Thực trạng nhận thức của giảng viên và cán bộ quản lý về tầm quan

Một phần của tài liệu Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường Đại học Khoa Học Đại học Thái Nguyên. (Trang 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và cán bộ quản lý về tầm quan

của việc thực hiện quy chế chuyên môn

Nhận thức là một giai đoạn ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động). Chúng quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động ảnh hưởng lẫn nhau.

Nhận thức là một quá trình tâm lý thường gắn với mục địch nhất định, nhận thức tham gia vào mọi hoạt động của con người. Đối với giảng viên và CBQL trong trường Đại học nhận thức về mức độ cần thiết của việc thực hiện quy chế chuyên có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn trong hoạt động nghề nghiệp của họ, góp phần ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục của cơ sở đào tạo nói riêng và sự nghiệp GD&ĐT của nước nhà nói chung.

Khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trường ĐHKH - ĐHTN về tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế chuyên môn, chúng tôi đã tiến hành điều tra với 19 cán bộ quản lý, 251 giảng viên và chuyên viên tại các phòng, khoa trong trường với câu hỏi “Xin thầy/ cô cho biết, việc thực hiện quy chế chuyên môn có vai trò như thế nào trong công tác giáo dục đào tạo?”(Câu hỏi 1 - Phụ lục 1). Ý kiến thu được cho thấy 100% CBQL, GV đều cho rằng việc thực hiện đúng quy chế chuyên môn sẽ góp phần xây dựng nề nếp và nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của nhà trường. Điều này phù hợp với kết quả điều tra nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện đúng quy chế chuyên môn được thể hiện trong bảng dữ liệu:

Bảng 2.4. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trƣờng

STT Tầm quan trọng của việc thực

hiện quy chế chuyên môn

Cán bộ quản lý Giảng viên

SL % SL %

1 Rất quan trọng 9 47,4 174 69,3 2 Quan trọng 9 47,4 31 12,4 3 Bình thường 1 5,2 46 18,3 4 Không quan trọng 0 0 0 0

48

Bảng 2.4 cho thấy: cán bộ quản lý và giảng viên có nhận thức khác nhau về tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế chuyên môn đối với giảng viên đại học. Nếu như 47,4 % cán bộ quản lý cho rằng việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên đại học rất quan trọng trong công tác GD & ĐT thì lại có 69,3% giảng viên có chung ý kiến về vấn đề này. Bên cạnh đó có 47,4% cán bộ quản lý cho rằng vấn đề này quan trọng thì 12,4% giảng viên cùng quan điểm.

Mặc dù đa số cán bộ quản lý và giảng viên đều nhận thấy việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên là rất quan trọng, song vẫn còn 5,2% cán bộ quản lý và 18,3% giảng viên cho rằng vấn đề này chỉ ở mức trung bình trong công tác dạy học và giáo dục. Điều đó cho thấy, cán bộ quản lý và giảng viên có nhận thức không đồng đều về việc thực hiện quy chế chuyên môn. Vì vậy, nhà trường cần có những biện pháp tác động đến nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục trong nhà trường, thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường Đại học Khoa Học Đại học Thái Nguyên. (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)