Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kênh phân phối Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Phú Yên (Trang 70)

* Lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại:

Trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và Ngân hàng, lãi suất cho vay phản ánh giá cả của đồng vốn mà người sử dụng vốn là các doanh nghiệp phải trả cho người cho vay là các ngân hàng thương mại. Lãi suất cho vay hình thành nên chi phí vốn và là chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp và qua đó điều chỉnh các hành vi các hoạt động kinh tế của họ. Khi lãi suất cho vay của Ngân hàng tăng sẽ đẩy chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm tăng lên, làm suy giảm lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, gây ra tình trạng thua lỗ, phá sản trong hoạt động kinh doanh. Xu hướng tăng lãi suất Ngân hàng sẽ luôn đi liền với xu hướng cắt giảm, thu hẹp quy mô và phạm vi của các hoạt động sản xuất trong nền kinh tế. Ngược lại, khi lãi suất Ngân hàng giảm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh và

Trang 60

khả năng cạnh tranh. Lãi suất cho vay thấp luôn là động lực khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó kích thích tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế.

Ở nước ta, do điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển, các kênh huy động vốn đối với các doanh nghiệp còn rất hạn chế nên nguồn vốn từ các Ngân hàng luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do đó, lãi suất cho vay luôn có tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Trong năm 2008, dưới sức ép của tình trạng lạm phát tăng cao và tác động từ các giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng trên thị trường đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế, trong đó khu vực doanh nghiệp là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Có lẽ mãi sau này người ta không thể quên được cảnh tượng “dòng người” xếp hàng để rút tiền từ nơi lãi suất thấp sang nơi lãi suất cao vì lãi suất tiền gửi được đẩy lên liên tục, cao nhất là 19-20%/năm. Theo đó lãi suất cho vay được đẩy lên đúng bằng lãi suất tối đa, 21%/năm. Những tác động tiêu cực của lãi suất đến các doanh nghiệp trong năm vừa qua có thể khái quát lại như sau:

- Do lãi suất cho vay tăng cao, hiệu quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đã bị giảm sút, bị thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm.

- Lãi suất vay cao, cùng với nguồn cung tín dụng bị hạn chế đã dẫn đến tình

trạng hầu hết các doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, cắt giảm việc đầu tư, thu hẹp quy mô và phạm vi hoạt động.

- Nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít, không chịu đựng được mức lãi

suất cao, không có khả năng huy động vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đã phải ngừng hoạt động, giải thể và phá sản.

Trong bốn tháng đầu năm 2012, bằng nhiều giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mặt bằng lãi suất đã có sự điều chỉnh giảm, nguồn cung tín dụng được nới lỏng, dường như là một động tái tích cực cho các doanh nghiệp để tiếp cận nguồn vốn vay rẻ hơn. Trần lãi suất huy động hiện chỉ còn 12%/năm, nhưng lãi suất cho vay vẫn trên dưới 20%/năm. Lãi suất cho vay thực tế này còn

Trang 61

quá cao so với khả năng tiếp cận của doanh nghiệp. Theo lời ông Nguyễn Văn Nam - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đại Phát cho biết là họ được ngân hàng báo thông tin có thể lãi suất sẽ được giảm từ 0,5 - 1%/năm so với năm trước. Tuy nhiên, với mức lãi suất đó, vẫn còn quá cao so với mức kinh doanh hiện nay bởi sức mua đang giảm, hàng hóa bán ra chậm, tồn đọng nhiều, mà tồn đọng thì bản thân doanh nghiệp vẫn phải chịu lãi. Ngân hàng chỉ giảm ít thì các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn[1]. Hơn nữa điều kiện cho vay của các ngân hàng rất là ngặt nghèo, khiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay.

Đó cũng làm cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty PYFINCO nói riêng khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay.

