Các giải pháp hợp tác về thông tin – dịch vụ.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 96)

- Về các văn bản:

b. Về nhân lực.

4.2.4. Các giải pháp hợp tác về thông tin – dịch vụ.

Các thông tin về nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng lao động và ngành nghề đào tạo là một trong những căn cứ để nhà trường xác định qui mô, cơ cấu đào tạo, nội dung đào tạo. Đồng thời, các trường cũng dựa vào các thông tin phản hồi của doanh nghiệp khi sử dụng lao động được đào tạo bởi nhà trường để có những điều chỉnh phù hợp chương trình đào tạo.

Giải pháp cơ bản nhất mà nhà trường phải phối hợp với các doanh nghiệp để thực hiện là phải xây dựng hệ thống thông tin – dịch vụ đào tạo và mạng lưới thông tin - dịch vụ việc làm. Trong đó:

- Hệ thống thông tin – dịch vụ đào tạo phải đưa ra được các thông tin về: năng lực đào tạo, khả năng đào tạo, chất lượng đào tạo, các khoá đào tạo, các hình thức đào tạo, các nguồn lực phục vụ đào tạo, những thuận lợi trong đào tạo.

- Mạng lưới thông tin – dịch vụ việc làm phải đưa ra được các thông tin cập nhật về: nhu cầu lao động kỹ thuật hiện tại và dự báo trong tương lai (khu vực, vùng, miền, địa phương), các địa chỉ liên hệ việc làm tin cậy, các cơ quan - đơn vị hợp tác với trường, địa chỉ công tác của học sinh tốt nghiệp, các thông tin khác về dịch vụ việc làm.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhà trường hợp tác chặt chẽ và toàn diện với các doanh nghiệp. (Các hoạt động hợp tác này có thể tóm tắt như trong bảng 17).

Bảng 4.3: Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp HỢP TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ

Hoạt động của nhà trường Nội dung hợp

tác Hoạt động của doanh nghiệp

Tổ chức tuyển sinh theo qui

định Tuyển sinh

Tuyển mới hoặc gửi công nhân đến cơ sở đào tạo để tham gia khoá học

Tổ chức hội nghị, chỉ đạo xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

Xây dựng mục tiêu, nội dung chương

trình

Cử đại diện tham gia, góp ý sửa đổi mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo yêu cầu thực tiễn của sản xuất

Bố trí giáo viên của trường Nhân sự Cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn thực tập sản xuất

Quản lý toàn bộ quá trình đào tạo tại trường và chỉ đạo giám sát thực tập tại xưởng của doanh nghiệp

Tổ chức, quản lý

Tham gia phối hợp giám sát đào tạo tại trường, tổ chức quản lý thực tập sản xuất tại xưởng của doanh nghiệp

Ngân sách và các khoản thu

hợp lệ Tài chính

Đóng góp bằng khấu hao thiết bị, nhà xưởng, tiền công dạy thực tập sản xuất hoặc tiền mặt Toàn bộ cơ sở vật chất,

trang thiết bị của trường

Cơ sở vật chất – trang thiết

bị

Nhà xưởng và các dây chuyền sản xuất hiện có Tổ chức chỉ đạo toàn bộ các kỳ thi Đánh giá tốt nghiệp Phối hợp tổ chức thi thực hành tại xưởng của doanh nghiệp Tìm kiếm thị trường việc

làm, cung cấp thông tin, giới thiệu các địa chỉ tin cậy cho học sinh tốt nghiệp

Việc làm

Tiếp nhận một số học sinh tốt nghiệp (theo nhu cầu của doanh nghiệp)

Để tăng cường tất cả các hoạt động hợp tác trên và để cho các hoạt động hợp tác đó thực sự có hiệu quả, trong luận văn này kiến nghị thành lập “Hội đồng tư vấn trường ngành (HĐTVTN)” và “Tiểu ban tư vấn chương

trình đào tạo nghề (TBTVCT)” tại nhà trường với cơ cấu, chức năng và mục tiêu hoạt động như sau:

