a. Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn:
Sự biến động của tài sản:
Bảng 10: Bảng cơ cấu tài sản năm 2009, 2010, 2011
Đvt: triệu đồng
CL10/09 CL11/10 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 (+/-) % (+/-) % TỔNG TÀI SẢN 27,982 29,490 32,350 1,508 5 2,860 10 Tài sản ngắn hạn 3,949 4,912 8,370 964 24 3,458 70 Tiền và các khoản tương
đương tiền 579 248 2,180 -331 -57 1,932 779 Các khoản phải thu ngắn
hạn 1,211 1,550 1,274 339 28 -276 -18
-Phải thu khách hàng 1,597 1,803 1,582 206 13 -221 -12 -Trả trước cho người bán 39 38 50 -1 -1 12 32 -Các khoản phải thu khác 72 783 494 62 9 -289 -37 -Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi -1,146 -1,074 -852 72 -6 222 -21
Hàng tồn kho 1,713 2,394 2,867 681 40 473 20
-Hàng tồn kho 2,055 2,516 2,954 461 22 438 17 -Dự phòng giảm giá HTK -342 -122 -87 220 -64 35 -29
Các khoản đầu tư tài
Trang 47 Tài sản ngắn hạn khác 446 720 749 274 61 29 4 Tài sản dài hạn 24,033 24,578 23,980 545 2 -598 -2 TSCĐ vô hình 1,000 1,000 900 0 0 -100 -10 -Nguyên giá 1,500 1,500 1,500 0 0 0 0 -Hao mòn lũy kế -500 -500 -600 0 0 -100 20 TSCĐ hữu hình 5,683 5,515 4,837 -168 -3 -678 -12 -Nguyên giá 25,500 25,859 25,688 3.59 1 -171 -1 -Hao mòn lũy kế -19,817 -20,344 -20,851 -527 -3 41,195 -202
Chi phí xây dựng cơ bản
dỡ dang 5,740 6,004 5,635 264 5 -369 -6 Tài sản dài hạn khác 11,610 12,059 12,608 449 4 549 5
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Qua bảng phân tích sự biến động của tài sản ta có thể nhận xét sau:
Tổng tài sản năm 2011, 2010 đều tăng so với năm 2009. Năm 2010 tổng tài sản là 1.5 tỷ đồng tương đương với tăng 5% so với 2009, còn năm tổng tài sản năm 2011 tăng 10% so với 2010. Sở dĩ có kết quả tăng lên như vậy là do TSNH cũng như TSDH tăng lên, trong đó đáng chú ý là TSNH 2010 tăng đến 964 triệu đồng tương đương 24% so với 2009; năm 2011 8.37 triệu đồng, tăng 70% so với 2010 cụ thể:
-Vốn bằng tiền năm 2010 giảm 331 triệu đồng tương đương giảm 57% so với
2009. Lượng tiền giảm mạnh gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán bằng tiền mặt, khó trong thanh toán các khoản nợ đến kì hạn trả, bởi công ty không chú trọng được nguồn tiền vốn. Việc giảm vốn bằng tiền sẽ kéo theo giảm thế mạnh của công ty, giảm tính tự chủ về vốn trong sản xuất kinh doanh và khó khăn trong giải quyết những tình huống cần đột xuất lượng tiền mặt. Năm 2011 vốn bằng tiền đã tăng đáng kể, tăng 1.93 tỷ tương đương tăng 779% so với 2010, chứng tỏ công ty đã biết chú trọng quan tâm tới nguồn tiền vốn. Lượng tiền tăng là khoản tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu cho các dự án trong năm và tương lai. Việc tăng vốn sẽ làm tăng thế mạnh của công ty, tăng tính tự chủ về vốn trong sản xuất kinh doanh và giải quyết khó khăn trong những tình huống cần gấp tiền mặt.
-Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2010 lại tăng 340 triệu đồng tương đương 28% so với 2009, có thể do chính sách bán hàng của công ty như cho nợ để thu hút thêm được nhiều khách hàng, bởi vì khoản phải thu chủ yếu là phải thu từ
Trang 48
khách hàng. Điều này không tốt trong việc giải quyết các vấn đề nợ nần, không thu được nhiều khoản thu từ khách hàng, làm tăng mức độ chiếm dụng vốn bỏ vào kinh doanh, gây khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty nên tìm ra đối sách vừa có thể thu hút khách hàng mà vốn thì không bị chiếm dụng nhiều. Năm 2011 tình hình các khoản phải thu ngắn hạn có phần tốt hơn, giảm 18% so với 2010, giảm được mức độ chiếm dụng vốn bỏ vào kinh doanh, góp phần làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được thuận lợi hơn.
