Vai trò của Hiệu trưởng, phòng chức năng và các khoa trongquản lý

Một phần của tài liệu Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường Đại học Khoa Học Đại học Thái Nguyên. (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Vai trò của Hiệu trưởng, phòng chức năng và các khoa trongquản lý

thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên

1.3.3.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên

Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý chuyên môn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng là nhà quản lý trường học với tư cách tổ chức hành chính sự nghiệp, nhân sự, tác nghiệp hoặc chuyên môn; là người lãnh đạo thực hiện quá trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường. Đặc biệt là trong công tác quản lý việc thực hiện Quy chế đào tạo, xây dựng chương trình,quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của Giảng viên. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của việc quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của Giảng viên , Hiệu trưởng cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ tham mưu giàu kinh nghiệm có tư duy đổi mới và không ngừng sáng tạo trong công tác quản lý nhà trường, biết áp dụng các nguyên tắc phát triển và tiến bộ. Thường xuyên cải tiến công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, đảm bảo chât lượng hoạt động dạy - học, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

Hiệu trưởng giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên, bên cạnh đó Hiệu trưởng phải là người nắm vững kế hoạch hoạt động cụ thể trong công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng có vai trò đặc biệt vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, giảng viên, yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo của các nhà trường

Để thực hiện điều đó, Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện các công việc cụ thể như sau:

- Chỉ đạo các bộ phận chức năng xây dựng các quy định về chuyên môn; yêu cầu các phòng, khoa chuyên môn phổ biến các quy định trên đây tới tất cả cán bộ giảng viên.

- Chỉ đạo các phòng ban, các khoa thực hiện các văn bản, quy định, nguyên tắc, phương pháp và hình thức quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên

- Chỉ đạo việc giám sát công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên ở các cấp: tổ bộ môn, cấp khoa và cấp trường.

- Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên đạt kết quả tốt nhất.

1.3.3.2. Vai trò của các phòng chức năng trong quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của Giảng viên

i. Phòng Đào tạo

Phòng Đào tạo là đơn vị chức năng trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về xây dựng kế hoạch chiến lược, xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo; Tổ chức giám sát thực hiện chương trình, nội dung kế hoạch đào tạo, các quy chế chuyên môn nghiệp vụ, đề xuất mở các mã ngành phù hợp với định hướng phát triển của nhà trường; Xây dựng kế hoạch tổ chức biên soạn, duyệt, thẩm định và xuất bản các giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập của trường

Phòng Đào tạo giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên. Phòng Đào tạo chịu trách nhiệm rà soát lại các văn bản quy định, các quy định của Bộ GD&ĐT, của Đại học vùng về công tác chuyên môn của giảng viên trong nhà trường Đại học; Bên cạnh đó Phòng Đào tạo cũng cần thường xuyên tổng hợp ý kiến từ các đơn vị tham mưu cho nhà trường các điều chỉnh nếu có trong quá trình thực hiện quy chế đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bên cạnh đó phòng là đơn vị đề xuất điều hành giám sát toàn bộ quy trình về công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên, Cụ thể như sau: Triển khai các văn bản liên quan tới hoạt động chuyên môn của giảng viên dựa trên các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Đại học Thái Nguyên; Quản lý, kiểm tra, rà soát việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy của giảng viên (Đề cương môn học, giáo án, sách giao bài tập, giáo trình, tài liệu tham khảo); Việc giảng dạy và đánh giá học phần, công tác NCKH, viết giáo trình, viết sách, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Ngoài ra, để quản lý tốt việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên, phòng Đào tạo kết hợp với phòng TT-KT & ĐBCLGD thống nhất các biểu mẫu trong công tác quản lý chuyên môn, đặc biệt trong việc thống kê các tài liệu giảng dạy của giảng viên và công tác thăm dò, lấy ý kiến phản hồi về giảng viên của người học (sinh viên).

ii. Phòng Thanh tra - Khảo thí & ĐBCLGD

Có chức năng thực hiện công tác thanh tra và đảm bảo chất lượng GD theo quy định của Nhà nước và của Bộ GD & ĐT. Có nhiệm vụ thanh tra các khâu trong quá trình tuyển sinh đối với tất cả các hệ ĐT; Việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch, nội dung và phương pháp ĐT, quy chế đánh giá HS - SV …

