Quan điểm

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 84)

- Về các văn bản:

a. Quan điểm

Thực hiện kế hoạch phát triển của nhà trường trong tương lai trở thành cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao của tỉnh Bắc Ninh và các vụng phụ cận. Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Tổng cục dạy nghề trong chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020, trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh xây dựng các quan điểm phát triển như sau:

- Thực sự coi việc ĐTN là mục tiêu hàng đầu để phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh nói riêng.

- Tiếp tục ĐTN gắn với việc làm, sản xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Tức là: Tăng cường số lượng song song với chất lượng đào tạo theo hướng chuẩn hoá các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn cấp trình độ, tiến tới hoà nhập khu vực và quốc tế. Phát triển ĐTN theo hai hướng mũi nhọn và đại trà, vừa để đào tạo ra nguồn lao động kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn (CĐ và TC), vừa để đáp ứng yêu cầu phổ cập cho người lao động (SC).

- Đẩy mạnh việc ĐTN gắn với trải nghiệm thực tế, tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp nhằm cung cấp cho thị trường đội ngũ lao động kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp hiện đại hoá - công nghiệp hoá đất nước và tăng nguồn thu tài chính cho nhà trường và cho sinh viên;

- Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội. Vì thế, nhà trường có vai trò lớn trong việc đẩy mạnh xã hội hoá, tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư cả về vật chất, con người, cơ sở pháp lý... cho ĐTN trong môi trường hợp tác

với doanh nghiệp. Nhà trường sẵn sàng mở cửa để đón các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cùng tham gia ĐTN với nhà trường, đặc biệt quan tâm, đầu tư các ngành nghề mũi nhọn, trọng yếu phù hợp với sự phát triển nền kinh tế nước ta hiện nay.

- Tiếp tục ĐTN phát triển thành hệ thống nhiều cấp độ, đảm bảo tính liên thông phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và học tập suốt đời của người lao động.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 84)