Hội đồng tư vấn trường ngành:

HĐTVTN thu thập thông tin đầu vào từ tất cả các TBTVCT về quan hệ trường – ngành (doanh nghiệp) với tư cách là cố vấn, sử dụng các thông tin này để nâng cao năng lực của cơ sở đào tạo trong việc đáp ứng các chiến lược và chiến thuật về bảo đảm chất lượng đào tạo, hợp tác với ngành và thực hiện những nhiệm vụ phù hợp với qui định. Đồng thời, HĐTVTN cung cấp thông tin về thị trường lao động cho nhà trường và Chính phủ để lập kế hoạch chiến lược với mục tiêu đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế xã hội của địa phương và của quốc gia.

Nhiệm vụ cụ thể của HĐTVTN như sau: 1. Hỗ trợ nhà trường lập kế hoạch chiến lược;

2. Xác nhận những nhu cầu phát triển và những cơ hội của cộng đồng, các tổ chức và các ngành của cộng đồng, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị về những đổi mới thích hợp đối với những chương trình đào tạo hiện có hoặc đề xuất các chương trình đào tạo mới để thực hiện;

3. Hỗ trợ tư vấn về vai trò của Chính phủ có thể được cải thiện như thế nào để giúp đỡ giáo dục kỹ thuật và dạy nghề;

4. Hỗ trợ cơ sở đào tạo xây dựng các tuyên bố về tầm nhìn và tôn chỉ mục đích, đảm bảo chúng thích hợp với định hướng chiến lược của nhà trường, chuyển hệ thống giáo dục từ hướng cung sang hướng cầu;

5. Xem xét vai trò của giáo dục kỹ thuật và dạy nghề trong tương lai và chuẩn bị tốt hơn cho học viên tiếp tục học lên và tìm được việc làm;

6. Hỗ trợ xác định những cơ hội hợp tác, liên kết hiệu quả với ngành (doanh nghiệp) trong giáo dục đào tạo;

7. Xem xét để đưa công nghệ mới vào đào tạo;

9. Hỗ trợ để nhận biết những cơ hội tạo ra thu nhập và được đầu tư trang thiết bị ở cấp trường;

10. Giúp trường thực hiện cải tiến chất lượng bằng việc xem xét các báo cáo của TBTVCT, đưa ra các khuyến nghị và giám sát kết quả đầu ra;

11. Giúp trường xem xét khả năng tiếp tục học lên của học sinh; 12. Tư vấn cho học sinh về các xu hướng của thị trường lao động; 13. Tư vấn về tác động của các điều luật của Nhà nước đối với ngành; 14. Giám sát và giúp đỡ trường đáp ứng các yêu cầu về kiểm định; 15. Cung cấp nguồn thông tin cho trường, các TBTVCT của trường và các trường khác với những tư vấn về ngành (doanh nghiệp), cung cấp các thông tin phản hồi theo yêu cầu cho các Hội đồng phát triển chương trình quốc gia;

16. Chuẩn bị văn bản báo cáo hàng năm, phác thảo những khuyến nghị chủ yếu cho cơ sở đào tạo và các ngành nghề tương ứng bằng phương pháp phân tích SWOT, báo cáo này sẽ được trình lên hiệu trưởng nhà trường, sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan chủ quản;

Thành viên chủ chốt của HĐTVTN sẽ bao gồm: các chủ tịch của TBTVCT, ít nhất một học viên vừa tốt nghiệp (đã có việc làm), đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội, hiệu trưởng và hiệu phó nhà trường. Chủ tịch và phó chủ tịch sẽ được lựa chọn từ những đại diện bên ngoài trường. Nhiệm kỳ hoạt động của HĐTVTN là 2 năm.

