8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Thực trạng thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên
Để tìm hiểu thực trạng thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên trường Đại học Khoa học – ĐHTN, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 19 CBQL về việc thực hiện một số nội dung cơ bản của quy chế chuyên môn của GV với câu hỏi: “Xin các đ/c cho biết việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên trường ĐHKH – ĐHTN hiện nay như thế nào?” ( Câu hỏi 2, phụ lục 1). Kết quả thu được thể hiện qua bảng số liệu (bảng 2.5).
Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên trƣờng ĐHKH - ĐHTN
STT Nội dung quy chế chuyên môn Mức độ thực hiện
Rất tốt Tốt Chƣa tốt
1 Quy định về thực hiện chương trình và kế hoạch đào tạo
15 (78,9%) 3 (15,8%) 1 (5,3%) 2 Quy định về Hồ sơ chuyên môn 10
(52,6%)
3 (15,8%)
6 (31,5%) 3 Quy định về thực hiện hoạt động
giảng dạy 8 (42,1%) 6 (31,5%) 5 (26,3) 4 Quy định về kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của sinh viên
15 (78,9%) 2 (10,5%) 2 (10,5%) 5 Quy định về Nghiên cứu khoa học 10
(52,6%)
8 (42,1%)
1 (5,3%) 6 Quy định về công tác bồi dưỡng
và tự bồi dưỡng 10 (52,6%) 7 (36,8%) 2 (10,5%)
49 Phân tích kết quả điều tra cho thấy:
Về thực trạng việc thực hiện chương trình và kế hoạch đào tạo
Kết quả khảo sát ở bảng 2.5 cho thấy: Nhận xét về mức độ thực hiện chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo của giảng viên trường ĐH Khoa học – ĐHTN có 78,9% cho rằng GV thực hiện rất tốt CTĐT và KHĐT của nhà trường, 15,8% đánh giá ở mức độ tốt và vẫn còn 5,3% cho rằng giảng viên chưa thực hiện tốt CTĐT và KHĐT.
Để làm rõ hơn nữa về vấn đề này, chúng tôi tiến hành trao đổi với 05 cán bộ quản lý của nhà trường và thu được ý kiến như sau:
Về cơ bản, GV thực hiện theo đúng kế hoạch đào tạo của nhà trường đã được xây dựng và phê duyệt từ đầu năm học, cá biệt có những thay đổi về việc thực hiện kế hoạch đào tạo do GV đề nghị (VD: học phần GV đảm nhiệm nằm ở học kì 1 nhưng do 1 số lý do khách quan, GV xin chuyển sang giảng dạy ở học kì 2).
Việc thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo của GV những năm gần đây là tương đối nghiêm túc, đặc biệt là sau khi nhà trường xây dựng và ban hành bộ khung chương trình đào tạo kèm theo quyết định số 60/QĐ-ĐT-KH&QHQT ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học: GV thực hiện theo đúng khung chương trình đào tạo, đảm bảo thời lượng lý thuyết, thực hành, thảo luận nhóm, tự học…của mỗi học phần, không có bất cứ trường hợp nào tùy tiện thay đổi, thêm bớt về số tín chỉ hay số giờ LT, TH của các học phần mà GV đảm nhận
Bên cạnh những ưu điểm trên đây, việc thực hiện các quy định về KHĐT và CTĐT của GV vẫn còn một số vấn đề bất cập. Tuy không có hiện tượng giáo viên tự ý thay đổi về tên học phần và số tín chỉ, nhưng một số học phần (rất ít) lại không mang tính ổn định khiến cho việc học lại, học cải thiện của sinh viên gặp khó khăn (VD: học phần A ở khóa trước có nhưng sang khóa sau, giáo viên lại đề nghị thay thế bằng học phần khác)
Chương trình giảng dạy học phần của GV áp dụng chung cho tất cả các lớp học phần mà GV đảm nhận chứ không cụ thể hóa cho từng lớp học phần vì vậy chất lượng giảng dạy còn khá nhiều bất cập
50
Về thực trạng thực hiện quy định về Hồ sơ chuyên môn của giảng viên
Đánh giá về thực trạng thực hiện quy định về Hồ sơ chuyên môn của giảng viên có 52,6% cho rằng giảng viên thực hiện rất tốt các quy định về hồ sơ chuyên môn, 15,8% đánh giá tốt và còn 31,5% đánh giá việc thực hiện hồ sơ chuyên môn của GV là chưa tốt. Điều này cho thấy rằng, việc thực hiện đúng quy định về Hồ sơ chuyên môn của giảng viên hiện nay còn khá nhiều bất cập, một số giảng viên còn thực hiện một cách hình thức, có hồ sơ cho đúng quy định chứ không chú ý đến chất lượng của hồ sơ chuyên môn.