Tình hình giá xăng, điện, …tăng cao kéo theo tỉ lệ lạm phát tăng

- Trong những tháng đầu năm, tình hình giá xăng, dầu liên tục thay đổi. Cụ

thể, đầu tháng 3 xăng điều chỉnh tăng 2.100 đồng/lít (xăng RON 92 từ 20.800 đồng/lít lên mức 22.900 đồng/lít), Điêzen điều chỉnh tăng 1.000 đồng/lít (điêzen 0,05S từ 20.400 đồng/lít lên mức 21.400 đồng/lít), Dầu hỏa điều chỉnh tăng 600 đồng/lít (dầu hỏa từ 20.200 đồng/lít lên mức 20.800 đồng/lít), Madut điều chỉnh tăng 2.000 đồng/kg (madut 3,5S từ 16.800 đồng/lít lên mức 18.800 đồng/kg). Không dừng lại ở đó, mà tối ngày 20/4/2012 giá cả xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh tỉnh tăng lần thứ hai trong năm, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu, đặc biệt là xăng A92 đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử: giá xăng A92 tăng 900 đồng lên mức 23.800 đồng mỗi lít. Dầu diesel tăng 500 đồng, trong khi dầu hỏa và dầu mazút tăng lần lượt 600 và 400 đồng một lít [2]. Xăng dầu tăng ắt hẳn sẽ làm cho giá cả nhiều mặt hàng tăng, dẫn đến chi phí đầu vào cũng tăng, ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng, trong khi sức mua trên thị trường ngày càng giảm dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn.

- Tỷ lệ lạm phát tăng làm giá trị của đồng tiền bị suy giảm, ảnh hưởng xấu

đến các hoạt động kinh tế, đến việc tạo vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát giảm hoặc kiềm chế được lạm phát, sẽ đảm bảo được giá trị của đồng tiền, thúc đẩy việc phát triển kinh tế và phát triển sản xuất kinh

Trang 62

doanh. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm còn ảnh hưởng đến việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, ảnh hưởng đến tình hình thất nghiệp cũng như tệ nạn xã hội của đất nước. Tình trạng lạm phát cao trong năm 2011 đã kéo nền kinh tế Việt Nam vào vòng xoáy khó khăn, bất ổn, tác động tiêu cực đến mục tiêu bảo đảm an sinh- xã hội và tăng trưởng, phát triển kinh tế. Mục tiêu năm 2012, kéo CPI từ 18% xuống dưới 10% thực sự là một thách thức lớn, trong khi các điều kiện, yếu tố, giải pháp cho mục tiêu này phần lớn vẫn còn nằm trong các nghị quyết, quyết tâm chính trị, chưa thực sự đi vào cuôc sống và mọi việc còn đang ở phía trước. Và đặc biệt những tháng đầu năm 2012 giá cả các mặt hàng liên tục tăng nên việc đưa tỷ lệ

lạm phát xuống như mục tiêu là việc vô cùng khó khăn. 2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên:

Biến đổi khí hậu đang gây ra những bất thường cho thời tiết trên cả nước: Rét đậm, rét hại ở miền Bắc, lũ lụt liên tiếp ở miền Trung hay nước biển dâng cao gây triều cường ở Miền Nam đang làm xáo trộn đến đời sống của người dân. Đặc biệt, việc nhiệt độ xuống thấp, gây rét đậm và có tuyết rơi vào những ngày qua tại Sa Pa là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử. Trong năm gần đây số lượng những con bão tới ngày càng nhiều, gây tình trạng mưa lũ kéo dài, thất thoát về tài sản lẫn tính mạng của nhiều người dân Việt Nam. Theo thống kê các cơn bão có cường độ trên cấp 8 thì năm 2007 có bão Toraji vào đầu tháng 7; năm 2008 có Neoguri hoạt động trên biển Đông vào giữa tháng 4; năm 2009 có bão Chan-hom vào đầu tháng 5; năm 2010 có bão Conson vào trung tuần tháng 7; năm 2011 có bão Sarika vào đầu tháng 6. Và gần đây nhất là bão số 1 năm 2012 (với tên quốc tế là Pakhar) là một cơn bão sớm (cuối tháng 3) và đặc biệt bởi cường độ mạnh (cấp 8, cấp 9), và ảnh hưởng tới các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ ngay từ những ngày đầu mùa bão [3]. Tình hình mưa bão kéo dài, mưa trái mùa nếu cứ tiếp diễn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh, làm giảm doanh thu của công ty của công ty PYFINCO vì ngành hàng chủ yếu của công ty là nước giải khát, phụ thuộc rất nhiều