Phòng TT-KT & ĐBCLGD có vai trò quan trọng trong việc giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng kiểm tra và đánh giá các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trong Nhà trường, thực hiện theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các văn bản, nội dung về tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục, xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục đối với Nhà trường và các cơ sở liên kết đào tạo khác. Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra giáo dục hay đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường, phòng TT-KT & ĐBCLGD còn tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác khảo thí và tổ chức tiến hành công tác khảo thí trong phạm vi Nhà trường theo các nội dung sau:

- Chỉ đạo các khoa, bộ môn thực hiện nghiêm túc quy chế của Bộ GD&ĐT, các quy định của ĐHTN và của nhà trường về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động chuyên môn của Giảng viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phối hợp với phòng Đào tạo ban hành và thực hiện các quy định cụ thể về thanh tra, kiểm tra Hồ sơ chuyên môn, công tác kiểm tra – đánh giá của Giảng viên, xây dựng các nội dung kiểm tra, phát hiện những vấn đề vướng mắc, đề xuất biện pháp giải quyết.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá trong nhà trường. Công tác thanh kiểm tra còn giúp nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tăng cường “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, nhất là trong hoạt động dạy học; kịp thời rút kinh nghiệm và điều hành kế hoạch đào tạo những năm tiếp theo.

1.3.3.3. Vai trò của các khoa trong việc quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên

Khoa là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của Trường, chịu trách nhiệm triển khai các công tác do Trường đề ra, đề xuất việc xây dựng các quy chế, quy định liên quan đến hoạt động chuyên môn của giảng viên

Phổ biến các Quy chế đào tạo cho giảng viên, trực tiếp phân công khối lượng giảng dạy cho giảng viên theo định mức giảng dạy

Xây dựng, quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy; quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBNV thuộc khoa; Triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt.

- Đề xuất và thu thập học liệu; tổ chức biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo cho các môn học do khoa phụ trách.

- Thực hiện kế hoạch đào tạo và bố trí cán bộ giảng dạy các môn học theo thời khoá biểu chung của khoa; Xây dựng kế hoạch NCKH hàng năm của khoa và tổ chức triển khai thực hiện

- Phối hợp với phòng tổ chức kiểm tra, đánh giá nghiệm thu đề tài NCKH các cấp của Giảng viên

1.3.3.4. Mối quan hệ với các Phòng-Khoa, đơn vị và các đoàn thể trong quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên

Là mối quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, các Phòng, Khoa đơn vị trong toàn trường thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo, điều hành của Hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trưởng trong công tác quản lý các hoạt động chuyên môn và việc xây dựng thực hiện các quy chế chuyên môn.

Đơn vị được phân công chủ trì thực hiện nhiệm vụ phải chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện. Đơn vị chủ trì thực hiện chịu trách nhiệm về kết quả nhiệm vụ được phân công; có nhiệm vụ đôn đốc nhắc nhở đơn vị phối hợp thực hiện nhằm triển khai thực hiện tốt và kịp thời nhiệm vụ được giao.

Đơn vị phối hợp thực hiện có trách nhiệm phối hợp giải quyết công việc liên quan kịp thời trên tinh thần hợp tác, trách nhiệm, không đùn đẩy, lảng tránh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết luận chƣơng 1

Trên cơ sở tìm hiểu vấn đề lý luận về quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên, chúng tôi tiến hành phân tích, hệ thống hóa những nội dung cơ bản và các khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quy chế chuyên môn, giảng viên … Từ đó đi đến khái niệm quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn như sau: “ Quản lý việc thực hiện Quy chế chuyên môn là việc sử dụng các chức năng quản lý để làm cho các hoạt động chuyên môn đi đúng theo quĩ đạo, đảm bảo các yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên trong nhà trường”.

Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên, cần phải xác định rõ đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, nội dung quản lý. Đồng thời xác định được tầm quan trọng của việc quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên; xác định rõ những nội dung quản lý cơ bản của quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV cũng như vai trò của Hiệu trưởng, phòng Đào tạo, phòng TT-KT&ĐBCLGD và các Khoa chuyên môn trongquản lý việc thực hiện QCCM của GV

Quản lý việc thực hiện QCCM của GV hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên việc quản lý chuyên môn của GV phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình giáo dục đào tạo, đặc biệt là vai trò chủ đạo giảng viên trong quá trình dạy học và vai trò của Phòng, Khoa chức năng và các quy định mang tính chất pháp lý về quy chế chuyên môn trong trường Đại học. Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động giảng dạy của GV nói riêng, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đào tạo nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC -

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

2.1. Vài nét về trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên

Trường ĐHKH - ĐHTN tiền thân là Khoa Khoa học Tự nhiên, được thành lập năm 2002 theo Quyết định số 1286/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 28/ 03/ 2002 Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Đến tháng 11/ 2006, để phù hợp với sự mở rộng của quy mô và ngành đào tạo, Giám đốc ĐHTN đã ký Quyết định số 803/QĐ-TCCB đổi tên Khoa Khoa học Tự nhiên thành Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội. Tháng 12/ 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1901/QĐ-TTg ngày 23/ 12/ 2008 về việc thành lập trường ĐHKH trên cơ sở nâng cấp khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội thuộc ĐHTN. Trường thực hiện nhiệm vụ quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức cán bộ, cơ sở vật chất và các mặt công tác khác của trường theo quy định của Nhà nước, Bộ GD&ĐT và sự phân cấp của ĐHTN.Trường là đơn vị dự toán và kế toán hành chính sự nghiệp cấp 3 thuộc Đại học Thái Nguyên.

Trường ĐHKH có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Trường đã tiến hành triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội. Đây là một trong những thế mạnh của nhà trường. Rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ, sinh viên được thực hiện thành công, hơn 200 bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí trong và ngoài nước, nhiều giáo trình đã được xuất bản, hơn 20 tài liệu tham khảo được biên soạn, đã và đang được áp dụng trong thực tế giảng dạy tại ĐHTN. Điều đó cũng cho thấy khả năng chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo cũng là một mũi nhọn của nhà trường.

Trường ĐHKH - ĐHTN đã xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, cơ chế làm việc cởi mở, coi trọng nhân tài. Trường ĐHKH sẽ là cái nôi đem đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sự thành công cho sinh viên, học viên, các nhà nghiên cứu; sự thịnh vượng, phát triển của các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương. Mặc dù là một trường còn non trẻ so với các trường đại học khác, song số sinh viên, học viên ở trường được đào tạo chiếm tỷ lệ khá lớn. Với số lượng sinh viên như vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của quá trình GD & ĐT, trường ĐHKH – ĐHTN đã áp dụng học chế tín chỉ vào công tác quản lý đào tạo và đạt được những kết quả nhất định. Đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, trường đã xây dựng một chương trình đào tạo gọn gàng, ưu việt, đội ngũ giảng viên trẻ, có trình độ, nhiệt huyết, trường luôn đặt mục tiêu là giúp đỡ sinh viên đi tới những thành công. Trong những năm qua, trường đã đào tạo nhiều cán bộ có trình độ đại học và sau đại học phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Các sinh viên của trường ĐHKH tốt nghiệp ra trường đều đã tìm được công việc thích hợp, thu nhập ổn định, được thị trường hài lòng, chấp nhận bởi trình độ, kiến thức vững vàng, khả năng nghiên cứu, tư duy độc lập, tác phong làm việc chuyên nghiệp và ý thức học hỏi không ngừng.

Về mô hình tổ chức hiện nay, trường Đại học Khoa học có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT, đồng thời tuân thủ theo đúng quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức hành chính của trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên

CÁC TRUNG TÂM TRỰC THUỘC TRƢỜNG

ĐẢNG ỦY

BAN GIÁM HIỆU

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC - ĐÀO TẠO

HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƢỞNG

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

PHÒNG HÀNH CHÍNH- TỔ CHỨC

PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC &

HTQT

PHÒNG CÔNG TÁC HỌC SINH - SINH VIÊN

PHÒNG KHẢO THÍ VÀ ĐBCLGD

CÔNG ĐOÀN

HỘI CỰU CHIẾN BINH

CÁC KHOA, BỘ MÔN

KHOA TOÁN- TIN

KHOA VĂN - XÃ HỘI

KHOA KHMT&TĐ KHOA KHOA HỌC SỰ SỐNG KHOA HOÁ HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ KHOA VẬT LÝ & CÔNG NGHỆ

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN PHÒNG KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH PHÒNG QUẢN TRỊ - PHỤC VỤ KHOA LUẬT VÀ QLXH

Một phần của tài liệu Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường Đại học Khoa Học Đại học Thái Nguyên. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)