Nhóm nguyên nhân vi mô

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 81)

- Về các văn bản:

3.5.2. Nhóm nguyên nhân vi mô

Các nguyên nhân vi mô thuộc về phía nhà trường và doanh nghiệp. Cơ bản tồn tại các nguyên nhân sau:

* Về phía nhà trường:

tác đào tạo giữa trường và doanh nghiệp.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường có lúc chưa nhận thức được một cách đầy đủ vai trò hoặc chưa thấy được lợi ích của việc hợp tác đào tạo nói trên nên chưa có khả năng, điều kiện cũng như các giải pháp hữu hiệu để thực hiện tốt.

- Trang thiết bị dạy nghề, nhà xưởng còn thiếu, cũ dẫn đến việc thực hành tại chỗ của học sinh còn nhiều hạn chế nhất định

- Một số giáo viên còn năng lực hạn chế trong dạy nghề cho học sinh dẫn đến dạy phần lý thuyết, thí nghiệm và rèn ý thức lao động cho học sinh ở nhà trường còn nhiều hạn chế nhất định. Chính vì lẽ đó, một số học sinh khi đi thực hành trong các doanh nghiệp hoặc tốt nghiệp ra trường vẫn chưa xác định được ý thức, kỷ luật của một công nhân kỹ thuật dẫn đến phải bỏ nghề hoặc làm trái nghề. Đây là một thực trạng cần sớm được khắc phục để xây dựng những thế hệ những người lao động trẻ có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.

* Về phía doanh nghiệp:

- Một số doanh nghiệp chưa thực sự năng động, linh hoạt trong công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cấp trình độ đội ngũ lao động của mình.

- Có nhu cầu sử dụng nguồn lao động kỹ thuật nhưng chưa chủ động thiết lập mối hợp tác với các cơ sở đào tạo nghề.

- Ở nước ta, cung lao động lớn hơn cầu nên do sức ép về việc làm, người lao động phải tự đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để có cơ hội việc làm

Vì vậy, mặc dù sử dụng sản phẩm của ĐTN nhưng các doanh nghiệp chưa nhận thức đúng mức về trách nhiệm trở lại đối với các cơ sở đào tạo, với đội ngũ lao động kỹ thuật.

Tóm lại, hệ thống ĐTN nói chung và trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh nói riêng còn có những hạn chế nhất định. Điều kiện – nguồn lực đảm bảo và nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN còn nhiều bất

cập so với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Việc hợp tác đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm tăng cường các nguồn lực, nâng cao chất lượng ĐTN còn yếu. Cần thiết phải nghiên cứu, đưa ra hệ thống giải pháp quản lý hữu hiệu, đồng bộ để thiết lập, phát triển liên kết, hợp tác giữa các cơ sở ĐTN với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN trong hiện tại cũng như tương lai nhằm đáp ứng cao nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đaị hóa đất nước.

Chương 4

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 81)