-Hàng tồn kho hàng năm vẫn tăng, năm 2011 tăng đến 2.86 tỷ đồng, tương
đương tăng 20% so với 2010. Điều này cũng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Và do năm 2011 do tình hình thời tiến biến động, mùa mưa kéo dài…làm cho sức tiêu thụ hàng chậm, hàng hóa tồn kho theo đó cũng tăng lên. Bởi vì khi giá trị hàng tồn kho tăng sẽ làm cho số ngày của một vòng quay hàng tồn kho thấp, dẫn đến bị ứ đọng vốn, chứng tỏ công việc quản trị hàng tồn kho của công ty không được tốt cho lắm, công ty cần chú trọng trong công tác này.
-Tổng tài sản năm 2011 tăng lên là nhờ có sự tăng lên của các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn 1.3 tỷ đồng, đó chính là khoản tiền công ty PYFINCO cho công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Phương vay theo hợp đồng.
Bên cạnh đó tổng tài sản dài hạn năm 2010 cũng tăng nhẹ so với năm 2009 là 545 triệu đồng tương đương với tăng 2%. Nguyên nhân là do năm 2010 công ty tăng đầu tư xây dựng các công trình nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang (dự án lắp đặt lắp đặt dây chuyền sản xuất bia chai đã ngừng triển khai, công ty vẫn chưa thực hiện nghiệm thu, ghi nhận TSCĐ vì dự án vẫn đang dở dang, chưa hoàn thành, chạy thử, công trình xây dựng tường rào bảo vệ mỏ nước khoáng) so với năm 2009 là 264 triệu đồng tương đương tăng 5%. Nhưng tài sản cố định hữu hình 2010 lại giảm so với năm 2009 là 168 triệu đồng tương đương với 3%, nguyên nhân chủ yếu là công ty đã tiến hình thanh lý bớt TSCĐHH. Năm 2011 mặc dù tài sản dài hạn khác có tăng do công ty kí quỹ tại chi nhánh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Phú Yên cho dự án cải tạo, phục hồi môi trường, công trình khai thác nghiên cứu giếng khoan PS1 nhưng do hao mòn lũy kế của TSCĐHH và TSCĐVH tăng lên nên tổng tài sản dài hạn giảm 2% so với 2010. Hao mòn lũy kế TSCĐVH
Trang 49
tăng do có thêm khoản trích khấu hao nhãn hiệu hàng hóa COSEVCO mà tổng công ty Xây Dựng Miền Trung góp vốn mà năm 2010 công ty đã ngừng trích khấu hao tài sản do không được cơ quan thuế chấp thuận chi phí khấu hao là chi phí được trừ khi xác định chịu thuế TNDN.
Sự biến động của nguồn vốn:
Bảng 11: Bảng cơ cấu nguồn vốn năm 2009, 2010, 2011
Đvt: triệu đồng CL 2010/2009 CL 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 (+/-) % (+/-) % NGUỒN VỐN 27,982 29,490 32,350 1,508 0.05 2,860 0.10 Nợ phải trả 25,425 19,952 16,234 -5,473 -0.22 -3,718 -0.19 Nợ ngắn hạn 16,569 17,458 15,071 889 0.05 -2,387 -0.14 -Vay ngắn hạn ngân hàng 5,142 11,104 7,444 5,962 1.16 -3,660 -0.33 -Phải trả người bán 2,013 2,842 3,202 829 0.41 360 0.13
-Người mua trả tiền trước 757 249 348 -508 -0.67 99 0.40
-Thuế và các khoản nộp NS 18 345 61 327 18.17 -284 -0.82
-Phải trả người lao động 293 398 233 105 0.36 -165 -0.41
-Chi phí phải trả 7,170 1,750 2,095 -5,420 -0.76 345 0.20
-Các khoản phải trả, phải nộp khác 1,176 771 1,688 -405 -0.34 917 1.19 Nợ dài hạn 8,856 2,494 1,163 -6,362 -0.72 -1,331 -0.53
-Vay dài hạn ngân hàng 7,827 1,357 -6,470 -0.83
-Phải trả dài hạn khác 1,029 1,137 1,163 108 0.10 26 0.02 Nguồn vốn CSH 2,557 9,538 16,116 6,981 2.73 6,578 0.69 Vốn sở hữu 2,151 9,135 15,501 6,984 3.25 6,366 0.70
-Vốn đầu tư CSH 8,000 8,000 16,000 0 0.00 8,000 1.00
-Lợi nhuận chưa phân phối -5,849 1,135 -499 6,984 1.19 -1,634 -1.44 Nguồn kinh phí và các quỹ 406 403 615 -3 -0.01 212 0.53
