Thực trạng quản lýviệc thực hiện quy chế chuyên môn của G

Một phần của tài liệu Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường Đại học Khoa Học Đại học Thái Nguyên. (Trang 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2.Thực trạng quản lýviệc thực hiện quy chế chuyên môn của G

trƣờng ĐHKH – ĐHTN

2.4.1. Nhận thức của cán bộ giảng viên về tầm quan trọng của quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn hiện quy chế chuyên môn

Quản lý việc thực hiện Quy chế chuyên môn là việc sử dụng các chức năng quản lý để làm cho các hoạt động chuyên môn đi đúng theo quĩ đạo, đảm bảo các yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên trong nhà trường.

Để tìm hiểu về nhận thức của cán bộ giảng viên trong nhà trường về công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, chúng tôi tiến hành điều tra 19 CBQL và 251 giảng viên và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Tầm quan trọng của quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn

STT Tầm quan trọng của việc thực

hiện quy chế chuyên môn

Cán bộ quản lý Giảng viên

SL % SL %

1 Rất quan trọng 18 94,7 205 81,7 2 Quan trọng 1 5,3 21 8,4 3 Bình thường 0 0 15 5,9 4 Không quan trọng 0 0 10 3,9

Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy, hầu hết cán bộ giảng viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch về nhận thức về vấn đề này của CBQL và GV.

Để đánh giá cụ thể công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn chúng tôi tiến hành điều tra theo từng nội dung cơ bản của công tác này

2.4.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV trường ĐHKH – ĐHTN ĐHKH – ĐHTN

Để có thông tin đánh giá thực trạng quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên nhằm xác định mức độ hiệu quả của công tác quản lý này, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 189 GV bằng câu hỏi sau: “Thầy/cô đánh giá như thế

58

nào về công tác quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường ĐHKH – ĐHTN ?”(Câu hỏi 4, phụ lục 1)

Kết quả xử lý số liệu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trƣờng ĐHKH – ĐHTN

STT Nội dung quản lý Kết quả thực hiện

Rất tốt Tốt Chƣa tốt

1 Quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch đào tạo

175 (92,6%) 12 (6,3%) 2 (1,1%)

2 Quản lý việc thực hiện quy định về Hồ sơ chuyên môn

189

(100%) 0 0

3 Quản lý việc thực hiện quy định về hoạt động giảng dạy 86 (45,5%) 98 (51,9%) 5 (2,6%) 4

Quản lý việc thực hiện quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

189

(100%) 0 0

5 Quản lý việc thực hiện quy định về Nghiên cứu khoa học

12 (6,3%) 98 (51,9%) 79 (41,8%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Quản lý việc thực hiện quy định về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng

189

(100%) 0 0

Theo kết quả điều tra ở bảng 2.12, chúng ta nhận thấy rằng phần lớn các GV được hỏi đánh giá cao về về kết quả hoạt động quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn ở trường ĐHKH – ĐHTN, tuy nhiên về kết quả quản lý việc thực hiện quy định về Nghiên cứu khoa học có tới 41,8% giảng viên cho rằng công tác quản lý chưa được thực hiện tốt.

Nguyên nhân của thực trạng này là do Phòng quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế vừa được tách ra khỏi phòng Đào tạo – Khoa học và Quan hệ quốc tế, nhân sự quản lý mới và chưa có kinh nghiệm cập nhật các văn bản và các biểu mẫu mới về NCKH để hướng dẫn cho cán bộ giảng viên. Một số các văn bản về đăng kí đề tài cấp

59

Đại học Thái Nguyên chậm được triển khai khiến các Chủ nhiệm đề tài thụ động trong việc viết thuyết minh, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc nắm bắt các cơ hội nhận đề tài cấp cao.

Để có thêm được thông tin chính xác và cụ thể hơn về thực trạng quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn tại trường ĐHKH - ĐHTN, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng quản lý của từng nội dung cơ bản.

2.4.2.1.Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo

Về vấn đề này, trước hết chúng tôi tiến hành trao đổi, phỏng vấn với 05 CBQL, 07 GV và thu được kết quả như sau:

Việc xây dựng và quản lý KHĐT, chương trình đào tạo được trường Đại học Khoa học quan tâm hàng đầu, đặc biệt là vấn đề thực hiện triển khai KHĐT và chương trình đào tạo của GV nhà trường.

