Một số mô hình hợp tác giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp phổ biến trên thế giớ

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 41)

- Giáo viên, học viên, cán bộ quản lý

1.2.5.Một số mô hình hợp tác giữa trường dạy nghề và doanh nghiệp phổ biến trên thế giớ

biến trên thế giới

* Đào tạo kết hợp theo mô hình “Alternation”

“Alternation” theo cách gọi của tổ chức GTZ Việt Nam (trong tài liệu về các hình thức ĐTN trên thế giới) là “đào tạo phối hợp” là hình thức kết hợp đào tạo điển hình tại Pháp. Đặc trưng của hình thức này là:

- Chương trình đào tạo: Đào tạo chính quy cấp bằng nghề hoặc bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Về đào tạo chính quy, trường hoàn toàn tuân thủ theo quy chuẩn quốc gia, không được tự do về nội dung chương trình giảng dạy. Về bồi dưỡng nâng cao trình độ, không bắt buộc phải cấp văn bằng, chứng chỉ nghề và doanh nghiệp tham gia vào xây dựng các chương trình đào tạo;

- Phương pháp tổ chức đào tạo: Các môn cơ bản - đại cương, các môn lý thuyết chuyên môn, thực hành cơ bản được đào tạo tại trường cho giáo viên của trường thực hiện. Thực tập sản xuất được tiến hành tại doanh nghiệp với sự tham gia của cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp;

- Tài chính: Doanh nghiệp khi sử dụng học viên đã tốt nghiệp phải nộp cho trường đào tạo nghề hoặc cho Nhà nước một khoản thuế (thuế học nghề) bằng 0,5% quỹ lương của doanh nghiệp. Trong đó, 0,2% cho trường và 0,3% cho cán bộ doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề;

- Đánh giá kết quả đào tạo: Việc thi, kiểm tra, tốt nghiệp được thực hiện tại trường. Kiểm tra tay nghề (thi thực hành) được tiến hành tại doanh nghiệp với Hội đồng kiểm tra bao gồm giáo viên của trường và cán bộ của doanh nghiệp.

* Đào tạo kết hợp theo mô hình “Dual system”

Trong các tài liệu về đào tạo nghề tại Việt Nam, “Dual system” được gọi bằng nhiều cách như “song tuyến”, “song hành”, “kép”… Tuy nhiên, dù được gọi bằng cách nào thì về bản chất nội dung và hình thức của nó vẫn là “kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp”. Trong phạm vi bài viết này sẽ sử dụng khái niệm “song tuyến”.

Đào tạo kết hợp theo hình thức song tuyến là hình thức ĐTN cơ bản của Đức và chủ yếu là đào tạo để phục vụ cho doanh nghiệp. Đặc điểm cơ bản của đào tạo song tuyến là:

- Xây dựng mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo: Căn cứ theo chương trình khung thống nhất của Nhà nước, khối cơ quan quản lý Nhà nước về đào tạo nghề xây dựng Chương trình đào tạo lý thuyết và các hiệp hội nghề nghiệp, phòng công nghiệp sẽ xây dựng chương trình đào tạo thực hành có định hướng theo yêu cầu phát triển công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp;

- Cơ sở vật chất sư phạm – trang thiết bị thực hành: đào tạo được tiến hành cả ở trường và doanh nghiệp nên cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo gồm cả của trường và doanh nghiệp;

- Cán bộ giáo viên: gồm cả giáo viên của trường và doanh nghiệp, trong đó giáo viên của các trường sẽ dạy các môn lý thuyết;

- Tài chính: do cả phía trường và doanh nghiệp đóng góp. Tài chính của nhà trường lấy từ ngân sách Nhà nước và các khoản thu hợp lệ khác. Về phía doanh nghiệp sẽ cấp học bổng cho học sinh, đầu tư tuyển cán bộ hướng dẫn thực hành tại doanh nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất – sư phạm;

- Đánh giá tốt nghiệp: Kết quả thi thực hành quyết định việc tốt nghiệp của học viên, kết quả thi lý thuyết chỉ có giá trị tham khảo. Đề thi thực hành do các phòng công nghiệp ra.

* Mô hình đào tạo tuần tự

Kết hợp theo mô hình đào tạo tuần tự tức là quá trình đào tạo được chia làm hai giai đoạn và tiến hành ở hai địa điểm là trường và doanh nghiệp: Giai đoạn một đào tạo lý thuyết và thực hành cơ bản tất cả các công việc của nghề tại trường; giai đoạn hai là thực hành sản xuất theo từng công việc và thực hành tốt nghiệp tại cơ sở sản xuất trong một thời gian dài.

Ưu điểm của mô hình này là đơn giản trong việc tổ chức quá trình đào tạo kết hợp và tận dụng được ưu thế của mỗi bên trong việc kết hợp. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là học lý thuyết và thực hành cũng như thực hành cơ bản và thực hành sản xuất được tiến hành ở những khoảng thời gian cách xa nhau nên học sinh dễ bị quên những điều đã học.

Chương 2

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 41)