tế

- Đối với người lao động: qua các năm, công ty đã giải quyết cho một số lượng lao động đáng kể ở địa phương với số lượng lao động cho công ty trung bình trong 4 năm là hơn 900 người, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, năm 2009 thu nhập là 2.150.000 đồng/lao động thì đến năm 2012 tăng lên 3.321.000 triệu đồng/lao động góp phần đáng kể nâng cao đời sống xã hội cho người lao động, cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

- Đối với Nhà nước: Mặc dù tình hình kinh doanh nói chung của công ty gặp khá nhiều khó khăn trong những năm vừa qua nhưng với vai trò là một trong những công ty xây dựng hàng đầu của địa phương, hàng năm công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa đã đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáng kể. Năm 2009, công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước là 2.580 triệu đồng tiền thuế các loại, trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 392 triệu đồng, đến năm 2010 số thuế công ty đóng góp vào ngân sách đã tăng lên 3.303 triệu đồng, năm 2011 là 3.285 triệu đồng,năm 2012 là hơn 3.276 triệu đồng. Như vậy,

với những hoạt động của mình, công ty không chỉ mang đến lợi ích kinh tế cho các cổ đông mà còn tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước để cuộc sống cũng như chi tiêu xã hội được nâng lên, mức sống của người lao động cũng được cải thiện đáng kể.

Kết luận: Qua số liệu phân tích của 04 năm từ 2009 đến 2012 ta thấy hiệu quả về tình hình hoạt động của công ty có xu hướng giảm đáng chú ý hơn hết là tình hình năm 2012. Năm 2010 là năm bắt đầu khó khăn về tình hình tài chính kéo theo ngành nghề bất động sản bị đóng băng sau những năm phát triển khá mạnh trước đó làm cho mặc dù công ty đã nỗ lực đầu tư mở rộng quy mô và nâng cao doanh thu nhưng chi phí khá cao nên lợi nhuận của công ty cũng không tăng. Năm 2011, năm 2012 tiếp tục lại là năm khó khăn về tình hình tài chính, với sự khó khăn chung của ngành xây dựng và những khó khăn của nền kinh tế, ngành xây dựng bất động sản bị chững lại, các nhà đầu tư không mạnh dạn đầu tư, tiến độ giải ngân của các công trình khá chậm, chi phí sản xuất tăng mạnh, đã gây khó khăn không nhỏ cho công ty trong năm 2012.

Trên là kết quả phân tích tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty qua 4 năm 2009 – 2012. Từ những phân tích trên ta có thể khẳng định rằng, công ty đang gặp nhiều khó khăn, một số chỉ tiêu còn chưa tốt, tình hình hoạt động còn khó khăn nhưng trong tình hình khó khăn chung này công ty vẫn đang cố gắng duy trì được mức doanh thu tương đối ổn định. Đây được coi là nỗ lực lớn của công ty hiện nay.

2.2.3.2. Những mặt đạt được

- Nguồn vốn của công ty tương đối ổn định qua các năm trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế và ngành xây dựng.

- Khả năng tự chủ về vốn của công ty khá tốt, công ty đã không phải sử dụng vốn vay qua các năm ngoại trừ năm 2012.

- Công ty đã nỗ lực trong hoạt động của mình trước sự khó khăn chung để duy trì và phát triển doanh thu.

- Công ty đã giải quyết được công ăn việc làm cho một lượng lao động đáng kế ở địa phương với mức thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm góp phần nâng cao đời sống xã hội cho người lao động.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, chế độ đối với người lao động.

2.2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân.

- Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, luôn nằm trong khoản 40% đến 45% tổng tài sản. Thực tế, trong những năm gần đây, với tình hình tài chính thế giới gặp nhiều khó khăn, khách hàng của công ty

cũng nằm trong vòng quay đó và để giữ khách hàng, tạo mối quan hệ lâu dài, hỗ trợ khách hàng trong kinh doanh nên công ty đã áp dụng chính sách kéo giãn thời gian nợ nên khoản phải thu luôn ở tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Nhưng đây là một hạn chế và là một rủi ro lớn về tài chính nếu như việc thu hồi nợ gặp khó khăn, đồng thời nó cũng làm tăng chi phí thu hồi nợ của công ty.

- Hàng tồn kho mà chủ yếu là chi phí sản xuất xây dựng dở dang chiếm tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng tăng qua các năm. Việc để chí phí sản xuất xây dựng dở dang nhiều là do: công ty đã không quản lý chặt các đội xây dựng làm cho các đội xây dựng không quyết toán kịp thời các công đoạn công trình dẫn tới tiến độ công trình chậm, mặt khác cũng một phần do khó khăn nền kinh tế, nhà nước cắt giảm đầu tư công nên một số công trình chưa kịp giải ngân.

- Ngoài những hạn chế trên, công ty còn gặp một số khó khăn trong sản xuất kinh doanh như:

+ Về công tác đầu tư

Công ty có quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mới chỉ ở mức độ cầm chừng, việc đầu tư đổi mới máy móc công nghệ hiện đại vẫn khá hạn chế. Với lĩnh vực xây dựng của công ty là công ty xây dựng các công trình, muốn đáp ứng được các công trình lớn đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn cho công trình vì thế công ty cần chú trọng hơn trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các công trình lớn, nâng cao năng lực sản xuất của đơn vị tạo lợi thế cạnh tranh.

+ Về tình hình sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài

Công ty đã không sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài từ năm 2009 -2011. Trong tình hình này đây thật sự là một điểm mạnh về khả năng tự chủ của mình, nhưng năm 2012 công ty đã phải vay nợ để hoạt động cho thấy hoạt động kinh doanh bắt đầu gặp khó khăn, bởi vì trong lúc nền kinh tế suy thoái thì khi sử dụng đòn bẩy tài chính trong thời điểm này sẽ gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp.

+ Về khả năng sinh lời

Công ty đã nỗ lực trong hoạt động của mình tăng doanh thu nhưng trước khó khăn của nền kinh tế khả năng sinh lời còn rất hạn chế. Lợi nhuận đạt được chưa tương xứng. Do đó để nguồn vốn của công ty được sử dụng thật sự có hiệu quả, công ty cần nâng cao mức lợi nhuận này tức là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng một số biện pháp như:

− Giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí vì tỷ trọng giá vốn trong doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ỨNG DỤNG ĐÒN BẨY VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUÂT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA (Trang 114 -114 )

×