Song song với việc điều tra bằng phiếu hỏi chúng tôi tiến hành phỏng vấn 07 CBQL và thu được ý kiến như sau: Mặc dù đã có 1 số các văn bản pháp lý hướng dẫn về việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn, đặc biệt là các tài liệu giảng dạy của Đại học Thái Nguyên: Công văn số 527/ĐHTN-ĐT Ngày 24/4/2013 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên về việc quy định tài liệu giảng dạy của Giảng viên, căn cứ vào đó ĐH Khoa học đã ra các công văn về việc hướng dẫn GV xây dựng 5 tài liệu giảng dạy: Công văn số 396/ĐHKH-ĐT-KH&QHQT ngày 24/4/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên về việc hướng dẫn triển khai tài liệu giảng dạy của Giảng viên; Công văn số 1155/ĐHTN-ĐT của Giám đốc Đại học Thái Nguyên ngày 23/8/2013 Quy định về mẫu đề cương môn học và mẫu giáo án trong toàn Đại học Thái Nguyên; Công văn số 536/ĐHKH-ĐT-KH&QHQT ngày 27/8/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên về việc triển khai tài liệu giảng dạy của Giảng viên. Tuy nhiên, kết quả thanh tra 5 tài liệu giảng dạy của GV do bộ phận Thanh tra thuộc phòng TT-KT&ĐBCLGD tiến hành với các Khoa, Bộ môn cho thấy việc thực hiện 5 tài liệu GD của GV còn khá nhiều bất cập, thể hiện cụ thể dưới bảng thống kê sau đây:
51
Bảng 2.6. Thống kê số liệu thanh tra 5 loại tài liệu giảng dạy của Giảng viên trƣờng ĐH Khoa học – ĐHTN, Năm học: 2013 - 2014 Số TT Đơn vị Tổng các HP Báo cáo biên bản Mời giảng Thực tế học phần đủ 5 loại TL Tổng hợp Giáo án Giáo trình Tài liệu tham khảo Bài tập Đề cƣơng 1 Khoa Văn- XH 75 75 31 40 40 37 40 39 40 2 Khoa khoa học cơ bản 29 29 05 19 19 19 19 15 18 3 Khoa Luật - QLXH 82 81 33 33 30 30 30 30 30 4 Khoa KH MT – TĐ 74 74 04 69 69 68 69 69 69 5 Khoa Hóa học 38 37 01 31 30 28 28 28 30 6 Khoa Toán - Tin 59 59 02 59 59 59 59 59 59 7 Khoa VL&CN 13 12 01 11 10 10 10 10 11 8 Khoa KH SS 51 35 16 35 35 35 35 35 35 9 Bộ môn Lịch sử 38 30 05 19 19 16 19 15 16 Tổng số 459 432 96 316 311 302 309 300 308
(Nguồn:Phòng Thanh tra – Khảo thí & ĐBCLGD, trường ĐHKH – ĐHTN)
Theo kết luận của phòng TT-KT&ĐBCLGD, việc thực hiện quy định về 5 tài liệu giảng dạy của GV tương đối tốt, tuy nhiên vẫn có các học phần chưa có giáo trình chuyên ngành (Khoa Văn – XH: có 3 học phần thiếu GT chuyên ngành). Một số các học phần không có sách giao bài tập hoặc còn có giáo trình tự biên soạn, chưa được thẩm định vẫn đưa vào giảng dạy, làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Trongời gian tới nhà trường tiếp tục tiến hành kiểm tra, rà soát và có thống kê cụ thể về số lượng và đánh giá về chất lượng của các tài liệu giảng dạy của GV nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giờ giảng, đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới.
52
Thực trạng việc thực hiện quy định về giảng dạy của giảng viên trường ĐHKH – ĐHTN
Công tác giảng dạy được coi là hoạt động trọng tâm của nhà trường, do đội ngũ cán bộ giảng viên thực hiện. Công tác này đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức của giảng viên nói riêng và của toàn trường nói chung. Nói đến quản lý công tác giảng dạy là nói đến công tác chỉ đạo, điều hành đảm bảo cho giảng viên thực hiện đúng nội quy, quy chế, quy định; thực hiện đúng và đầy đủ nội dung, chương trình cũng như kế hoạch đào tạo; đảm bảo chất lượng giảng dạy của giảng viên.
