Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách khuyến khích quan hệ trường ngành

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 102)

- Về các văn bản:

b. Về nhân lực.

4.2.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách khuyến khích quan hệ trường ngành

hệ trường ngành

Tương tự như các giải pháp áp dụng cho cấp cơ sở, các giải pháp mang tính vĩ mô nhằm tăng cường sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với khối doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực ĐTN cũng phải được thực hiện một cách đồng bộ. Vấn đề cần thực hiện trước nhất cũng là vấn đề về nhận thức. Để nâng cao nhận thức về quan hệ trường ngành trong ĐTN, cần thực hiện một số hoạt động như:

- Tổ chức các cuộc Hội thảo, Hội nghị riêng hoặc lồng ghép ở các cấp để bàn về hoạt động quan hệ trường ngành, những lợi ích mà nó mang lại, kinh nghiệm thực hiện trong và ngoài nước về vấn đề này;

- Thảo luận, trao đổi, phổ biến về hoạt động quan hệ trường ngành trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Đánh giá, tổng kết hàng năm về việc thực hiện hoạt động quan hệ trường ngành, nhân rộng các điển hình trên phạm vi rộng hơn, nhiều ngành nghề hơn, cấp độ cao hơn.

Song song với vấn đề nâng cao nhận thức, các cơ quan quản lý vĩ mô về ĐTN, tác giả khuyến nghị như sau: cần ban hành một loạt các qui định, chính sách nhằm khuyến khích phát triển quan hệ trường ngành trong ĐTN, nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ bản là phải có qui định về một số vấn đề cụ thể như sau:

1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề phải phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan khác ban hành chương trình khung quốc gia thống nhất trong toàn quốc. Đồng thời, cho phép và hướng dẫn các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình chi tiết trên cơ sở chương trình khung với một tỷ lệ điều chỉnh nhất định cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Qui định bắt buộc khi thông qua chương trình ĐTN phải có ý kiến của đại diện cơ quan sử dụng lao động (doanh nghiệp).

2. Qui định và kiểm tra về việc cập nhật công nghệ, dây chuyền sản xuất thực tế tiên tiến, hiện đại trong nội dung chương trình.

3. Qui định về việc bổ sung đại diện của khối doanh nghiệp (có sử dụng học sinh tốt nghiệp) vào các Hội đồng tuyển sinh, Hội đồng đánh giá cấp văn bằng chứng chỉ nghề …

4. Qui định cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp (đơn vị sử dụng lao động được đào tạo nghề) đối với đào tạo nghề, đặc biệt là các nghĩa vụ tài chính. Nhà nước cần bổ sung ngay trong luậ dạy nghề qui định bắt buộc các doanh nghiệp phải đóng một khoản thuế khi sử dụng lao động đã qua đào tạo (có thể gọi là thuế đào tạo hay thuế sử dụng lao động). Khoản tiền thu được sẽ được đầu tư trở lại cho các cơ sở đào tạo nghề một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

5. Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị vào việc đào tạo nghề dưới nhiều hình thức như cho học sinh thực tập sản xuất tại xưởng, tặng trang thiết bị cho cơ sở đào tạo … Trong trường hợp đó, một phần khấu hao máy móc thiết bị, chi phí bù lỗ các sản phẩm hư hỏng được tính vào chi phí đóng góp cho đào tạo nghề và doanh nghiệp sẽ được giảm một lượng thuế phù hợp tương ứng với khoản tiền trên.

6. Phát triển các cơ sở dạy nghề trong các doanh nghiệp, nhất là trong các tập đoàn, công ty lớn, dạy nghề cho doanh nghiệp và cho xã hội. Các cơ sở dạy nghề này được đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển các cơ sở dạy nghề và được đối xử bình đẳng với các cơ sở dạy nghề khác.

7. Ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia dạy nghề như:

- Các cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề;

- Chi phí xây dựng cơ sở dạy nghề được tính vào chi phí sản xuất và trừ vào lãi trước thuế của doanh nghiệp;

- Mua sắm máy móc, trang thiết bị cho dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp được miễn, giảm thuế nhập khẩu;

- Doanh nghiệp tổ chức dạy nghề được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; - Hỗ trợ đào tạo giáo viên dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề của doanh nghiệp, nhất là chuyển từ công nhân trình độ cao đi bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn sư phạm để làm giáo viên dạy nghề…

8. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động nói chung và thị trường lao động qua ĐTN nói riêng. Trong hệ thống này cần có phân tích, dự báo về nhu cầu ĐTN (theo cấp trình độ đào tạo, cơ cấu ngành, nghề, vùng, miền, …). Cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin này sẽ giúp cho các trường chuyển dần sang đào tạo hướng cầu, các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong tuyển dụng lao động.

9. Hình thành hệ thống kết nối giữa hệ thống tư vấn, hướng nghiệp – dạy nghề – tư vấn giới thiệu việc làm – doanh nghiệp.

10. Thành lập Hội đồng trường – ngành quốc gia. Đây sẽ là cơ quan điều phối chính sách về quan hệ trường ngành nhằm đảm bảo dạy nghề phải phù hợp, kịp thời, linh hoạt và chất lượng cao để có thể cạnh tranh được với thị trường khu vực và quốc tế. Hội đồng trường – ngành quốc gia nên được thành lập thông qua một Nghị định và được chính thức đưa vào Luật Dạy nghề của Việt Nam với thành viên của Hội đồng là đại diện cho 3 bên: Chính phủ, ngành và khối nghề nghiệp.

Trên đây là một số khuyến nghị về các giải pháp tăng cường sự liên kết giữa các trường dạy nghề với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các trường thuộc dự án GDKT&DN nói riêng cũng như các cơ sở đào tạo khác nói chung trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 102)