3.3.1 Kiến nghị đối với tổng công ty Phong Phú:
- Tổng công ty cần có những chiến lược quảng cáo gây tiếng vang rầm rộ nhằm
nâng cao hơn nữa thương hiệu PYFINCO trên thị trường với biểu tượng chữ “PY”.
- Tổng công ty cần đầu tư mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trường.
- Có chiến lược chung cho cấp tổng công ty và những quy định cụ thể đối với
từng thành viên để tạo thành một tập đoàn kinh tế mạnh.
- Có những trợ giúp đặc biệt về vốn, về đào tạo nhân lực và về kỹ thuật đối với
Công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Phú Yên. Và tạo điều kiện mở rộng bạn hàng trong nước và hợp tác kinh doanh với nước ngoài.
Trang 116
- Đồng thời chỉ đạo phối hợp chặt chẽ hơn giữa các công ty con.
3.2.2 Những kiến nghị đối với công ty:
- Công ty nên xây dựng bộ phận chuyên kiểm soát hoạt động của các đại lý,
theo dõi thường xuyên các hoạt động của các đại lý để có kế hoạch phù hợp.
- Cần chú trọng hơn đến việc thu hút và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của mình,
đặc biệt là đội ngũ bán hàng và đội ngũ nhân viên Marketing.
- Do hiện nay các tập đoàn lớn đang ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam,
vì vậy để có thể chủ động, đứng vững trên thị trường thì trong thời gian tới công ty nên có kế hoạnh xây dựng hệ thống phân phối theo hướng liên minh, liên kết chiến lược với các công ty khác.
- Công ty cần xây dựng nhà ăn, nơi nghỉ ngơi, giải trí cho người lao động vì
điều kiện công ty ở xa nhà, phải ở lại buổi trưa, công nhân phải làm việc cả ca đêm.
- Tăng cường trao đổi thông tin với khách hàng, tạo mối quan hệ tốt đẹp và ấn
tượng bền lâu đối với thương hiệu Phú Sen- Pita của công ty. 3.3.3 Những kiến nghị với Nhà nước:
- Hiện tại công ty đã và đang phải tham gia kinh doanh sản phẩm rượu, nước
giải khát các loại và bao phủ thị trường trong mọi điều kiện biến động. Trong khi đó, các công ty khác chỉ tham gia vào những thời điểm và những vùng kinh tế thuận lợi. Vì vậy, để công bằng trong kinh doanh, đề nghị với nhà nước có ưu đãi cho đơn vị kinh doanh khi họ làm nhiệm vụ chính trị và kinh doanh có lãi. Mặt khác, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ, đầu tư thỏa đáng cũng như ưu đãi cho các công ty sản xuất.
- Tiếp theo là chính sách ưu tiên giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất thấp, dễ
tiếp cận nguồn vốn vay, giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, những quy định tiêu chuẩn về sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích cho các công ty làm ăn chân chính.
Trang 117
KẾT LUẬN
Hoạt động tổ chức kênh phân phối chuyên nghiệp và hiệu quả sẽ giúp tăng sản lượng tiêu thụ và doanh thu cho công ty. Từ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vì vậy nó luôn là mối quan tâm của các công ty trong việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng
Với thị trường nước giải khát ngày càng phát triển, nhu cầu của khách hàng không ngừng tăng lên, công ty cần nhận ra rằng: Không còn con đường nào khác, muốn tồn tại và phát triển công ty phải không ngừng tìm kiếm thị trường, thăm dò thị trường để từ đó phát hiện ra nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn nó tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Và một trong những công cụ góp phần vào thành công của chiến lược trên là hệ thống kênh phân phối sản phẩm. Trong những năm qua, bằng nổ lực của chính mình, công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực phẩm Phú Yên đã tìm được chỗ đứng trên thị trường đầy biến động này, tạo uy tín với người tiêu dùng, và sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, phong phú, tạo được công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Tuy nhiên, hệ thống kênh phân phối của công ty vẫn còn hạn chế cần khắc phục trong khâu tổ chức cũng như quản lý. Thấy được tầm quan trọng của nó, vận dụng lý thuyết vào thực tế, em đi sâu nghiên cứu hệ thống kênh phân phối của công ty để tìm ưu, nhược điểm của nó để từ đó đưa ra một số giải pháp cho hệ thống kênh phân phối. Em hi vọng rằng những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần làm cho công ty được hoàn thiện hơn để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên vì thời gian thực tập không dài và kiến thức hạn chế nên đồ án của em còn nhiều hạn chế như: chưa đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với nhiều hoạt động khác, những đánh giá còn mang tính chủ quan và chưa đầy đủ hoạt động này trên nhiều khía cạnh, năng lực liên hệ thực tiễn chưa sắc sảo. Kính mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên.
Trang 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguồn báo Tiền Phong, 16/4/2011 [1].
2. Nguồn xangdau.net, 21/4/2012 [2].
3. Nguồn vnexpress.net, 3/4/2012 [3].
4. Nguồn eqvn.net, 27/12/2011 [4].
5. TS Nguyễn Bách Khoa (1999), Marketing thương mại, NXB giáo dục.
6. Ths.Nguyễn Thị Xuân Hương (2001), Giáo trình xúc tiến bán hàng trong kinh doanh.
7. Nguyễn Thi Liên Hương (2009), “ Phân tích tài chính và dự đoán các báo cáo
tài chính doanh nghiệp”, Bài giảng Quản trị tài chính, Trường Đại học Nha Trang.
8. Luận văn của các khóa trước.
9. Tài liệu nội bộ của công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Phú Yên.
10.Tham khảo trên vài trang web www.tailieu.vn, www.scribd.com,