Quy chế chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường Đại học Khoa Học Đại học Thái Nguyên. (Trang 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Quy chế chuyên môn

1.2.2.1. Khái niệm Quy chế

Quy chế là chế độ được quy định bởi một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong một phạm vi nhất định, được ban hành có văn bản và có hiệu lực thi hành trong phạm vi cơ quan, tổ chức và được thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó.

Chuyên môn

Khái niệm chuyên môn được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau:

+ Chuyên môn: Là tổ hợp các tri thức và kỹ xảo thực hành mà con người tiếp thu được qua đào tạo để có khả năng thực hiện một loạt công việc trong phạm vi một ngành nghề nhất định theo sự phân công lao động xã hội.

+ Chuyên môn: Là lĩnh vực riêng, những kiến thức riêng nói chung của một ngành khoa học kỹ thuật.

Chuyên môn luôn gắn với những hoạt động nhất định, đặc biệt là hoạt động nghề nghiệp. Khi lao động nghề nghiệp, người lao động thực hiện các hoạt động chuyên môn. Nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạo chuyên biệt, có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất định. Nhờ vào quá trình hoạt động nghề nghiệp, con người có thể tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu cá nhân và xã hội.

Như vậy chuyên môn của một người có thể đồng nghĩa với nghề và ta có thể hiểu nó là kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề của người đó hay nói cách khác nó là học vấn và nghiệp vụ của người đó trong lĩnh vực nghề.

Quy chế chuyên môn

Quy chế chuyên môn là một văn bản pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định các hoạt động chuyên môn mà giáo viên phải thực hiện, được các nhà trường cụ thể hóa theo điều kiện của từng nhà trường. Là cơ sở để các nhà quản lý trường học thực hiện các hoạt động kiểm tra đánh giá chuyên môn đối với giáo viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phân tích khái niệm trên cho ta thấy, Quy chế chuyên môn các đặc điểm sau: -Là một văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, có tính chất pháp lý trong các hoạt động mà quy chế quy định

-Quy chế chuyên môn thực chất là các quy định về hoạt động chuyên môn mà nhà giáo phải thực hiện trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục của mình.

-Quy chế chuyên môn trong nhà trường mang tính chất đặc thù, thể hiện những nét đặc trưng, mang màu sắc riêng và cụ thể hóa theo điều kiện của nhà trường.

Trong nhà trường, quy chế chuyên môn tập chung phản ánh các nội dung cơ bản sau: Những quy định về thực hiện chương trình đào tạo, Hồ sơ chuyên môn, hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học, công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập, quy định về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng...

Vai trò của Quy chế chuyên môn

Quy chế chuyên môn là cơ sở để Hiệu trường nhà trường, các phòng chức nămg giúp việc cho Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giảng viên trong mỗi học kì và năm học, là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ giảng viên theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Giảng viên trong nhà trường thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, làm đúng các quy chế, quy định về chuyên môn thì chắc chắn chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng cao.

1.2.2.2. Quản lý việc thực hiện Quy chế chuyên môn

Quản lý việc thực hiện Quy chế chuyên môn là việc sử dụng các chức năng quản lý để làm cho các hoạt động chuyên môn đi đúng theo quĩ đạo, đảm bảo các yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên trong nhà trường.

Quản lý chuyên môn trong nhà trường nói chung thực chất là quản lý hoạt động dạy và học, trong đó ta cần quan tâm đến quản lý hoạt động dạy của thầy, quản lý hoạt động học của trò và quản lý trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý nhà trường. Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn bao gồm các khâu: Tổ chức chỉ đạo ban hành quy chế chuyên môn và các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế; chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy chế chuyên môn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.2.2.2 Giảng viên

* Khái niệm

Theo quyết định số 202/TCCP-VC ngày 8/6/1994 của Ban Tổ chức - Cán bộ, giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhận việc giảng dạy và đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường Đại học hoặc Cao đẳng.

* Nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của giảng viên

Đứng ở góc độ trường Đại học, giảng viên là bộ phận quan trọng của đội ngũ cán bộ viên chức. Đó là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo. Chất lượng giảng dạy của giảng viên là một trong những nhân tố quyết định chất lượng của sinh viên ra trường - những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà sinh viên theo học

Giảng viên với tư cách là một bộ phận của những nhà giáo phải thực hiện nhiệm vụ được quy định cho nhà giáo nói chung. Nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của người giảng viên được quy định tại điều 72, 73, 74 Luật giáo dục 2005

Giảng viên với tư cách là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục Đại học lại có những nhiệm vụ riêng được quy định trong tiêu chuẩn ngạch giảng viên, bao gồm: Giảng dạy được phần giáo trình hay giáo trình môn học được phân công; Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đề án tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng; tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp khoa hoặc trường; tham gia quản lý đào tạo (Nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập…; Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân công đảm nhiệm, thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn nghiệp vụ theo quy chế của các trường Đại học.

Giảng viên là người trực tiếp tham gia vào quá trình dạy học Đại học, sau Đại học, chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ từ Cao đẳng trở lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội. Bởi thông qua quá trình dạy học, giảng viên truyền đạt kiến thức, hướng dẫn sinh viên tiếp thu kiến thức, chủ động học tập, rèn luyện, hình thành kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3. Một số vấn đề lý luận về quản lý việc thực hiện Quy chế chuyên môn của Giảng viên trong trƣờng đại học

Một phần của tài liệu Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường Đại học Khoa Học Đại học Thái Nguyên. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)