8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên
thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức hiện nay, giáo dục đại học giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước. Nền kinh tế tri thức đã đặt chiến lược con người lên mục tiêu hàng đầu, coi đó là chiến lược sống còn trong sự phát triển của mình. Để đào tạo đội ngũ nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, thì phải quan tâm, chú trọng đến việc đổi mới GD & ĐT.
Trường đại học giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khẳng định vị thế uy tín của mình thì hơn lúc nào nhà trường phải chú trọng đến vấn đề giảng viên giảng dạy: Đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng đào tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết với sự
78
nghiệp giáo dục, có trí cầu tiến. ĐHKH – ĐHTN cũng vậy, muốn nâng cao chất lượng GD & ĐT thì trước hết cần giúp cán bộ quản lý và giảng viên nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản lý thực hiện quy chế chuyên môn
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn sẽ góp phần giúp cán bộ quản lý, giảng viên nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm của mình trong các hoạt động chuyên môn. Từ đó giúp họ có ý thức, trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ của mình trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học, bồi dưỡng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đem lại hiệu quả cao trong quá trình quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên ĐHKH – ĐHTN, trước hết nhà trường cần phải quán triệt các Nghị quyết, Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Đại học Thái Nguyên của các trường đại học nói chung và trường ĐHKH - ĐHTN nói riêng trong công tác giáo dục và đào tạo phù hợp với đặc thù của từng trường, không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục. Các Nghị quyết, Quy định của Bộ GD & ĐT này phải được triển khai đến các cán bộ quản lý, giảng viên để họ nắm được tầm quan trọng trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần phải tiến hành đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của việc quản lý thực hiện chương trình bồi dưỡng quy chế chuyên môn cho giảng viên. Bởi khi có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng về việc quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn sẽ giúp họ chú trọng quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, giảng viên trong trường có tư tưởng đúng đắn, tạo ra một môi trường học tập tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong suy nghĩ của mỗi cá nhân; không ngừng trau dồi nghiệp vụ, giúp họ có ý thức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
Ngoài ra, ban lãnh đạo nhà trường hay mỗi cán bộ quản lý phải tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, tăng cường công tác đào tạo, tự giáo dục, nhất là tự bồi dưỡng chuyên môn ngiệp vụ; có kế hoạch thường xuyên nâng cao
79
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống; giữ vững lập trường cách mạng, nâng cao kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, chủ động chỉ đạo cán bộ, giảng viên thực hiện các quyết định liên quan đến quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường
3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Nhà trường phải xây dựng các quy định, văn bản cụ thể về quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên trên cơ sở quy chế, quy định và các thông tư của Bộ GD&ĐT, của Đại học Thái Nguyễn phù hợp với sứ mạng đào tạo của nhà trường.
- Luôn bồi dưỡng đào tạo nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm cho cán bộ quản lý. Thường xuyên mở các buổi hội thảo, tọa đàm, trao đổi học hỏi kinh nghiệm về việc thực hiện quản lý hoạt động chuyên môn của giảng viên, giúp mỗi cán bộ quản lý trực tiếp, giảng viên nắm vững và làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn trong nhà trường
- Có các biện pháp cụ thể để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về việc thực hiện quản lý, tổ chức thi theo hệ thống tín chỉ. Nâng cao tinh thần nhận thức của cán bộ, giảng viên về vai trò tầm quan trọng của công tác tổ chức thi, tạo ra môi trường dạy - học tích cực, đánh giá chính xác, khách quan, công bằng kết quả học tập của sinh viên.