Thực trạng về chất lượng ĐTN tại nhà trường trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 63)

- Về các văn bản:

3.2.8. Thực trạng về chất lượng ĐTN tại nhà trường trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp

tác với các doanh nghiệp

* Kết quả học tập của sinh viên:

Tất cả các nhân tố đảm bảo chất lượng trình bày trên đây đều tác động trực tiếp đến chất lượng ĐTN của nhà trường. Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp hàng năm đang là nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng như trên cả nước. Chất lượng ĐTN ngày

càng được nâng cao và được đánh giá ở bảng 5 dưới đây:

Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả tốt nghiệp của sinh viên

Nội dung

Kết quả tốt nghiệp

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

SL(Người) (Người) TL ( %) SL (Người) TL ( %) SL (Người) TL ( %) SL (Người) TL ( %) 1. Hệ Cao đẳng 0 0 293 313 307 Tốt nghiệp 0 0 282 96,2 304 97,1 299 97,4 Xuất sắc 0 0 0 0 0 0 0 0 Giỏi 0 0 7 2,5 11 3,6 10 4,4 Khá 0 0 95 33,6 178 58,5 180 60.0 Trung bình khá 0 0 116 41,1 73 24,0 73 24.5 Trung bình 0 0 64 22,7 42 13,8 36 12,0 Không tốt nghiệp 0 0 11 3,8 9 2,9 8 2,6 2. Hệ Trung cấp 305 313 297 325 Tốt nghiệp 293 96 303 96,8 289 97,3 317 97,5 Xuất sắc 0 0 0 0 0 0 0 0 Giỏi 12 3,9 13 4,2 15 5,0 21 6,5 Khá 117 38,4 125 39,9 165 57,0 185 58,4 Trung bình khá 98 32,1 109 34,8 62 21,5 87 27,5 Trung bình 66 21,6 56 17,9 47 15,8 24 7,4 Không tốt nghiệp 12 4,0 10 3,2 8 2,7 8 2,5 3. Hệ Sơ cấp 297 312 325 345 Tốt nghiệp 291 97,9 309 99,0 321 98,7 342 99,1 Xuất sắc 0 0 0 0 0 0 0 0 Giỏi 59 20,3 67 21,7 45 14,0 55 16,1 Khá 117 40,2 128 41,4 185 58,0 202 59,0 Trung bình khá 73 25,0 77 24,9 65 20,0 88 25,7 Trung bình 42 14,5 37 12,0 26 8 21 6,2 Không tốt nghiệp 6 2,1 3 1,0 4 1,3 3 0,9

Nguồn: Phòng đào tạo của nhà trường năm 2011

hệ Cao đẳng là do năm 2006 mới tuyển sinh nên đến năm 2009 mới có lứa tốt nghiệp đầu tiên của hệ Cao đẳng. Trong 4 năm, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc chưa có, chứng tỏ chất lượng tuyển sinh đầu vào chưa cao. Tỷ lệ tốt nghiệp loại giỏi, khá của cả 3 hệ tăng lên hàng năm, đặc biệt hệ Sơ cấp tăng cao hơn. Tỷ lệ học sinh không được tốt nghiệp giảm xuống điều này càng khẳng định hiệu quả đào tạo của nhà trường qua việc hợp tác với doanh nghiệp có tác dụng sâu sắc trong việc giáo dục ý thức trách nhiệm của sinh viên trước việc làm.

* Kết quả rèn luyện đạo đức của sinh viên:

Chất lượng đào tạo của sinh viên không chỉ đánh giá bằng điểm số mà còn được đánh giá bằng ý thức học tập, thực hành trong các doanh nghiệp; ý thức chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường, của doanh nghiệp; ý thức về việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và một số hoạt động khác; phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng; ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp, các Đoàn thể, các tổ chức khác trong nhà trường, hoặc các thành tích đặc biệt trong học tập - rèn luyện của HSSV. Việc đánh giá rèn luyện đạo đức của học sinh đều được nhà trường và các doanh nghiệp cùng đánh giá. Kết quả được tổng hợp tại bảng 6 dưới đây:

Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả rèn luyện đạo đức của sinh viên

Nội dung

Kết quả rèn luyện đạo đức của sinh viên

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

SL(Người) (Người) TL ( %) SL (Người) TL ( %) SL (Người) TL ( %) SL (Người) TL ( %) Xuất sắc 15 2,5 29 3,2 33 3,5 41 4,2 Tốt 211 35,0 338 36,8 358 38,2 390 39.9 Khá 260 43,2 414 45,1 430 45,9 469 48,0 Trung bình khá 90 11,2 105 11,4 86 9,2 52 5,3 Trung bình 8 1,3 8 0,9 7 0,74 6 0,6 Yếu 18 2,9 24 2,6 21 2,2 19 1,9 Kém 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 602 918 935 977

Nguồn: Phòng đào tạo của nhà trường

Từ sự phân tích bảng 6 có thể thấy các nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời gian gần đây đã có những cải thiện đáng kể. Số lượng sinh viên tốt nghiệp có kết quả rèn luyện đạo đức xuất sắc, tốt, khá tăng lên rõ rệt. Điều này càng khẳng định được quá trình quản lý, đào tạo có hiệu quả cao. Sự hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp đã có sự thống nhất để cùng giáo dục sinh viên, tạo nguồn nhân lực mới có đủ phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn cao.