Hiện nay nội dung chương trình đào tạo của trường đã từng bước được thực hiện hoá, bám sát mục tiêu, yêu cầu đào tạo, áp ứng nhu cầu xã hội. Quản lý nội dung chương trình được thiết lập từ các Khoa, Bộ môn, thông qua phòng Đào tạo, Hiệu trưởng xem xét và phê duyệt thực hiện.

Quản lý chặt chẽ nội dung chương trình đào tạo, đó chính là quản lý khối lượng kiến thức cho người học để giúp cho họ xây dựng được thế giới quan khoa học, có kỹ năng, kỹ xảo, thói quen hành động theo đúng mục tiêu đào tạo đảm bảo đúng chất lượng.

Trong những năm qua, việc quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch ĐT tại trường ĐH Khoa học đã được BGH quan tâm hàng đầu triển khai chỉ đạo thực hiện. Tuy trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và quản lý nội dung chương trình và kế hoạch đào tạo, nhưng với đội ngũ giảng viên được đào tạo cơ bản có trình độ chuyên môn ở bậc đại học, sau đại học, BGH đã chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn tích cực tham gia soạn thảo, chỉnh lý các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn và đưa vào giảng dạy đem lại những kết quả nhất định.

Song song với phương pháp trao đổi, phỏng vấn, chúng tôi tiến hành điều tra trên 189 giảng viên bằng phiếu hỏi với nội dung “Xin các Thầy/Cô cho biết nhà trường đã sử dụng biện pháp nào để quản lý việc thực hiện quy định về việc thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo? mức độ thực hiện của các biện pháp đó?” (câu hỏi 5, phụ lục 2) và thu được kết quả như sau:

60

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch đào tạo

STT Các biện pháp QL

Mức độ thực hiện

Rất tốt Tốt Chƣa tốt

SL % SL % SL %

1

Tổ chức cho giáo viên nắm

vững và thực hiện đúng KHĐT và chương trình đào tạo

189 100 0 0

2

Yêu cầu Khoa chuyên môn, GV làm kế hoạch chuyên môn, kế hoạch giảng dạy cá nhân. Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch trước khi đưa vào thực hiện

125 66.1 64 33,9 0

3

Yêu cầu giảng viên phải xây dựng chương trình môn học do mình phụ trách, trong đó thể hiện rõ khối kiến thức mà giảng viên truyền thụ cho sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

189 100 0 0

4

Theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng và theo học kì.

121 64,0 68 36 0

5

Sử dụng các biểu bảng sổ sách như: Sổ báo bài giảng, sổ theo dõi giảng dạy và học tập, lịch kiểm tra học tập, sổ dự giờ, phiếu đánh giá giảng viên

46 24.3 78 41,3 65 34,4

6

Dùng thời khoá biểu để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học của tất cả các học phần

61

Trong các biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo mà tác giả đã điều tra ở trên cho thấy:

Các biện pháp mà CBQL thực hiện tốt: 100% GV cho rằng nhà quản lý đã làm tốt công tác Tổ chức cho giáo viên nắm vững và thực hiện đúng KHĐT và chương trình đào tạo; Yêu cầu giảng viên phải xây dựng chương trình môn học do mình phụ trách, trong đó thể hiện rõ khối kiến thức mà giảng viên truyền thụ cho sinh viên; Dùng thời khoá biểu để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học của tất cả các học phần.

Tuy nhiên các biện pháp như: Yêu cầu Khoa chuyên môn, GV làm kế hoạch chuyên môn, kế hoạch giảng dạy cá nhân. Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch trước khi đưa vào thực hiện thì 66.1% được thực hiện ở mức độ tốt – khá còn 33.9 % GV cho rằng mức độ thực hiện của biện pháp này còn đạt ở mức độ trung bình .