Theo kết quả điều tra thể hiện trong bảng 2.6 thì có 42,1% CBQL cho rằng giảng viên đã thực hiện rất tốt các quy định về giảng dạy. 31,5% cho rằng quy định này được thực hiện ở mức độ tốt và đánh giá giảng viên thực hiện quy định này ở mức độ chưa tốt vẫn chiếm tới 26,3% ý kiến của CBQL.
Để tìm hiểu sâu hơn nữa việc thực hiện các quy định về giảng dạy của giảng viên, Chúng tôi tiến hành điều tra trên 19 CBQL về các nội dung của cụ thể trong quy định về giờ lên lớp của giảng viên trường đại học bằng câu hỏi sau: „Xin các đ/c cho biết giảng viên tại trường ĐHKH – ĐHTN thực hiện các nội dung quy định về hoạt động giảng dạy hiện nay như thế nào?” (Câu hỏi 3 , phụ lục 1 )
Bảng 2.7. Đánh giá việc thực hiện quy định về giảng dạy của GV trƣờng ĐHKH – ĐHTN
STT Các ND thực hiện quy định
về giảng dạy của GV
Mức độ thực hiện
Rất tốt Tốt Chƣa tốt
SL % SL % SL %
1 Công tác chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp 16 84,2 3 15,8 0
2 Thực hiện quy định về giờ
lên lớp của giảng viên 15 78,9 3 15,8 1 5,3 3 Thực hiện đổi mới phương
pháp giảng dạy 9 47,4 5 26,3 5 26,3 4 Thực hiện công tác kiểm tra
đánh giá học phần 10 52,6 7 36,8 2 10,5 5 Các nội dung khác 19 100 0 0
53
Kết quả điều tra ở bảng 2.5 về thực trạng thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên trường ĐHKH – ĐHTN cho thấy, hầu hết các CBQL được hỏi đều cho rằng các nội dung trong quy định về giảng dạy đều được giảng viên thực hiện ở mức độ tốt và rất tốt. Tuy nhiên theo kết quả điều tra ở bảng 2.7 các nội dung: thực hiện quy định về giờ lên lớp của giảng viên; thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; thực hiện công tác kiểm tra đánh giá học phần vẫn còn có các ý kiến cho rằng GV thực hiện chưa được tốt. Nguyên nhân của thực trạng này, theo nhận định của tác giả là do trong quá trình thực hiện các nội dung của quy định về giờ lên lớp, một số ít các GV vẫn còn để sẩy ra tình trạng vào lớp muộn, cá biệt còn có trường hợp quên giờ lên lớp, quên giờ coi thi, có GV còn tự ý đổi phòng học gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác ổn định lớp học.
Trong công tác giảng dạy của giảng viên cũng còn một số tồn tại như: hồ sơ giảng dạy của giảng viên tương đối đầy đủ về số lượng song chất lượng chưa đồng đều; quá trình nghiên cứu tài liệu cập nhật kiến thức mới cũng chỉ ở một số giảng viên có khả năng.
Về vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, còn một bộ phận không nhỏ các GV tỏ ra thờ ơ, không chú trọng, việc đổi mới PPGD chỉ được đẩy mạnh khi có các đợt thi giảng, đợt thanh tra đánh giá giờ giảng. Một số giảng viên, đặc biệt là các GV trẻ khi lên lớp thường tham lam kiến thức dẫn đến thuyết trình nhiều, gây nhàm chán cho sinh viên và không phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo cho sinh viên.
Về công tác kiểm tra đánh giá học phần, CBQL được hỏi đánh giá hầu hết các giảng viên đều thực hiện tốt (36,8%) và rất tốt (52,6%) các quy định mà nhà trường đã đề ra, tuy nhiên vẫn còn 1 số hiện tượng thực hiện chưa tốt (10,5%) quy định này. Thực tế, vẫn tồn tại 1 số học phần GV thực hiện việc kiểm tra, đánh giá điểm thường xuyên và điểm kiểm tra giữa học phần một cách chủ quan, chưa phản ánh đúng năng lực học tập của sinh viên, dẫn đến hiện tượng một số sinh viên điểm kiểm tra thường xuyên và giữa kì rất cao nhưng điểm thi kết thúc học phần lại quá thấp.
Thực trạng việc thực hiện quy định về Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng song song với nhiệm vụ giảng dạy của GV, thông qua hoạt động NCKH mà GV có cơ hội nâng cao
54
chuyên môn, gắn các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giảng dạy cho sinh viên và hướng dẫn sinh viên NCKH.