Bên cạnh đó, có thể thấy điều này rõ hơn thông qua một số biểu hiện bên ngoài của chất lượng như tỷ lệ có việc làm, thu nhập của người lao động qua đào tạo, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp …

* Việc làm và thu nhập của học sinh tốt nghiệp:

Theo kết quả điều tra năm 2011 của nhà trường, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tìm được việc làm trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm. Cùng với sự gia tăng về việc làm thì mức lương bình quân của những đối tượng này cũng tăng lên. Đây là một trong những biểu hiện của sự cải thiện về chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn thấp so với các khu vực trong nước và mức tăng hàng năm còn chậm.

Bảng 3.7: Tổng hợp việc làm và thu nhập của học sinh tốt nghiệp Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có

việc làm (%) 74% 85% 87% 90%

Mức lương bình quân năm của

nữ sinh viên tốt nghiệp (triệu) 3,560 3,853 4,201 4,630 Mức lương bình quân năm của 3,706 4,024 4,514 5,015

nam sinh viên tốt nghiệp (triệu)

Nguồn: Điều tra cá nhân học sinh tốt nghiệp làm tại khu công nghiệp huyện Yên Phong và Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh

* Mức độ phù hợp của nghề được đào tạo với việc làm:

Tỷ lệ học sinh có việc làm đúng ngành nghề hay nói cách khác là mức độ phù hợp của nghề được đào tạo so với việc làm hiện tại cũng là một trong những tiêu chí phản ánh chất lượng ĐTN.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm đúng nghề được đào tạo ngày càng cao, điều này cho thấy việc đào tạo ngày càng gần với thực tế hơn góp phần cải thiện chất lượng đào tạo.

Theo kết quả điều tra lần theo dấu vết học sinh năm 2011, phần lớn người lao động được phỏng vấn cho rằng chuyên môn kỹ thuật được đào tạo phù hợp với công việc hiện tại (78,4%). Đây là một dấu hiệu khả quan của chất lượng đào tạo. Tuy nhiên tỷ lệ này chỉ tính trên số người đã có việc làm mà chưa kể đến những người chưa tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Hơn nữa, ĐTN thường mang tính đặc thù, phạm vi nghề được đào tạo thường rất hẹp, gói gọn trong một nghề cụ thể . Những người học nghề nếu không được làm đúng nghề thì khả năng tận dụng những kiến thức đã học vào những công

việc khác thường thấp hơn so với những hình thức đào tạo khác nên tỷ lệ 21,6% người được đào tạo làm không đúng chuyên môn vẫn còn là một con số đáng kể.

Bảng 3.8: Đánh giá về mức độ phù hợp giữa nghề được đào tạo và việc làm theo trình độ đào tạo (số người được điều tra: 115)

Đơn vị tính: %

Mức độ phù hợp Trong đó các hệ

Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng

Rất phù hợp 10,2 9,1 13,0

Phù hợp 74,1 67,7 65,2

Không phù hợp 15,7 23,2 21.8

Nguồn: Số liệu điều tra lần theo dấu vết học sinh năm 2011

Số liệu trong bảng 8 còn cho thấy, tỷ lệ làm không đúng chuyên môn được đào tạo ở các bậc đào tạo Trung cấp và Cao đẳng nghề có phần cao hơn so với Sơ cấp nghề, trong khi chi phí đào tạo bậc Trung cấp và Cao đẳng nghề lớn hơn so với đào tạo Sơ cấp nghề. Điều này càng làm tăng sự lãng phí nguồn lực trong ĐTN. Chính vì thế nhà trường phải những điều chỉnh thích hợp trong việc xác định nhu cầu lao động trên thị trường và cải cách chương trình đào tạo nhằm tăng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm phù hợp với chuyên môn, đảm bảo chất lượng ĐTN.

* Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo:

Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá về chất lượng đào tạo nghề.

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đã thực hiện thăm dò ý kiến về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên được đào tạo tại nhà trường trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp. Do điều kiện về thời gian đối với đánh giá đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo, số liệu được tổng hợp từ kết quả điều tra của hai cuộc điều tra “Lần theo dấu vết học sinh” và tại các doanh nghiệp mà nhà trường đang hợp tác đào tạo, được thực hiện năm 2011.

