Đánh giá chung về thực trạng quản lýviệc thực hiện quy chế chuyên

Một phần của tài liệu Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường Đại học Khoa Học Đại học Thái Nguyên. (Trang 84)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4.Đánh giá chung về thực trạng quản lýviệc thực hiện quy chế chuyên

của giảng viên trường ĐHKH

Thông qua quá trình điều tra, trao đổi với các CBQL và GV của nhà trường, chúng tôi đánh giá chung về thực trạng quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên trường ĐHKH như sau:

Ƣu điểm:

Các biện pháp quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV đối với một số quy định cụ thể là khoa học và có mức độ thực hiện tương đối tốt đã rất quan tâm đến công tác triển khai cho giảng viên nắm vững các chỉ thị, thông tư, văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT, của ĐHTN và của nhà trường.

Công tác quản lý việc thực hiện các quy định về chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo được đánh giá ở mức độ rất tốt

Các CBQL và GV đã có nhận thức tốt về tầm quan trọng và sự cần thiết của biện pháp quản lý, vai trò của GV là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng quản lý hoạt động chuyên môn và đảm bảo được sứ mệnh lịch sử trong nhà trường.

Hầu hết các CBQL có sự quản lý tốt, rất nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao và có thâm niên nghề nghiệp, đã qua các lớp bồi dưỡng về công tác quản lý giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với tập thể trong và ngoài nhà trường, luôn có tinh thần cầu tiến, luôn kiên trì nỗ lực, năng động sáng tạo trong quản lý.

Hạn chế:

Một số CBQL chưa thực sự chủ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, năng lực quản lý còn yếu chưa tạo được uy tín trước đội ngũ GV.

74

Một số giáo viên chưa có ý thức cao trong công tác, thiếu tinh thần tự giác, chưa thực sự nỗ lực cao trong nhiệm vụ được giao, còn thụ động, thờ ơ trong công tác.

Một số giáo viên trẻ chưa thực sự tiếp cận được với chương trình và phương pháp dạy học đại học, ít quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng, chưa phát huy hết khả năng tìm tòi khám phá, sáng tạo của sinh viên.

75

Kết luận chƣơng 2

Trường Đại học Khoa học – ĐHTN là một trường non trẻ với 10 năm xây dựng và phát triển, vì vậy vấn đề quản lý nói chung còn đang trong quá trình hoàn thiện và nâng cao.

Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên là một trong những vấn đề quan trọng của hoạt động quản lý đào tạo, vì vậy đòi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ quản lý, các phòng ban, các khoa và giảng viên trong trường. Đa số cán bộ quản lý và giảng viên đều nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động này trong công tác GD & ĐT. Tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ quản lý, giảng viên chưa thật sự hiểu đúng về vai trò của nó trong công tác quản lý và giảng dạy.

Nhìn chung, việc thực hiện các nội dung của quy chế chuyên môn cũng như các biện pháp mà nhà trường đưa ra nhằm quản lý tốt các nội dung này được thực hiện chương trình đào tạo và quản lý chương trình đào tạo trong nhtương đối tốt và đem lại hiệu quả .

Trong quá trình quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn, nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn được biểu hiện về các mặt như: Các quy định, văn bản riêng, cụ thể về quản lý việc thực hiện qiuy chế chuyên môn; xây dựng môi trường dạy - học tích cực cho sinh viên; một số phương pháp quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn được thực hiện tốt, vẫn còn một số phương pháp chưa thực hiện triệt để nên chưa đem lại hiệu quả cao, các biện pháp chưa được tiến hành thường xuyên và đồng bộ nên chưa đạt được kết quả tối đa... Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quản lý công tác chuyên môn của nhà trường.

76

Chƣơng 3

N P QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

CỦA GIẢNG VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

3.1. Các nguyên t c đ t n p

Một phần của tài liệu Quản lí việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên tại trường Đại học Khoa Học Đại học Thái Nguyên. (Trang 84)