Qua kết quả điều tra ở bảng 2.6, phần lớn các CBQL đều cho rằng việc thực hiện các quy định về NCKH của GV nhà trường là tốt (42,1%) và rất tốt (52,6%). Thực tế cho thấy trường ĐHKH – ĐHTN là một trong những trường dẫn đầu về các hoạt động NCKH của GV và sinh viên NCKH trong khối các trường đại học trực thuộc ĐHTN. Các kết quả về NCKH của GV từ những ngày đầu thành lập trường cho đến nay đã chứng tỏ năng lực và thái độ NCKH nghiêm túc của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường. Các thành tựu đó cũng thể hiện rõ việc thực hiện rất nghiêm túc các quy định về NCKH đối với GV trường ĐH, CĐ. Các đề tài sinh viên NCKH cũng được các GV đầu tư hướng dẫn và đạt các kết quả cao, số lượng đề tài được Bộ GD&ĐT trao giải “Sinh viên NCKH” học toàn quốc là 12 đề tài.
Bảng 2.8. Thống kê kết quả NCKH của GV trƣờng ĐHKH – ĐHTN, giai đoạn 2003 - 2013 STT Năm Đề tài NCKH cấp cơ sở Đề tài NCKH cấp Đại học Đề tài NCKH cấp Bộ; Đề tài cấp nhà nƣớc 1 2003 9 2 2004 6 4 3 2005 4 5 4 2006 9 5 5 2007 8 5 6 2008 12 8 7 2009 26 10 1 8 2010 10 9 0 9 2011 41 18 2 2 10 2012 13 16 1 1 11 2013 12 Cộng tổng 138 34 49 4
55
Bảng 2.9. Số lƣợng bài báo đã công bố của cán bộ giảng viên trƣờng ĐHKH – ĐHTN, giai đoạn 2002 - 2013 STT Năm Tạp chí ĐHTN Tạp chí cấp quốc gia Tạp chí cấp Quốc tế ISI 1 2002 3 2 1 2 2003 3 3 3 3 2004 2 3 1 4 2005 3 6 3 5 2006 10 22 2 6 2007 19 14 4 7 2008 9 16 5 8 2009 38 17 3 9 2010 33 20 5 10 2011 45 38 11 11 07/2012 41 24 23 Tổng cộng 206 165 61
(Nguồn: Phòng NCKH& Hợp tác Quốc tế, trường ĐHKH – ĐHTN)
Bảng 2.10. Số lƣợng đề tài KLTN và NCKH của sinh viên trƣờng ĐHKH – ĐHTN từ khóa 1 đến nay
Khóa Đề tài KLTN Đề tài SV NCKH
1 64 28 2 81 29 3 81 27 4 95 29 5 152 60 6 141 71 7 174 73
56
Tuy các kết quả NCKH của GV và sinh viên nhà trường được đánh giá cao cả về số lượng và chất lượng trong toàn ĐHTN nhưng hiện nay vẫn tồn tại một số bất cập. Đó là một số các GV trẻ và các GV tham gia giảng dạy quá nhiều nên không có thời gian tập trung NCKH dẫn tới thiếu giờ chuẩn NCKH và phải lấy giừo giảng dạy để bù vào, đây là thực trạng đòi hỏi nhà trường cần phải có các biện pháp quản lý hữu hiệu hơn để giúp cho GV thực hiện tốt các quy định về NCKH của nhà trường và của ĐHTN.
Thực trạng việc thực hiện quy định về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV trường ĐHKH – ĐHTN
Theo kết quả điều tra ở bảng 2.6, hầu hết các CBQL đều cho rằng việc thực hiện các quy định về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV trường ĐHKH – ĐHTN là tốt (36,8%) và rất tốt (52,6%), tuy nhiên vẫn còn (10,5%) cho rằng việc thực hiện quy định này của GV là chưa tốt vì khi nhà trường tổ chức các buổi Sêmina hay hội thảo về bồi dưỡng chuyên môn, một số cán bộ giảng viên còn thờ ơ, đi chỉ cốt điểm danh, cộng điểm bồi dưỡng chuyên môn… chứ chưa thật sự nhận thức về hiệu quả của nó.
Về công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của GV được đánh giá là rất hiệu quả, các năm gần đây số lượng GV bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ tăng lên rõ rệt, hiện nay có tới 95% GV đang giảng dạy có trình độ Sau đại học
Đánh giá chung về thực trạng việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng