Phương hướng phát triển ĐTN của nhà trường gắn trong sự hợp tác với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 85)

- Về các văn bản:

b. Phương hướng phát triển ĐTN của nhà trường gắn trong sự hợp tác với các doanh nghiệp

tác với các doanh nghiệp

Với quan điểm ĐTN phải gắn với lao động, sản xuất thực tế. Định hướng phát triển đến năm 2015, tỉnh Bắc Ninh tập trung xây dựng phát triển các KCN- Đô thị đã được Chính phủ phê duyệt theo hướng hiện đại với công nghệ cao, công nghệ sạch. Đặc biệt phải làm rõ được ngành công nghiệp mũi nhọn là điện, điện tử, cơ khí chính xác. Bởi đây là cơ sở quan trọng để Bắc Ninh phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Đồng thời thực hiện quy hoạch và đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đưa toàn bộ 15 KCN đi vào hoạt động. Xây dựng thương hiệu các KCN gắn với thương hiệu một số Tập đoàn đa quốc gia như Samsung, Canon, ABB... nhằm góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh tỉnh Bắc Ninh. Xây dựng nhiều doanh nghiệp đạt chuẩn ISO 14000. Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 65-70%, giá trị xuất khẩu chiếm 90-95% toàn tỉnh. Thu hút lao động đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN, phát triển hệ thống hạ tầng xã hội nhằm “giữ chân” người lao động, góp phần bảo đảm cuộc sống của người lao động, ổn định an sinh xã hội.

Xuất phát từ thực tế đòi hỏi phải có nguồn lao động có chất lượng cao của Bắc Ninh cũng như trên cả nước nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà xây dựng phương hướng phát triển ĐTN trong môi trường hợp tác với các doanh nghiệp như sau:

- Phải tiếp tục nâng cao về cơ sở vật chất, xây dựng nhà xưởng thực hành phù hợp với mỗi ngành nghề đào tạo, mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học công nghệ cao;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên có đầy đủ phẩm chất đạo đức, chính trị; có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi; nhà trường tiếp tục đầu tư, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được học tập bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao tay nghề, lý luận chính trị...;

- Đẩy mạnh công tác tuyển sinh ở các hệ, tạo điều kiện cho sinh viên được học liên thông, học tập suốt đời; tăng cường đổi mới phương pháp đào tạo và hợp tác với doanh nghiệp để ngày càng nâng cao chất lượng ĐTN cho sinh viên;

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh để được nhận chỉ tiêu ĐTN cho bộ đội xuất ngũ; tham mưu với Sở giao thông vận tải tỉnh Bắc Ninh trong công tác đào tạo lái xe cho học viên; đẩy mạnh đề xuất với Sở lao động Thương binh và xã hội tỉnh Bắc Ninh trong công tác tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường;

- Mở rộng việc hợp tác với các doanh nghiệp theo đa dạng các nội dung và các ngành nghề nhằm đáp nhu cầu của sinh viên; xây dựng cơ chế hợp tác cần cụ thể hơn nhằm tạo thuận lợi cho cả hai bên và nâng cao được chất lượng đào tạo cho sinh viên;

- Đẩy mạnh công tác tham mưu đề xuất với nhà nước, với ngành nhằm tạo được hành lang pháp lý chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác ĐTN hiện nay.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 85)