5. Cấu trúc luận văn
2.4. Đánh giá tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc
Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc đang ngày càng hoàn thiện và phát triển. Công tác quy hoạch tổng thể phù hợp với định hướng phát triển chiến lược của ngành và phát triển kinh tế xã hội của địa phương gắn với đồng bằng Sông Cửu Long sẽ đảm bảo được vai trò của một đảo du lịch quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam của Tổ Quốc.
- Phú Quốc có vị trí chiến lược trong phát triển du lịch Việt Nam và có vị trí tương đối trung tâm trong mối quan hệ phát triển du lịch với các nước trong khu vực. Đây là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch có giá trị, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên, có khả năng khai thác để tạo các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao. Hoạt động du lịch Phú Quốc có thể được tổ chức quanh năm.
- Hiện nay, du lịch Phú Quốc mới trong giai đoạn đầu phát triển, tuy nhiên đã nhanh chóng trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện đảo trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mặc dù vậy hoạt động phát triển du lich ở Phú Quốc hiện còn thiếu định hướng có tính chiến lược, gắn với hoạt động phát triển của trọng điểm du lịch Rạch Gía - Hà Tiên - Phú Quốc cũng như hoạt động phát triển du lịch chung của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, và cả nước.
- Các sản phẩm du lịch ở Phú Quốc hiện còn nghèo, chưa có những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao ngay trong nước. Các sản phẩm du lịch bổ trợ và các dịch vụ có liên quan ở trên đảo cũng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách.
Bên cạnh đó, do phát triển các sản phẩm du lịch thiếu cân nhắc, tính toán đã dẫn đến tình trạng trùng lặp về sản phẩm; tình trạng sản phẩm du lịch “hàng chợ” (thiếu thẩm mỹ, thiếu tính phù hợp với đặc điểm tài nguyên, thiếu bản sắc, không phù hợp với nhu cầu của khách từ những thị trường khác không phải của địa phương.
- Thị trường du lịch chủ yếu hiện nay ở Phú Quốc là TP.Hồ Chí Minh (khách nội địa); châu Âu (chủ yếu là khách Pháp). Như vậy từ góc độ lợi thế và chiến lược phát triển thì cần có những điều chỉnh thu hút mạnh hơn khách từ các thị trường trọng điểm khác như đồng bằng Sông Cửu Long, Hà Nội, Đà Nẵng (nội địa); các nước trong khu vực, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức…(quốc tế).
Mức độ thu hút và khả năng cung - cầu hiện tại về khách là vừa phải với tốc độ phát triển, chưa bị tình trạng quá tải về sức chứa trong hoạt động du lịch.
- Công tác quản lý Nhà Nước về du lịch còn nhiều bất cập, mô hình quản lý du lịch hiệu quả, phù hợp chưa được kịp thời triển khai dẫn đến nhiều lúng túng trong việc thu hút, kêu gọi đầu tư và quản lý hoạt động du lịch.
- Môi trường du lịch, đặc biệt môi trường tự nhiên, đã có những tác động từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các hoạt động phát triển các khu dân cư và các khu du lịch ven biển đoạn từ Dương Đông đến Cửa Lấp; khai thác rừng; khai thác cát…
Một số vấn đề môi trường do quy luật tự nhiên như xói lở đường bờ, nhất là bờ tây đảo; nguy cơ cháy rừng do khô hạn;… cũng đã và đang đặt ra cho sự phát triển du lịch bền vững ở Phú Quốc.
- Đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc trong thời gian gần đây đã và đang đươc chú trọng, đặc biệt là trong việc nâng cấp và phát triển hạ tầng. Đây là điều kiện quan trọng để thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch. Tuy nhiên so với nhu cầu thì đầu tư thời gian qua cho hạ tầng du lịch còn hạn chế, đặc biệt là đối với hệ thống đường, cảng du lịch, hệ thống thu gom và xử lý chất thải.
Vấn đề đầu tư và phát triển các sản phẩm du lịch cũng được quan tâm. Hiện tại nhu cầu du lịch tăng nhanh, tuy nhiên quy mô các dự án đề xuất còn rất hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch Phú Quốc với vai trò của mình. Hơn thế nữa, các dự án đầu tư đề xuất chưa quan tâm đến tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch và tính phù hợp đối với định hướng phát triển du lịch chung trên đảo. Tình trạng đầu tư này thể hiện rất rõ đối với khu vực ven biển Dương Đông - Cửa Lấp. Đây là vấn đề đầu tư cần được nghiêm túc xem xét để tránh tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững ở Phú Quốc trong tương lai.