Biện pháp Sử dụng các biểu bảng sổ sách như: Sổ báo bài giảng, sổ theo dõi giảng dạy và học tập, lịch kiểm tra học tập, sổ dự giờ, phiếu đánh giá giảng viên để quản lý việc thực hiện KHĐT và CTĐT của GV có tới 34% cho rằng được thực hiện ở mức độ Yếu, nguyên nhân của thực trạng này có lẽ là do biện pháp này còn mang nặng tính chất hình thức: Sổ theo dõi giảng dạy và học tập dành cho GV nhiều khi không thật sự hiệu quả ở chỗ : nhiều GV ghi khống hoặc đến khi phòng Đào tạo yêu cầu nộp sổ, lúc đó GV mới ghi nội dung giảng dạy vào và nộp.

Việc quản lý thực hiện KHĐT và nội dung chương trình đào tạo là một quá trình, đó là kết quả tư duy sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên trong nhà trường, vì vậy cần có sự đánh giá cụ thể để có giải pháp sát, đúng nhằm tăng cường quản lý kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo của nhà trường.

2.4.2.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện quy định về Hồ sơ chuyên môn của giảng viên

Trong bảng 2.5, kết quả điều tra về thực trạng quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường ĐHKH – ĐHTN, 100% cán bộ giảng viên được hỏi đánh giá công tác quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn là rất tốt, tuy nhiên khi tiến hành điều tra cụ thể trên 189 GV về các biện pháp mà CBQL đã áp dụng trong qúa trình quản lý vấn đề này với câu hỏi “Xin các Thầy/Cô cho biết nhà trường đã sử dụng biện pháp nào để quản lý việc thực hiện quy định về

62

hồ sơ chuyên môn của giảng viên? mức độ thực hiện của các Biện pháp đó?”(Câu hỏi 6, phụ lục 2). Chúng tôi thu được các kết quả như sau:

Bảng 2.14. Thực trạng quản lý việc thực hiện quy định về Hồ sơ chuyên môn của giảng viên

STT Các biện pháp QL

Mức độ thực hiện

Rất tốt Tốt Chƣa tốt

SL % SL % SL %

1

Ban hành các văn bản chỉ đạo việc triển khai 5 tài liệu giảng dạy của giảng viên

189 100 0 0

2

Quy định nội dung và thống nhất các loại mẫu, cách ghi chép từng loại hồ sơ

189 100 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3

Kiểm tra HSCM của GV theo tổ chuyên môn, theo khoa và toàn trường theo định kì

46 24.3 78 41,3 65 34,4

4

Định kì, hội đồng Khoa học – Đào tạo của nhà trường họp để đánh giá việc thực hiện các quy định về hồ sơ chuyên môn của giảng viên

178 94.2 11 5.8 0

5

Có chế độ khen thưởng, động viên và kỉ luật rõ ràng đối với GV khi thực hiện các quy định về HSCM

78 41,3 58 30.6 53 28.0

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.14, chúng ta nhận định rằng các biện pháp được đánh giá là được CBQL thực hiện tốt trong công tác quản lý việc thực hiện HSCM là: Ban hành các văn bản chỉ đạo việc triển khai 5 tài liệu giảng dạy của giảng viên; Quy định nội dung và thống nhất các loại mẫu, cách ghi chép từng loại hồ sơ. Trên thực tế,

63

để quản lý tốt việc thực hiện quy định về HSCM, nhà trường đã cho ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện Đề cương, giáo trình, giáo án, tài liệu tham khảo và sách giao bài tập (5 tài liệu giảng dạy) Định kì, hội đồng Khoa học – Đào tạo của nhà trường họp để đánh giá việc thực hiện các quy định về hồ sơ chuyên môn của giảng viên từ đó phân tích mặt mạnh và chỉ ra các tồn tại để GV kịp thời khắc phục.

Riêng biện pháp kiểm tra HSCM của GV theo tổ chuyên môn, theo khoa và toàn trường theo định kì có tới 34,4% giảng viên cho rằng CBQL thực hiện chưa tốt, nguyên nhân của thực trạng này theo đánh giá chủ quan của tác giả là do việc kiểm tra các tài liệu giảng dạy nói riêng và HSCM của GV nói chung còn nặng tính hình thức, “làm cho có khâu kiểm tra, đánh giá” chứ chưa đưa ra được các kết luận mang tính thực tế và cầu thị tiến bộ.