Nguồn: Phòng kế toán tài chính
Tổng nguồn vốn năm 2011, 2010 tăng so với năm 2009. Năm 2011 tổng nguồn vốn tăng 2.86 tỷ đồng, tương đương với tăng 10% so với 2010. Do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng, đồng thời nợ phải trả giảm, dẫn đến mức tăng tổng nguồn vốn không cao. Cụ thể:
Nợ phải trả từ năm 2009 đến 2011 liên tục giảm. Năm 2011 nợ phải trả giảm 19% so với năm 2010, tức là giảm 3.72 tỷ do công ty đã trả được một phần nợ ngắn hạn. Điều này không tốt lắm vì công ty đã giảm khả năng chiếm dụng vốn của
Trang 50
nhà cung cấp, khách hàng. Do đó nợ phải trả giảm là nguyên nhân dẫn đến thu hẹp quy mô nguồn vốn. Trong đó:
- Nợ ngắn hạn 2010 tăng 890 triệu đồng, tương đương với tăng 5% so với 2009, chủ yếu là tăng khoản vay và nợ ngắn hạn. Còn nợ ngắn hạn 2011 giảm 2.39 tỷ đồng, tương đương giảm 14% so vói 2010.
- Nợ dài hạn 2010, 2011 thì lại giảm mạnh. Năm 2010 giảm 6.36 tỷ đồng,
tương đương với giảm 72%, chủ yếu cũng là giảm khoản vay và nợ dài hạn. Trong năm công ty có ít dự án đầu tư kinh doanh lâu dài. Năm 2011 nợ dài hạn giảm không phải là công ty có ít dự án dầu tư dài hạn, mà giảm do công ty ít đi vay từ ngân hàng do lãi suất cho vay cao trong khi tình hình kinh doanh khó khăn, nên chủ yếu tăng nguồn vốn bằng cách huy động từ các cổ đông.
- Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010, 2011 thì lại tăng mạnh. So với năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu 2010 tăng gần 7 tỷ đồng, tương đương tăng 273%, trong đó: Vốn đầu tư của chủ sở hữu giữ nguyên, bù lại khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng là 6.984 tỷ đồng, tương đương với tăng 119%. Kết quả là Vốn chủ sở hữu tăng 325%. Điều này chứng tỏ công ty đã biết chú trọng vào tăng nguồn vốn chủ sở hữu, để giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Nguồn vốn chủ sở hữu 2011 tăng cao là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng gấp đôi, từ 8 tỷ đồng lên tới 16 tỷ đồng. Công ty đã tăng nguồn kinh phí cho các quỹ năm 2011 lên 615 triệu hơn năm 2010 là 212 triệu với mục đích là để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong quá trình kinh doanh và bù đắp khoản lỗ của công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị.
Một số tỷ số đòn bẩy tài chính nói rõ hơn về phân tích trên như:
o Tỉ số nợ = o Tỉ số tài trợ = Tỉ số nợ2009 = 25424/27981*100 = 91% Nợ phải trả Tổng nguồn vốn x100 VCSH Tổng nguồn vốn x100
Trang 51 Tỉ số nợ2010 = 19952/29490*100 = 68% Tỉ số nợ2011 = 16234/32350*100 = 50% Tỉ số tài trợ2009 = 2557/27981 *100 = 9% Tỉ số tài trợ2010 = 9538/29490 *100 = 32% Tỉ số tài trợ2011 = 15501/32350*100 = 48%
Nhận xét: Tỉ số nợ 2010 giảm 23% so với 2009, 2011 giảm 18% so với 2010
cho thấy mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho toàn bộ tài sản của công ty giảm nhiều. Bên cạnh đó thì tỉ số tài trợ 2010 tăng 23% so với 2009, 2011 tăng 16% so với 2010, thể hiện tình hình tài chính có sự biến chuyển theo xu hướng tốt, sự góp vốn của chủ sở hữu vào quá trình kinh doanh tăng làm cho khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty tăng, từ đó thấy được khả năng chủ động hay mức độ độc lập của công ty đối với các chủ nợ là khá cao và uy tín cùng theo đó cũng gia tăng.