2.5. Đánh giá chung
Trên cơ sở những nghiên cứu, Phân tích về thực trạng TCLT du lịch Phú Quốc, bước đầu có thể đánh giá như sau:
Với đặc điểm là quần đảo còn mang tính hoang sơ, các thành phần của tài nguyên tự nhiên đang còn giữ được nét nguyên bản vốn có, huyện đảo Phú Quốc là điểm đến của những ai muốn tìm về nét đẹp của thiên nhiên. Vì vậy, TCLT du lịch Phú Quốc với các lọai hình du lịch và các phân khu chức năng ở đây phải được diễn ra liên tục và có tính lâu dài.
Mục đích hướng tới của du lịch mà huyện đảo Phú Quốc muốn hướng tới là một trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển – đảo chất lượng cao, có sức mạnh cạnh tranh trong khu vực và quốc tế có phong cách, sắc thái và đặc trưng riêng nổi bật qua điểm, khu du lịch, cụm, tuyến du lịch. Đồng thời là nơi giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này sẽ tạo thêm cơ hội, điều kiện để du lịch Phú Quốc thực hiện bước chuyển mình trở thành một trung tâm phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động du lịch ở Phú Quốc chưa phát triển mạnh như tiềm năng. Việc khai thác, tổ chức qui hoạch rời rạc, trùng lặp và chưa tạo được nét khác biệt riêng với những vùng du lịch khác, những loại hình du lịch mới đưa vào khai thác chưa mang lại hiệu quả so với tiềm năng sẵn có.
Sản phẩm du lịch chưa có được đặc trưng riêng ( trừ nước mắm, chó, tiêu…), du khách còn cảm thấy sự ná ná giống nhau về sản phẩm du lịch ở đây và các điểm du lịch khách trên cả nước (như Nha Trang, Phan Thiết…).
Khách du lịch đến Phú Quốc hiện nay khách nội địa chiếm tỷ trọng cao. Nhu cầu khách nội địa mới dừng lại tham gia các loại hình du lịch như: nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển, mua sắm, tham quan các di tích lịch sử… Khách quốc tế về số lượt khách đến còn khiêm tốn, nhu cầu của khách cao nhưng khả năng đáp ứng còn hạn chế. Qua thăm dò khảo sát, du khách đều cho rằng nguyên nhân chính là các loại hình du lịch chưa đa dạng, đặc biệt là những loại hình du lịch phù hợp với nhu cầu của giới trẻ.
Theo các chuyên gia trong ngành, có nhiều nguyên nhân như: Phú Quốc là một huyện đảo, cách xa đất liền, huyện là một quần đảo gồm 40 đảo lớn nhỏ, phân bố rộng khắp trên vùng biển vịnh Thái Lan, rất khó khăn trong việc đi lại giữa đảo này với đảo khác, giữa đảo với đất liền. Phú Quốc thiếu vốn, cơ sở hạ tầng, mức sống, trình độ dân trí thấp, đó là những trở ngại lớn đối tổ chức hoạt động du lịch của Phú Quốc.
Ngành du lịch huyện đảo Phú Quốc vừa qua giai đoạn đầu của sự phát triển. Hệ thống pháp quy còn thiếu đồng bộ, các thể chế chính sách phát triển còn thiếu. Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong việc quản lý, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch không rõ ràng chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc phát triển ngành du lịch.
Chính sách về khuyến khích đầu tư du lịch, phát triển các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch đã được thông qua từ cấp bộ, cấp tỉnh cho đến địa phương. Tuy nhiên, vấn đề triển khai còn chậm do chính sách về đất đai, giải phóng mặt bằng, thuế, vấn đề giải quyết lao động… một số vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện. Như mâu thuẫn phát sinh giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế biển đó là vấn đề bố trí luồng lạch, bến đậu ghe thuyền đánh bắt thủy hải sản và các bãi tắm. vấn đề khai thác các loại hình du lịch như lặn ngắm san hô, thảm cỏ biển với công tác bảo vệ cảnh quan môi trường. hình thức du lịch đang dừng lại ở “bán” bãi biển, phòng nghỉ mà chưa giúp du khách “mua” được sự trải nghiệm ở những điểm du lịch đó.
Do trình độ quản lý và đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa ngang tầm đòi hỏi của ngành du lịch. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành du lịch quá ít, trình độ về ngoại ngữ của số lao động trong ngành còn thấp. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khá cao. Số lượng hướng dẫn viên du lịch ít về số lượng, thiếu về kinh nghiệm, chưa hiểu tường tận về văn hóa bản địa (do phần lớn lao động là dân nhập cư từ đất liền ra), đã gây cản trở không nhỏ cho phát triển du lịch.
