Thực trạng hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng ĐTN của trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 73)

- Về các văn bản:

3.3. Thực trạng hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng ĐTN của trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh

ĐTN của trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh

Để nâng cao chất lượng ĐTN, trường Cao đẳng Công nghệ Bắc Hà đầu tư riêng một bộ phận hoạt động về quan hệ với trường ngành. Đến nay, trường đã thành lập Phòng quan hệ hợp tác, Phòng thị trường lao động và Tiểu ban tư vấn chương trình đào tạo nghề. Tiểu ban tư vấn nghề và việc làm được thành lập với mục tiêu thiết lập những quan hệ giữa trường và ngành; khuyến khích, duy trì đối thoại tích cực giữa người sử dụng lao động (doanh nghiệp/ ngành) và nhà cung cấp đào tạo nhân lực (trường) và các bên liên quan khác trong lĩnh vực dạy nghề nhằm đảm bảo lợi ích đa phương cho các bên liên quan.

Hoạt động hợp tác với phía doanh nghiệp vẫn diễn ra và còn có xu hướng gia tăng song chưa mang tính hệ thống. Do đó, đặt quan hệ với phía doanh nghiệp để đưa học sinh đến học trong giai đoạn thực tập sản xuất cũng là kiểu hợp tác phổ biến của nhà trường. Xét về mặt số lượng thì đây là kiểu hợp tác mà số học sinh được tham gia là lớn nhất.

Về mặt tài chính, dấu hiệu khả quan là phần tài chính do các doanh nghiệp đóng góp cho các trường ngày càng tăng lên. Thành công này một phần là nhờ nỗ lực của nhà trường trong việc tìm kiếm các hợp đồng, hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp, mặt khác là do nhà trường đã sáng suốt lựa chọn các ngành nghề để đào tạo nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn về nguồn nhân lực phục vụ ngay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng như các vùng phụ cận trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Bảng 3.11: Tổng hợp nguồn thu của nhà trường.

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng Ngân sách nhà nước (%) Từ doanh nghiệp (%) Tổng Ngân sách nhà nước (%) Từ doanh nghiệp (%) Tổng Ngân sách nhà nước (%) Từ doanh nghiệp (%) Tổng Ngân sách nhà nước (%) Từ doanh nghiệp (%) 0 0 0 0 0 0 4,45 2,7 1,75 5,49 3,04 2,45

Nguồn: Phòng tài chính nhà trường năm 2011

Theo báo cáo của Phòng đào tạo năm 2011, phần tài chính do doanh nghiệp đóng góp cho trường chủ yếu là phí đào tạo mà doanh nghiệp trả cho trường khi trường tổ chức cho học sinh thực tập, trải nghiệm tại các doanh nghiệp. Nguồn thu từ ngân sách Nhà nước từ năm 2010 có được là do nhà trường mạnh dạn nhận tuyển sinh bộ đội xuất ngũ về học nghề tại trường theo quy định học nghề của bộ đội xuất ngũ của Bộ quốc phòng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn hợp tác với nhà trường dưới một số hình thức khác như cấp học bổng cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, đầu tư – hợp tác sử dụng trang thiết bị … nhưng giá trị thu được từ các hình thức này rất nhỏ.

Về mặt nhân sự, nhà trường đã có sự hợp tác với phía doanh nghiệp như: mời các cán bộ của doanh nghiệp tham dự các buổi thảo luận, trao đổi trực tiếp với sinh viên về những công nghệ sản xuất mới của doanh nghiệp để giúp sinh viên cập nhật kiến thức mới và tích luỹ kinh nghiệm; cử giáo viên tham gia giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng do doanh nghiệp tự tổ chức …

Về mặt thông tin, nhà trường đã có Phòng tuyển sinh và giới thiệu việc làm. Trong Phòng có các tiểu ban khác nhau. Tiểu ban phụ trách hợp tác ĐTN luôn có nhiệm vụ quan hệ về việc tổ chức cho học sinh đi thực tập tại các doanh nghiệp; nắm bắt nhu cầu nghề mới của các doanh nghiệp để tuyển sinh ĐTN cho phù hợp và quan hệ với doanh nghiệp tổ chức hội thảo, bố trí việc làm cho sinh viên đã tốt nghiệp. Mặt khác, tiểu ban còn tiến hành điều tra khảo sát hàng năm về nhu cầu cũng như xu hướng sử dụng lao động của tất cả các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh Bắc Ninh để giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm ngay. Tuy nhiên các thông tin thu được có lúc chưa

được xử lý một cách hiệu quả, thiếu tính hệ thống nên không phát huy được tác dụng trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tự đi tìm việc làm vẫn còn. Các quan hệ về mặt thông tin đối với các doanh nghiệp mà nhà trường đã thiết lập hiện nay cũng có lúc chưa thực sự chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin về tuyển sinh đối với trường và tuyển dụng lao động đối với doanh nghiệp.

Việc tuyển sinh và đánh giá tốt nghiệp trong ĐTN hầu như chỉ được thực hiện bởi một phía là cơ sở đào tạo. Trong hội đồng đánh giá tốt nghiệp chưa có đại diện từ phía doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi nhưng nhiều khi chưa thoả mãn yêu cầu của doanh nghiệp.

Về hợp tác xây dựng chương trình đào tạo, nhà trường đều có sự hợp tác với phía doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo nhưng việc này mới chỉ nằm trong khuôn khổ mức độ của một số nghề.

