Biện pháp 3: Xây dựng quy trình, tiến hành phân cấp trongquản lý

Một phần của tài liệu Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường Đại học Khoa Học Đại học Thái Nguyên. (Trang 92)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng quy trình, tiến hành phân cấp trongquản lý

thực hiện quy chế chuyên môn của GV

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng quy trình và tiến hành phân cấp trong hoạt động quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn là một trong những biện pháp trọng tâm nhằm tạo ra một quy trình khép kín, chặt chẽ khi thực hiện các khâu trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn của GV. Qua đó đánh giá chính xác chất lượng và hiệu quả của quá trình đào tạo nói chung đạt được mục đích ban đầu đã đề ra.

- Tiến hành phân cấp trong hoạt động quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV nhằm cụ thể hóa trách nhiệm quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV từ đó tạo ra sự chuyên môn hóa của quá trình quản lý ở tất cả các khâu liên quan

82

- Xây dựng được quy trình quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV

3.2.3.2. Nội dung thực hiện và cách thức tiến hành

Bước 1: Cụ thể hóa nhiệm vụ Đào tạo và công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV

- Cụ thể hóa nhiệm vụ của các phòng chức năng và các đơn vị liên quan thực hiện đúng chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT và của Đại học Thái Nguyên

- Xác định nhiệm vụ trọng tâm của các Phòng, Khoa, Bộ môn và Trung tâm trực thuộc Trường trong công tác đào tạo cũng như các công tác khác theo kế hoạch hoạt động năm học của nhà trường

- Ngay từ đầu năm học, Phòng chức năng đã trình kế hoạch hoạt động của năm trên cơ sở nhiệm vụ năm học mà Nhà trường đã đưa ra và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của

- Phòng Đào tạo tham mưu cho lãnh đạo nhà trường ban hành các văn bản liên quan đến công tác quản lý việc thựuc hiện quy chế chuyên môn của GV (Thực hiện KHĐT, CTĐT và việc triển khai thực hiện các tài liệu giảng dạy của GV và các công tác liên quan đến hoạt động chuyên môn khác của GV)

Bước 2: Đánh giá thực trạng của nhà trường; xác định điểm mạnh, điểm yếu để xác định nội dung quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV

Dưới sự chỉ đạo của nhà trường phòng Đào tạo tiến hành thống kê các kết quả quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV để từ đó phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý ; phòng Thanh tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng GD tổng hợp kết quả thanh tra của những năm trước để khi Đoàn thanh tra xem xét, đôn đốc các đơn vị trong toàn trường khắc phục những tồn tại và kiến nghị với Ban Giám hiệu những khó khan mà đơn vị đó gặp phải. Từ đó, nhà trường sẽ có giải pháp tích cực giúp các đơn vị hoàn thanh nhiệm vụ được giao.

Bước 3: Xác định mục đích quản lý, nội dung quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV

- Xác định mục đích quản lý việc thực hiện QCCM của giảng viên: Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV nhằm đưa các hoạt động chuyên môn thực hiện theo đúng quỹ đạo của qúa trình đào tạo

83

- Xác định Nội dung quản lý việc thực hiện QCCM của giảng viên: + Quản lý việc thực hiện KHĐT và CTĐT

+ Quản lý HSCM của GV đặc biệt là 5 tài liệu giảng dạy phục vụ cho quá trình giảng dạy của GV

+ Quản lý việc thực hiện các quy định về giảng dạy của GV + Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên + Quản lý công tác NCKH của GV

+ Quản lý việc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ của Gv trong công tác chuyên môn

Bước 4: Lập kế hoạch quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV

- Cụ thể hóa các nội dung của quy chế chuyên môn bằng các văn bản mang tính chất pháp quy

- Phòng Đào tạo có trách nhiệm tư vấn cho Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV

- Các khoa, bộ môn xây dựng kế hoạch thực hiện và kế hoạch kiểm tra, báo cáo việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên thuộc khoa, bộ môn mình quản lý

Bước 5: Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên

- Phòng TT-KT&ĐBCLGD tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên

- Hiệu trưởng Chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, việc thực hiện các quy định về giáo trình, đề cương bài giảng, giáo án, tài liệu tham khảo và sách giao bài tập của giảng viên

- Kết thúc đợt thanh tra, kểm tra Đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra: Kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị biện pháp xử lý theo đúng quy định của nhà trường

84

Một phần của tài liệu Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường Đại học Khoa Học Đại học Thái Nguyên. (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)