Bảng 3.9: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo (số người được điều tra: 115)

TT Tiêu chí đánh giá

Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc (tính theo tỷ lệ % ý kiến người trả lời)

Rất

thấp Thấp

Trung

bình Khá Tốt

môn 2 Kỹ năng thực hành 0 28,9 35,6 28,6 6,9 3 Khả năng tiếp cận công nghệ, thiết bị mới 6,9 30,6 41,7 17,4 3,4 4 Khả năng lao động sáng tạo 0 27,0 37,4 30,4 5,2 5 Khả năng phối hợp, làm việc nhóm 0 20,9 45,2 33,9 0

6 Khả năng giải quyết

các tình huống 0 28,7 39,1 32,2 0

Nguồn: Tổng hợp điều tra tại các doanh nghiệp năm 2011

Bảng 3.10: Đánh giá của học sinh về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp đào tạo nghề

TT Tiêu chí đánh giá

Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc (tính theo % ý kiến người trả lời)

Rất

thấp Thấp

Trung

bình Khá Tốt

1 Kiến thức chuyên môn 0 8,7 33,9 33,9 23,5

2 Kỹ năng thực hành 0 16,6 50,4 27,8 5,2

3 Khả năng tiếp cận công

nghệ, thiết bị mới 0 13,2 20,8 39,1 26,9 4 Khả năng lao động

sáng tạo 0 6,2 26,9 27,8 39,1

5 Khả năng phối hợp,

làm việc nhóm 0 1,8 31,3 30,4 36,5

6 Khả năng giải quyết

các tình huống 0 5,2 33,1 20,0 41,7

Nguồn: Số liệu điều tra lần theo dấu vết học sinh tốt nghiệp đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2011

Đánh giá khách quan của phía doanh nghiệp về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của người được đào tạo ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao hơn cả, trong đó cao nhất là khả năng phối hợp làm việc nhóm (45,2%); mức độ

tốt có nhưng rất hạn chế, chỉ có kiến thức chuyên môn được đánh giá tốt là 13%, các tiêu chí khác được đánh giá thấp hơn thậm trí là không có; mức độ khá được cũng đánh giá khá cao, trong đó khả năng phối hợp và làm việc nhóm chiếm tỷ lệ 33,9 và thấp nhất 17,4% của tiêu chí khả năng tiếp cận công nghệ và thiết bị mới. Tuy nhiên, mức độ thấp cũng được đánh giá với tỷ lệ tương đối từ 14,8% của tiêu chí kiến thức chuyên môn và đến cao nhất là 30,6% của tiêu chí khả năng tiếp cận công nghệ và thiết bị mới, thậm trí tiêu chí này còn bị đánh giá là rất yếu chiếm 6,9%. Điều này khẳng định công tác ĐTN của nhà trường còn phải cải thiện nhiều hơn nữa để nâng cao chất lượng, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn sản xuất.

Đánh giá chủ quan từ chính những người được đào tạo về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của họ cao hơn so với đánh giá của các doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch ở mức độ rất thấp và mức độ tốt. Sự chênh lệch này không cao lắm nhưng cũng có thể thấy rằng, vấn đề ĐTN trong nhà trường cần phải khắc phục những hạn chế để dần cải thiện cao hơn nữa chất lượng dạy nghề. Điều này trùng với đánh giá của Phòng đào tạo nhà trường về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp.

Biểu đồ 3.1. Đánh giá của nhà trường về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp

Nguồn: Tổng hợp điều tra cá nhân từ Phòng đào tạo năm 2011

Kết quả đánh giá của nhà trường về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của học sinh tốt nghiệp cũng tương đối thống nhất với đánh giá của các doanh nghiệp xét về mặt xu hướng. Tiêu chí về kiến thức chuyên môn cũng được đánh giá cao nhất (72%), khả năng thực hành và tiếp cận công nghệ mới được đánh giá thấp hơn (lần lượt là 64% và 50%).

Khác biệt lớn nhất giữa kết quả đánh giá của ba đối tượng trên là về khả năng lao động sáng tạo, khả năng phối hợp làm việc nhóm và giải quyết tình huống. Trong khi cả doanh nghiệp và trường nghề đều đánh giá thấp các tiêu chí này so với những tiêu chí khác thì những người được đào tạo lại đánh giá các tiêu chí này cao hơn những tiêu chí khác. Đây là các tiêu chí thiên về định tính nên có thể lý giải sự khác biệt này là do bản thân người được đào tạo thường có cái nhìn lạc quan hơn về khả năng của mình và sự khác biệt này là hợp lý và chấp nhận được.

Như vậy, qua kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của những học sinh sau khi tốt nghiệp xét trên cả góc độ khách quan là doanh nghiệp và chủ quan là trường nghề và người được đào tạo đều cho thấy chất

lượng ĐTN còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Nhà trường cần có những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo để theo kịp các nước và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 63)