Trang 63

2.3.1.3 Xu hướng tiêu dùng:

Xu hướng tiêu dùng của khách hàng đóng vai trò quan trọng đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Một khi xu h ty cần nắm bắt rõ xu hướng tiêu dùng hiện tại của khách hàng. Cụ thể:

Xu hướng 1: Dư chấn lạm phát với 94% cho rằng sẽ còn tác động vào hành vi tiêu dùng năm 2012: Bức tranh kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không ít đến niềm tin của người tiêu dùng. Theo Nielsen, năm 2010, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về niềm tin tiêu dùng với số điểm là 119. Năm 2011 tụt hơn 20 bậc và điểm số chỉ đạt 97, thấp hơn chỉ số niềm tin trung bình của người châu Á (106). Với tình hình này xu hướng năm 2012 có thể chưa khả quan. Điều này gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Xu hướng 2: Tôi yêu Việt Nam với 71% tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao: Với chương trình Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt đã góp phần tác động đến hành vi sử dụng hàng Việt Nam của người tiêu dùng trong nước. Một phần không nhỏ góp phần vào xu hướng này là định hướng đầu tư vào chất lượng sản phẩm và xây dựng phát triển thương hiệu nên bản thân công ty PYFINCO cũng cần tập trung vào công tác xây dựng thương hiệu ngày càng lớn mạnh.

Xu hướng 3: An toàn là bạn với 84% quan tâm đến an toàn thực phẩm: Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), 6 tháng đầu năm 2011, toàn quốc đã xảy ra 53 vụ ngộ độc với 1.776 nạn nhân, trong đó có 9 trường hợp tử vong. Tuy nhiên so với cùng kỳ 2010, số vụ ngộ độc đã giảm 42 vụ, số tử vong giảm 24 người (giảm 70%). Về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm qua kiểm tra cho thấy do vi sinh vật (17 vụ), do hóa chất (10 vụ), do độc tố tự nhiên (17 vụ)…Chính vì các yếu tố này đã làm cho người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về Vệ sinh an toàn thực phẩm và quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ. Đây gần như là xu hướng tất yếu của một xã hội phát triển đi lên hiện đại văn minh, các doanh nghiệp ngoài việc hiệu quả trong kinh doanh cũng cần phải quan tâm đến yếu tố xã hội, yếu tố đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người tiêu dùng. Càng ngày mức độ tác động đến sức khỏe con người càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của Doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại

Trang 64

công nghệ thông tin như ngày nay, chỉ cần ngủ một đêm thức dậy, 1 thương hiệu kinh doanh không nghiêm túc có thể bị tẩy chai hoàn toàn bởi người tiêu dùng.

Xu hướng 4: Chất lượng = Nguồn gốc + thương hiệu: Phần lớn người tiêu dùng nhận biết sản phẩm chất lượng tốt thông qua giới thiệu từ bạn bè/người thân, kế đến là quảng cáo trên TV/radio và tự bản thân tìm hiểu, không có nhiều khác biệt giữa các khu vực. Trong nhận thức của người tiêu dùng, nơi bán sản phẩm chất lượng tốt là ở siêu thị, kế đến là Metro. Ngoài ra còn có tiệm tạp hoá vừa/lớn có bảng hiệu, cửa hàng showroom/đại lý chính hãng không có nhiều khác biệt giữa các khu vực; còn xe bán dạo và các điểm bán hàng lề đường được xem là nơi bán sản phẩm chất lượng kém. Dấu hiệu để nhận biết kênh phân phối sản phẩm chất lượng tốt bao gồm: nơi được nhiều người biết đến, có nhiều người mua, tiếp theo là cửa hàng lớn/vừa, có bảng hiệu, và cửa hàng/showroom/đại lý chính hãng. Người tiêu dùng nói họ mua phải sản phẩm kém chất lượng đa số từ xe bán dạo và bán hàng lề đường, tiếp theo là khu vực bên ngoài chợ [4].