Trình độ dân trí thấp, người dân không hiểu được những gì là lợi ích lâu dài cho cả cộng đồng và cho bản thân mình về các nguồn tài nguyên du lịch, vì vậy vấn đề như khai thác bừa bãi san hô, các loại động thực vật quý… bán sản phẩm dưới dạng quà lưu niệm. Họ ít quan tâm đến những gì mà du khách suy nghĩ và tìm kiếm. Do vậy họ lại chính là người có thể phá hủy những gì là tài sản quý giá, những nét đẹp văn hóa cũa mình để mong thu được chút lợi trước mắt từ du lịch, điều đó đã gây hạn chế trong việc
phát triển du lịch mang tính bền vững trong tương lai. Ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ vai trò, vị trí, ý nghĩa của các ngành du lịch trong xã hội, trong dân, các ngành các cấp chưa đầy đủ. Chưa tạo được chuyển biến sâu rộng trong xã hội ý thức trách nhiệm tham gia phát triển các loại hình du lịch từ việc giữ gìn bảo vệ tài nguyên, sản phẩm du lịch, bảo vệ môi trường, trật tự, vệ sinh môi trường các tuyến, điểm du lịch đến thái độ đối với du khách trogn tầng lớp nhân dân, cán bộ thừa hành công vụ, Phú quốc thực sự trở thành một trung tâm du lịch chất lượng cao, đúng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đảo Phú Quốc nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã xác định.
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH PHÚ QUỐC 2012 - 2020
3.1. Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc
3.1.1. Những căn cứ để tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc
Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua và sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010, ngành Du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt đượ c những thành tựu đáng ghi nhận . Luật Du lịch năm 2005 khẳng định một bước tiến lớn về khuôn khổ pháp lý . Chiến lược , quy hoạch phát triển du lịch , các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án được triển khai rộng khắp trên phạ m vi cả nước . Hệ thống quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương tới địa phương không ngừng đổi mới và hoàn thiện cùng với sự hình thành phát huy vai trò của Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch. Sự ra đời của Hiệp hội Du lịch Việt Nam , sự trưởng thành và lớn mạnh không ngừng của hệ thống doanh nghiệp du lịch ; cơ sở hạ tầng , các trung tâm , điểm đến du lịch, khu nghỉ dưỡng , khách sạn , khu giải trí , các tuyến du lịch , loại hình du lịch đa dạng tạo diện mạo mới và tiền đề quan trọng tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển.
Những kết quả đánh giá thông qua các chỉ tiêu về lượng khách , thu nhập , tỷ
trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc
dân. Ngành Du lịch đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế , xoá đói , giảm
nghèo, đảm bảo an sinh xã hội , bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá , bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh , quốc phòng . Bên cạnh những t hành tựu đạt được , qua 10 năm thực hiện Chiến lược cho thấy ngành Du lịch còn nhiều hạn chế và bất cập ; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng ; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; kết quả chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước , phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ , yếu tố thiếu bền vững.
Xu hướng hội nhập , hợp tác , cạnh tranh toàn cầu , giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo những cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch . Trước bối cảnh và xu hướng đó , Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát tr iển du lịch đến năm 2020 khắc phục được những điểm yếu , hạn chế của giai đoạn vừa qua đồng thời phải tạo bước phát triển mạnh về chiều sâu, lấy chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả làm thước đo đánh giá để thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với tính chất hiện đại.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là kim chỉ nam định hướng cho các ngành , các cấp , các thành phần kinh tế - xã hội , trong đó ngành Du lịch là hạt nhân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, trong đề án phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn 2011 - 2020 đến năm 2020, Việt Nam sẽ hình thành 5 khu vực du lịch biển có sức cạnh tranh cao trong khu vực đó là: Khu Hạ Long - Cát Bà; Lăng Cô - Sơn Trà - Hội An; Nha Trang - Cam Ranh; Phan Thiết - Mũi Né; Khu du lịch Phú Quốc.
Với quan điểm: “Phát triển du lịch biển nhanh và bền vững; Ưu tiên phát triển
du lịch biển, đảo đặc thù với chất lượng cao; Phát triển du lịch biển, đảo luôn gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng; Phát triển du lịch biển phải đặt trong quan hệ phát triển tổng thể chung về kinh tế - xã hội”. Mục tiêu phát triển du lịch biển giai đoạn 2011 - 2020 trở thành ngành động lực phát triển kinh tế của mỗi một địa phương có tài nguyên biển. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch biển Việt Nam phải đứng vào nhóm nước có du lịch biển phát triển nhất khu vực như: Thái Lan. Malaysia, Indonesia. Như vậy, phát triển du lich biển đảo Phú Quốc trở thành một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng.
Dựa trên cơ sở các đề án phát triển du lịch số 178/2004/ QĐ-TTg, quyết định 633/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến 2030, được ví như là “làn gió mới” thổi vào hòn “đảo
ngọc”. Mục tiêu xây dựng đảo Phú Quốc bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng vùng và quốc gia. Từng bước xây dựng một thành phố biển - đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông - Nam Á.
Hiện thực hóa các quyết định của chính phủ, Đảng bộ và nhân dân huyện đảo Phú