Tình hình các làng nghề hiện nay:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 49)

Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu. Trong những năm qua, nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động làng nghề ở Bắc Ninh đã có bước nhảy vọt lớn, sôi động chưa từng thấy. Đến nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng... Các làng nghề ở Bắc Ninh đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết

công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động thời vụ).

- Phương hướng hoạt động của các làng nghề:

+ Phát triển làng nghề ở Bắc Ninh phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của tỉnh. Đồng thời, cần có chính sách đầu tư liên kết, hợp tác giữa các làng nghề với nhau, giữa làng nghề với cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và với các doanh nghiệp công nghiệp lớn để hợp tác gia công và tiêu thụ sản phẩm; góp phần tạo việc làm cho người lao động ngay tại địa phương và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo quan điểm "Ly nông bất ly hương".

+ Phát triển làng nghề cần theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu, mô hình tổ chức sản xuất, ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp với công nghệ cổ truyền trong các làng nghề gắn với vấn đề bảo vệ môi trường; nhu cầu thị trường, sản phẩm của làng nghề phải có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài.

* Đối với các khu công nghiệp. - Tình hình các khu công nghiệp:

Đến nay Bắc Ninh đã hoàn thiện quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) đến năm 2015. Định hướng đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 15 KCN, tổng diện tích 7.525ha (KCN 6.541ha và Khu đô thị 984ha), trong đó: 10 KCN đã xây dựng, đi vào hoạt động với số vốn đầu tư hạ tầng 587 triệu USD, giải ngân đạt trên 50%; tỷ lệ lấp đầy 45,88% trên diện tích quy hoạch chi tiết được duyệt, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất đã thu hồi là 65%. Điển hình là các khu công nghiệp Yên Phong, Quế Võ, Tiên Sơn…

Với 205 dự án đi vào hoạt động năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 45-50%, giá trị xuất khẩu chiếm 85-90% toàn tỉnh, thu hút gần 50.000 lao động trực tiếp. Các dự án FDI có công nghệ tiên tiến, quy mô đầu tư lớn của các Tập đoàn đa quốc gia như: Canon, Samsung, ABB... vào các lĩnh vực

điện, điện tử, viễn thông đã đi vào hoạt động, đang tiếp tục đầu tư mở rộng sẽ tạo ra sự đột phá về giá trị sản xuất, xuất khẩu, sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao và tăng thu ngân sách.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w