Tình hình hiện tại thì phần lớn khách hàng ưa thích những sản phẩm tiện lợi như nước khoáng chai pet, họ thường lựa chọn những sản phẩm tốt cho sức khỏe như trà xanh hay nước uống có chất kích thích như tăng lực Number One, Bò Húc, String…Công ty cần nắm bắt kịp thời những xu hướng tiêu dùng trên để từ đó cải thiện sản phẩm, cho ra đời những sản phẩm mới phù hợp hơn, có những chiến lược phát triển đúng đắn. Có như vậy sản phẩm của công ty mới đứng vững được trên thị trường nước giải khát.

2.3.1.4 Đối thủ cạnh tranh:

Quan điểm Marketing chỉ ra rằng, để thành công người làm Marketing phải xác định được những nhu cầu, ước muốn của khách hàng mục tiêu và mang lại sự hài lòng cho họ một cách có hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh của mình. Chiến lược Marketing của doanh nghiệp phải thích nghi chẳng những với khách hàng mà còn cả với các đối thủ cạnh tranh, vốn cũng đang phục vụ khách hàng ấy. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh trước khi soạn thảo và thực hiện các hoạt động Marketing. Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình đánh giá

Trang 65

điểm yếu và điểm mạnh của các đối thủ hiện tại và tiềm tàng. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự, qua đó họ có thể xác định những cơ hội và thách thức. Định hình rõ đối thủ là quá trình thu thập tất cả các nguồn thông tin phân tích về đối thủ vào một hệ thống, nhằm hỗ trợ quá trình hình thành, triển khai và điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả nhất. Các đối thủ hiện tại của công ty PYFINCO trong ngành kinh doanh nước giải khát như Tân Hiệp Phát, nước khoáng Vĩnh Hảo, Thạch Bích, Đảnh Thạnh…Vì vậy công ty cần phân tích rõ điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ để từ đó tìm thấy,

khai thác và thậm chí học hỏi cách phát triển của chính đối thủ cạnh trạnh đó. 2.3.1.5 Khách hàng:

Khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu không có khách hàng thì sản xuất cho ai dùng? Khách hàng chính là người trả lương, đem lại nhà nhiều tầng, xe nhiều bánh, và nhiều thứ cho ta. Khách hàng cho biết nhu cầu, ước muốn và doanh nghiệp cần dựa vào đó để sản xuất ra những gì mà họ cần. Những gì họ cần sẽ được vật thể hóa theo từng đối tượng. Khi sản phẩm ra đời mà khách hàng tiếp nhận chấp nhận thì những lợi nhuận, những thứ có được càng nhiều. Rõ ràng, khách hàng hài lòng thì doanh nghiệp càng lợi. Không có khách hàng thì coi như tiêu.

“Không có khách hàng thì không có doanh nghiệp”, lời nói ấy như là một chân lý. Sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường đã và đang đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức. Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn đối với cùng một loại hàng hoá hay dịch vụ. Thực tế đã chứng minh rằng các doanh nghiệp có chiến lược và kế hoạch đầu tư hiệu quả nguồn lực cho việc nâng cao giá trị khách hàng thì thường là các doanh nghiệp dành được thị phần lớn trong thương trường, ngược lại sẽ trở nên kém hiệu quả, không thể thành công trong lâu dài.

Quan điểm kinh doanh “Yêu quý khách hàng để rồi… bỏ họ ra đi sau khi xong

Trang 66

2.3.1.6 Nhà cung cấp:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện kênh phân phối Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Phú Yên (Trang 70)