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu của HĐTVTN Hội đồng tư vấn trường ngành

Đại diện của trường (2 -3) Chủ tịch các TBTVCT Học viên (2 -3) Đại diện của Sở LĐTBXH Khác

Tiểu ban tư vấn chương trình đào tạo nghề:

Tiểu ban tư vấn cấp chương trình đào tạo về quan hệ trường - ngành (doanh nghiệp) cung cấp cơ hội thu thập thông tin đầu vào về thị trường lao động, thu nhận tư vấn kỹ thuật để cho những kỹ năng, thái độ và kiến thức mà học sinh lĩnh hội được tại các trường đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, của học sinh và của địa phương. Tiểu ban này sẽ luôn phục vụ một chương trình đào tạo hay một ngành nghề cụ thể, tuy nhiên nó có thể phục vụ cho cả nhóm ngành nghề có liên quan với nhau khi phù hợp. Tiểu ban này báo cáo cho lãnh đạo nhà trường, cho HĐTVTN và Sở LĐTB&XH nhất là khi tiểu ban phụ trách nhiều chương trình trong cộng đồng.

Nhiệm vụ cụ thể của TBTVCTnhư sau:

1. Xác nhận rằng mức độ kỹ năng tay nghề của học sinh đáp ứng nhu cầu của ngành;

2. Nhận biết những sự phát triển mới của ngành và các cơ hội trong cộng đồng, khuyến nghị những đổi mới thích hợp trong chương trình đào tạo hoặc đề xuất các chương trình đào tạo mới để thực hiện;

3. Hỗ trợ để xác nhận các cơ hội tạo ra thu nhập và được đầu tư thiết bị ở cấp chương trình;

4. Hỗ trợ để xác nhận các cơ hội hợp tác và liên kết có hiệu quả với ngành (doanh nghiệp) ở cấp chương trình đào tạo;

5. Tư vấn về tuyển sinh/ tiêu chuẩn lựa chọn/ tỉ lệ tốt nghiệp và hao hụt; 6. Xem xét và tư vấn về sự hài lòng của học sinh tốt nghiệp và người sử dụng lao động;

7. Tư vấn về các yêu cầu đối với thiết bị và cơ sở vật chất cho chương trình đào tạo;

8. Xác nhận chất lượng của chương trình đào tạo bằng cách xem xét lại chương trình đào tạo, kết quả học sinh tốt nghiệp, diện nghề nghiệp, trang thiết bị và đánh giá sự sẵn sàng làm việc trong ngành của học sinh tốt nghiệp;

9. Cung cấp thông tin phản hồi cho Hội đồng phát triển chương trình quốc gia;

10. Xác nhận cơ hội đào tạo tại nơi làm việc, hợp tác, thực hành, học tập tại hiện trường sản xuất;

11. Tư vấn về các cơ hội tìm việc làm cho người tốt nghiệp và khuynh hướng của thị trường lao động;

12. Tư vấn về tác động của các qui định pháp luật áp dụng cho ngành; 13. Giám sát và giúp đỡ các chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu về kiểm định;

14. Xử lý các vấn đề khác nếu thấy thích hợp với chương trình đào tạo; 15. Cung cấp thông tin đầu vào cho trường thông qua HĐTVTN;

16. Chuẩn bị báo cáo hàng năm về chương trình đào tạo theo phương pháp phân tích SWOT để đệ trình lên lãnh đạo trường, Sở LĐTB&XH và HĐTVTN.

Thành viên của TBTVCT bao gồm: đại diện của trường; học sinh vừa tốt nghiệp thuộc chương trình đào tạo của trường; từ 7 đến 15 người thuộc lĩnh vực dịch vụ và sản xuất phục vụ cho chương trình đào tạo và chiếm đa số trong thành viên của tiểu ban. Chủ tịch và phó chủ tịch của TBTVCT cũng được chọn ra từ những người ngoài cơ sở đào tạo.

Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tiểu ban tư vấn

HĐTVTN và TBTVCT khi được thành lập tại các trường sẽ là bộ phận thực hiện việc thiết lập và củng cố và điều hoà quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo nghề và ngành (doanh nghiệp).

Tiểu ban tư vấn chương trình

Đại diện của trường (2 -3) Học viên (1) Đại diện của ngành (5-17)

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 96)