Hiệu suất sử dụng: tổng TS, TSCĐ, TSLĐ:
Hiệu suất sử dụng TTS =
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Hiệu suất sử dụng TSLĐ =
Trong đó: TTS bình quân = (TTS đầu kì +TTS cuối kì) /2
TSCĐ bình quân = (TSCĐ đầu kì+TSCĐ cuối kì)/2
TSLĐ bình quân = (TSLĐ đầu kì+TSLĐ cuối kì)/2
Bảng 12: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản, tài sản cố định, tài sản lưu động Năm DT và TN(trđ) TTS BQ(trđ) TSCĐ BQ(trđ) TSLĐ BQ(trđ) HSSD TTS HSSD TSCĐ HSSD TSLĐ 2009 19,336 16,343 3,707 2,218 1.18 5.22 8.72 2010 30,000 28,736 3,300 4,430 1.04 9.09 6.77 2011 31,494 30,920 3,063 6,641 1.02 10.28 4.74 CL 10/09 10,664 12,393 -407 2,212 -0.14 3.88 -1.95 CL 11/10 1,494 2,184 -237 2,211 -0.03 1.19 -2.03 DT và TN TTS bình quân DT và TN TSCĐ bình quân DT và TN TSLĐ bình quân
Trang 52
HSSD TTS2010 = 1.04. Bình quân 100 đồng tài sản đưa vào kinh doanh trong
năm 2010 mang lại cho công ty 104 đồng doanh thu. Trong khi 2009 mang lại 118 đồng doanh thu. Phân tích tương tự cho HSSD TSLĐ năm 2010 giảm 1.95 lần, HSSD TSCĐ tăng 3.88 lần so với 2009. Hiệu suất sử dụng vào 2011 có cùng xu hướng với 2010.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản có xu hướng giảm do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Trong đó, việc tăng mạnh tài sản lưu động là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm.
Nhìn chung trong các hiệu suất, thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định là tăng cao, cho thấy việc đầu tư vào tài sản cố định của công ty mang lại hiệu quả cao. Còn việc gia tăng tài sản lưu động nhưng lại không mang lại doanh thu mà còn bị giảm so với 2010, 2009. Vì vậy công ty cần xem xét lại việc đầu tư vào tài sản lưu động của mình.
b. Phân tích về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:
Phân tích các tỉ số phản ánh khả năng thanh toán:
Hệ số thanh toán hiện hành =
Hệ số thanh toán nhanh =
Bảng 13: Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán
Năm TSLĐ(trđ) HTK(trđ) NNH(trđ) Hstt hiện hành Hstt nhanh
2009 3,948 1,713 16,569 0.24 0.13 2010 4,913 2,394 17,459 0.28 0.14 2011 8,370 2,867 15,071 0.56 0.37 CL 10/09 965 681 890 0.04 0.01 CL 11/10 3,457 473 -2,388 0.27 0.22 Nhận xét:
Hệ số thanh toán hiện hành qua các năm nhìn chung rất thấp, thể hiện công ty không có đủ tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn. Cụ thể vào năm 2009 hệ số là 0.24, tức là TSLĐ chỉ bằng 0.24
TSLĐ Nợ ngắn hạn TSLĐ-HTK Nợ ngắn hạn
Trang 53
lần nợ ngắn hạn, hay nói cách khác cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo chỉ bằng 24 đồng TSLĐ. Hệ số này rất thấp cho thấy công ty thiếu khả năng thanh toán các khoản nợ. Năm 2010 có tăng 0.04 lần nhưng hệ số vẫn rất thấp, tình hình tài chính của công ty chưa được cải thiện. Năm 2011 hệ số thanh toán hiện hành nhìn có vẻ khả quan hơn, tăng 0.27 lần so với 2010.
Hệ số thanh toán nhanh qua các năm cũng thấp, công ty khó khăn trong việc thanh toán nhanh. Người ta nói chỉ tiêu này tốt nhất khi và chỉ khi nó dao động trong khoảng gần 1 hoặc có thể lớn hơn 1. Nhưng thực tế hệ số thanh toán nhanh năm 2009, 2010 chỉ là 0.13 hoặc là 0.14 mặc dù 2011 có tăng lên 0.37 lần nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với 1 cho thấy công ty rất khó hay không có khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ.
Cả hai hệ số thanh toán của đều rất thấp, công ty khó có thể thanh toán các khoản nợ, điều này làm cho các chủ nợ của công ty dần mất đi niềm tin vào công ty. Vì vậy công ty cần phải có hướng tăng tiền, đầu tư hợp lý các khoản đầu tư vào năm tới cũng như quản trị hàng tồn kho tốt hơn nữa để nâng cao các hệ số thanh toán này lên.