Bảng 3.12: Thực trạng xây dựng chương trình đào tạo nghề tại nhà trường

TT Ngành đào tạo

Số ngành được xây dựng với sự tham gia của doanh

nghiệp

1 Khoa Tin học ứng dụng x

2 Khoa kỹ thuật công nghệ điện, điện tử x

3 Khoa công nghệ cơ khí x

4 Khoa kế toán doanh nghiệp x

5 Khoa công nghệ kỹ thuật xây dựng x

6 Khoa lái xe ô tô x

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra tại Phòng đào tạo nhà trường

Đánh giá về mức độ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp theo một số nội dung, hình thức chủ yếu, nhà trường và doanh nghiệp đã có nhận định khá thống nhất.

Bảng 3.13: Tổng hợp nội dung, hình thức và mức độ hợp tác với doanh nghiệp của nhà trường.

Đơn vị tính: Các ngành theo thứ tự tại bảng trên

Chưa Đôi khi

Thường xuyên

1 Ký hợp đồng đào tạo 1,3,5,6 2 0

2 Tổ chức cho học viên thực tập sản xuất tại các doanh nghiệp 0 0 1,2,3,4,56

3 Đưa học viên đi tham quan khảo sát tại các doanh nghiệp 0 1,3,4,6 2,5

4 Doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị,

nhà xưởng thực hành cho trường 1,3,5 4 2,6

5 Cử giáo viên giảng dạy tại các lớp do doanh nghiệp tự tổ chức 1,3,4,5 0 2,6

6

Mời các chuyên gia thực tiễn từ doanh nghiệp tham gia hội thảo, tập huấn về công nghệ

mới, trao đổi kinh nghiệm 0 1,3,4,5 2,6

7

Doanh nghiệp tài trợ cho giáo viên của trường tham gia các khoá đào tạo bồi dưỡng,

nâng cao trình độ 1,3,4,5 2 6

8 Mời các chuyên gia thực tiễn từ doanh nghiệptham gia xây dựng chương trình, giáo trình 0 1 2,3,4,5,69 Cung cấp các thông tin về tuyển sinh, tốt nghiệp, thu thập thông tin phản hồi 0 1,4 2,3,5,6 9 Cung cấp các thông tin về tuyển sinh, tốt nghiệp, thu thập thông tin phản hồi 0 1,4 2,3,5,6

Nguồn: Tổng hợp điều tra tại Phòng đào tạo nhà trường

Tổng hợp tại bảng (13) có thể thấy, nhà trường đã có sự hợp tác với các doanh nghiệp trong quá trình ĐTN. Hình thức hợp tác cũng tương đối đa dạng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, sự hợp tác này còn yếu, chủ yếu là hợp tác từng phần và rời rạc, không thường xuyên, hiệu quả đạt được chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của nhà trường cũng như các doanh nghiệp.

Phía doanh nghiệp cũng có những nhận định khá thống nhất với nhà trường khi đánh giá về mức độ hợp tác với nhà trường khi ĐTN cho học sinh (bảng 14 dưới đây).

Như vậy, đánh giá của cả doanh nghiệp và các trường nghề về mức độ hợp tác trong đào tạo đều cho thấy mối hợp tác này còn lỏng lẻo. Mặc dù các nội dung hợp tác đã được triển khai và đa dạng hoá nhưng chất lượng còn ở mức độ chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có từ hai bên.

nghiệp hiện nay hầu hết là mang tính tự phát do nhu cầu của trường và doanh nghiệp, chưa có sự can thiệp, chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan. Sự hợp tác này là tự phát từ các phía. Do đó vai trò của quản lý vĩ mô là một nhu cầu cấp thiết nhất, là thực hiện mô hình đào tạo nghề như các nước tiên tiến đã trình bày ở trên.

Thực hiện tốt sự hợp tác với doanh nghiệp hay nói cách khác là củng cố mối quan hệ trường ngành sẽ mang lại lợi ích cho không chỉ phía trường mà còn mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, người học và xã hội. Củng cố quan hệ trường ngành là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng ĐTN. Các trường cần thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác với phía doanh nghiệp về mọi mặt để tranh thủ mọi nguồn lực từ đối tượng này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của trường.

Bảng 3.14: Đánh giá về mức độ hợp tác với nhà trường của doanh nghiệp

Đơn vị: % người được hỏi

TT Nội dung và hình thức hợptác

Mức độ hợp tác

Chưa Đôi khi Thườngxuyên

1 Ký hợp đồng đào tạo 10,4 68,7 20,9

2 Cho học viên thực tập sản xuất

tại doanh nghiệp 0 38,3 61,7

3 Cho học viên tham quan thực

tế tại doanh nghiệp 4,4 51,3 44,3

4 Đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị,

xưởng thực hành cho trường 55,7 33,9 10,4 5

Mời giáo viên các trường nghề giảng dạy tại các lớp học do doanh nghiệp tự tổ chức

26,8 48,9 24,3

6

Cử kỹ sư, công nhân giỏi của doanh nghiệp tham gia các buổi hội thảo, tập huấn về công nghệ mới, trao đổi kinh nghiệm với các trường nghề

26,9 55,7 17,4

7

Doanh nghiệp tài trợ cho giáo viên của trường tham gia các khoá đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ

71,3 19,1 9,6

8

Cử các chuyên gia thực tiễn của doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo

24,3 48,8 26,9

9 Cung cấp cho nhau thông tin 15,6 63,5 20,9

3.4. Những ưu điểm đạt được trong quá trình hợp tác giữa nhà trườngvới doanh nghiệp để ĐTN cho sinh viên

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ BẰNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG DẠY NGHỀ VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 73)