Việc tổ chức xây dựng đề cương môn học còn máy móc, thiếu sáng tạo. Công tác thẩm định ở cấp Bộ môn, cấp Khoa chưa chặt chẽ khiến khá nhiều đề cương môn học mới đưa vào áp dụng trong thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập, khó thực hiện.

2.4.2.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện quy định về giảng dạy

Các giai đoạn thực hiện quá trình giảng dạy của giảng viên trong trường đại học bao gồm:

- Giai đoạn chuẩn bị bài giảng: Đây là giai đoạn mà giảng viên đầu tư cho việc soạn giảng như nghiên cứu giáo trình, viết đề cương bài giảng, soạn giáo án; chuẩn bị phương tiện và đồ dùng dạy học.

- Giai đoạn thực hiện bài giảng trên lớp và thực hiện các quy định về giảng dạy: Đây là giai đoạn giảng viên truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho sinh viên, bằng các phương pháp giảng dạy linh hoạt nhằm đạt mục tiêu bài học đã đề ra.

- Giai đoạn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên: Đây là giai đoạn không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy, bởi lẽ đánh giá kết quả học tập nhằm xem xét công tác giảng dạy của giảng viên đạt hiệu quả đến đâu, xem xét quá trình nhận thức rèn luyện kỹ năng nghề của sinh viên đạt ở mức độ nào; trên cơ sở đó mà đề ra các biện pháp quản lý phù hợp, đạt được mục tiêu đề ra.

64

Tìm hiểu về thực trạng các biện pháp quản lý việc thực hiện các quy định về giảng dạy (bao gồm các nội dung cơ bản nêu trên), chúng tôi tiến hành điều tra bằng câu hỏi “ Xin các Thầy/ Cô cho biết nhà trường đã sử dụng các biện pháp nào để quản lý việc thực hiện các quy định về giảng dạy? Mức độ thực hiện của các biện pháp đó ra sao?” (Câu hỏi 7, phụ lục 2) và thu được kết quả điều tra theo các nhóm biện pháp quản lý thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 2.15. Thực trạng quản lý việc thực hiện quy định về việc chuẩn bị bài giảng của GV trƣờng ĐHKH – ĐHTN

STT Các biện pháp QL

Mức độ thực hiện

Rất tốt Tốt Chƣa tốt

SL % SL % SL %

1 Ban hành quy định về tài liệu

giảng dạy của GV 189 100 0 0

2

Thống nhất cơ bản về nội dung và hình thức thể hiện các loại bài soạn với tính chất chỉ dẫn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

53 28.0 78 41,3 58 30.6

3 Hướng dẫn giảng viên lập kế

hoạch soạn bài 30 15.8 98 51.9 61 32.3

4

Tổ chức cho GV họp nhóm chuyên môn để thảo luận thống nhất những nội dung phương pháp soạn bài, những thay đổi cần bổ sung, đổi mới phương pháp hay cải tiến giờ dạy...

125 66.1 53 28.0 11 5.8

5

Ban thanh tra chuyên môn có sự phân công kiểm tra, theo dõi nắm bắt tình hình soạn bài của GV

65

Bảng 2.16. Thực trạng quản lý việc thực hiện quy định về giờ lên lớp của giảng viên trƣờng ĐHKH – ĐHTN

STT Các biện pháp QL

Mức độ thực hiện

Tốt - Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL %

1 Xây dựng quy trình lên lớp 25 13.2 106 56.1 58 30.6

2

Quản lý giờ dạy của GV thông qua thời khóa biểu, sổ theo dõi giảng dạy và học tập, giấy báo giảng

158 83.6 29 15.3 2 11.1

3

Xây dựng thời khóa biểu khoa học và hợp lý để duy trì nề nếp dạy học

125 66.1 53 28.0 11 5.8

4

Tổ chức cho GV khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có.

61 32.3 98 51.9 30 15.8

5 Tổ chức dự giờ định kì, đột

xuất 56 29.6 121 64,0 12 6.3

6

Kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu và qui định báo nghỉ, báo dạy thay, dạy bù của GV

65 34,4 96 50.8 28 14.8

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường Đại học Khoa Học Đại học Thái Nguyên. (Trang 68)