8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra,đánh giá hoạt động
và việc thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp.
Đảm bảo thông tin thường xuyên và thông tin ngược trong nhà trường để có thể nhận diện chính xác thực trạng hoạt động chuyên môn và việc thực hiện quy chế chuyên môn ttrong nhà trường nhằm phát hiện kịp thời các sai sót và có những điều chỉnh kịp thời theo đúng mục tiêu quản lý đã đặt ra.
Mỗi một người cán bộ quản lý chắc chắn ai cũng nhận thấy tầm quan trọng của công tác kiểm tra,đánh giá vì thông qua kiểm tra và đánh giá, mỗi thầy cô giáo sẽ thấy được ưu nhược điểm của bản thân mình từ đó giúp họ điều chỉnh ,khắc phục những thiếu sót và cố gắng phát huy những mặt mạnh từ đó góp phần hoàn thiện và phát triển . Đồng thời, thông qua kiểm tra người cán bộ quản lý cũng sẽ chủ động phát hiện những thiếu sót của giáo viên,thiếu sót của ngay cả người quản lý như giao việc đã hợp lý khoa học chưa ,giao việc có phù hợp khả năng của cán bộ giáo viên trong nhà trường chưa từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời, và như vậy chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà truờng sẽ ngày càng được cải thiện.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
- Tìm hiểu xem các mục tiêu, mục đích giáo dục trong nhà trường được thực hiện như thế nào và phát hiện các lệch lạc, trục trặc từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục đưa hệ điều hành đến mục tiêu dự kiến.
- Phát hiện các mối liên hệ ngược về kết quả giảng dạy được phản ánh từ phía giảng viên, từ đó người quản lý có kế hoạch điều chỉnh các quyết đinh, và các kế hoạch trong quản lý lãnh đạo nhà trường. Đồng thời chỉ ra được những thiếu xót của giáo viên, đề ra biện pháp khắc phục, uốn nắn, điều chỉnh nhằm giúp đỡ giáo viên nõng cao chất lượng chuyên môn cũng như chất lượng giáo dục nhà trường.
- Giữ vững kỷ luật làm việc, khuyến khích sự cố gắng của giáo viên, đồng thời có cơ sở vững chắc để đánh giá, xếp loại, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ giáo viên một cách thỏa đáng.
Làm tốt công tác kiểm tra, tìm được thông tin ngược trong bộ máy là góp phần quan trọng vào việc kiểm soát quá trình giáo dục, đồng thời thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan.
85
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Phòng TTKT&ĐBCLGD kết hợp với phòng Đào tạo tham mưu cho Ban Giám hiệu lập kế hoạch kiểm tra và công bố công khai các kế hoạch này ngay từ đầu năm học bao gồm: kế hoạch kiểm tra toàn năm học,từng học kỳ, hàng tháng và hàng tuần.Kế hoạch kiểm tra nội bộ,kiểm tra chuyên đề,kiểm tra toàn diện.
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra gồm những Trưởng các phòng ban trực tiếp quản lý chuyên môn, khoa chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, những giáo viên có uy tín và nghiệp vụ chuyên môn sư phạm giỏi,các đại diện cho các tổ chức trong nhà trường có liên quan. Phân công và phân cấp kiểm tra một cách cụ thể.
- Cải tiến phương pháp thanh tra, đánh giá chuyên môn, đảm bảo tính trung thực trong đánh giá chất lượng chuyên môn. Giao quyền chủ động và tăng cường trách nhiệm nhiều hơn cho Trưởng khoa và trưởng bộ môn trong việc kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, lấy kết quả công việc (đối chiếu kế hoạch đã được giao) làm thước đo chất lượng và hiệu quả công tác của từng cá nhân. Có chế độ kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kỷ cương nề nếp nhà trường mỗi tháng một lần. Tập trung vào kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn như: việc thực hiện Kế hoạch đào tạo năm học, chương trình đào tạo của nhà trường, việc thực hiện các yêu cầu về soạn bài (kể cả những trường hợp được phép sử dụng giáo án cũ), sự chuẩn bị đồ dùng dạy học có sẵn cũng như đồ dùng dạy học làm mới phục vụ cho bài dạy, tiết dạy.
- Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên môn theo quy định của Bộ GD&ĐT, của Đại học Thái Nguyên và của nhà trường, đặc biệt là 5 tài liệu giảng dạy đối với giảng viên, hồ sơ chủ nhiệm (nếu là giáo viên chủ nhiệm), hồ sơ cá nhân về việc học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Quản lý chặt chẽ việc điều tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đảm bảo khách quan, công khai, công bằng. Có thể tổ chức kiểm tra viết (trắc nghiệm) đối với một số lớp hoặc nhóm học sinh với nội dung kiểm tra là những yêu cầu tối thiểu học sinh cần đạt (tùy theo theo đối tượng) về phần chương trình mà giảng viên đã dạy trong thời gian trước ngày kiểm tra, cũng có thể trực tiếp gặp gỡ sinh viên hoặc tổ
86
chức họp với đại diện học sinh nghe các em phản ánh thực trạng giáo viên dạy trên lớp (biện pháp tiếp nhận thông tin từ phía người học).
- Kiểm tra sự chỉ đạo của Trưởng khoa chuyên môn, của trưởng bộ môn (thông qua thành viên trong bộ môn và khoa) về đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá cho điểm sinh viên theo quy định. Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn từng đợt, từng học kỳ và cả năm. Trong kế hoạch kiểm tra này cần xác định rõ ràng, cụ thể: thời gian, mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức kiểm tra, kiểm tra những đối tượng nào? Công bố công khai kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học để mọi thành viên biết và theo dõi thực hiện.
- Hiệu trưởng kiểm tra chuyên môn theo kế hoạch đã định: Thành lập ban kiểm tra chuyên môn có uy tín, đủ thành phần, có sức thuyết phục đối với người được kiểm tra. Đưa vào quy chế chuyên môn và tham khảo ý kiến của tập thể ban lãnh đạo, Hiệu trưởng xây dựng biểu mẫu kiểm tra chuẩn mực, phù hợp, sát đối tượng được kiểm tra rồi giao trách nhiệm cho các thành viên trong đoàn kiểm tra làm việc. Trong quá trình tiến hành kiểm tra, tránh không khí căng thẳng hoặc dồn nén dẫn đến kiểm tra chiếu lệ, người bị kiểm tra thì đối phó. Cuối mỗi đợt kiểm tra, tiến hành trao đổi thân tình, tọa đàm phân tích lý lẽ phải trái, rót ra kết luận về ưu khuyết điểm chính, xếp loại được giáo viên giữ gìn sự đoàn kết nội bộ. Động viên khen thưởng kịp thời những gương mặt tốt, nhắc nhở những người làm chưa tốt để họ khắc phục, phê bình nghiêm khắc và có những hình thức kỉ luật những trường hợp cố ý làm sai hoặc đã được góp ý nhưng không chịu sửa chữa khuyết điểm.