Những đề xuất, khuyến nghị

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 106)

- Về các văn bản:

T Các giải pháp

4.4. Những đề xuất, khuyến nghị

Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhân tố đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế -xã hội, trong đó dạy nghề phải đảm nhận đào tạo 60 - 65% trong tổng số lực lượng lao động. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng ĐTN trong môi trường hợp tác với các doanh nghiệp nhằm phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là một cán bộ quản lý của trường ĐTN, tôi xin đề xuất, khuyến nghị một số vấn đề cơ bản như sau:

1. Nhà nước cần xây dựng rõ ràng cơ chế, chính sách trong việc liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề; cần quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với ĐTN chứ không dừng lại ở mức cung cấp thông tin về ngành nghề, nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động của doanh nghiệp cho cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề như hiện nay.

2. Chất lượng dạy nghề sẽ bảo đảm tính độc lập, khách quan và nâng cao trách nhiệm của các bên( cả doanh nghiệp và cơ sở đào tọa), vì thế, trong quá trình kiểm định, Nhà nước cần mở rộng cho mọi đối tượng được tham gia đánh giá chương trình này( cả tư nhân, doanh nghiệp, nhà trường và quản lý nhà nước).

3. Tổng cục Dạy nghề cần xây dựng mô hình các trường ĐTN có chất lượng cao. Thông qua đó, thường xuyên tổ chức hội thảo các giữa doanh nghiệp với các cơ sở ĐTN trong cả nước về các chuyên đề nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và người học nghề; xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề.

4. Nhằm phát huy cao năng lực của đội ngũ giáo viên dạy nghề và huy động tối đa số lượng học viên vào học nghề. Nhà nước cần xây dựng khung chính sách phù hợp để động viên được cả người dạy và người học, hướng tới đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.

5. Nhà nước quan tâm sâu sắc hơn nữa trong việc phát triển các trường dạy nghề ngoài công lập; mở rộng quy mô của các trung tâm dạy nghề. Tạo điều kiện và môi trường để duy trì, phát triển hình thức liên kết, phối hợp,

kèm cặp, truyền nghề tại các làng nghề, các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông – lâm – ngư.

6. Tổng cục Dạy nghề cần đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế và tranh thủ trợ giúp từ nước ngoài nhằm nâng cấp cơ sở vật chất – trang thiết bị ĐTN, tăng cường đào tạo giáo viên dạy nghề và sinh viên học nghề.

7. Bộ Diáo dục và Tổng cục Dạy nghề tiếp tục hoàn chỉnh các quy định về chương trình, giáo trình theo hướng tạo điều kiện cho các trường chủ động gắn đào tạo với yêu cầu sản xuất thực tiễn. Quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động qua đào tạo, cơ sở ĐTN. Xây dựng và áp dụng các tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo nghề trên phạm vi toàn quốc; trong đó có sự tham gia của các bên liên quan như: quản lý nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

KẾT LUẬN

Phát triển ĐTN đang được coi là một trong những quyết sách hàng đầu của Việt Nam hiện nay, được Đảng và Chính phủ quan tâm đặc biệt. Gần đây công tác ĐTN đã có những bước tiến rõ rệt, chất lượng đào tạo không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của các nước và so với yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới hiện nay thì chất lượng ĐTN của nước ta còn một số hạn chế. Chất lượng ĐTN là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo khả năng cạnh tranh của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và tăng cường sự hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp là một biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng ĐTN.

Trong luận văn của mình, tôi đã trình bày một số vấn đề lý luận, cơ sở thực tiễn về chất lượng ĐTN; sự hợp tác giữa trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh với doanh nghiệp. Từ đó, bản thân kiến nghị một số giải pháp thực hiện tốt việc hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng ĐTN tại nhà trường. Tuy nhiên, do những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và thời gian nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

Xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn văn Thực đã tận tình hướng dẫn em thực hiện luận văn này.

Xin cảm ơn Ban giám hiệu, các phòng ban, học sinh trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh; học sinh nhà trường đã tốt nghiệp nay là công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp và cán bộ quản lý, các kỹ sư, công nhân lành nghề tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Ninh; Tổng cục Dạy nghề đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc tìm hiểu thông tin, tài liệu để hoàn thành luận văn này.

Đảng lần thứ 2 (khóa VIII,. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

2. Báo cáo công tác dạy nghề của Tỉnh Bắc Ninh và phương hướng nhiệm vụ năm 2012, (01/2012). Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh. 3. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (2006). Nghị định quy định chi tiết

một số điều của luật Giáo dục và Bộ luật lao động về dạy nghề.

4. Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020, Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5.Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 -2020, Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Cao Danh Chính (2008), “Một số biện pháp tổ chức luyện tập kỹ năng nghề theo hướng cá biệt”, tạp chí giáo dục.

7. Phạm Văn Chinh (2011), Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật VINATEX, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.

8. Nguyễn Thanh Hà (2007), “Chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy các môn học thực hành chuyên môn nghề”, tạp chí giáo dục. 9 .Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, năm 1999.

10. Vũ Minh Hùng (2008), “Dạy thực hành nghề theo nhóm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”, tạp chí Giáo dục.

11. Luật Giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội.

12. Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, ban hành kèm theo Quyết định số: 102/QĐ-HĐQT ngày 30 tháng 07 năm 2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 106)