5. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển
Căn cứ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 97/2002/QĐ - TTg ngày 22/7/2002 đã xác
định Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc là một trong 7 địa bàn du lịch trọng điểm của du lịch Việt Nam nằm ở khu vực Nam Bộ, trong đó Phú Quốc được xác định là một cực có vị trí đặc biệt quan trọng của địa bàn đồng thời là một trong 17 khu du lịch quốc gia chuyên đề.
Các dự án quy hoạch phát triển du lịch đã được tiến hành triển khai nghiên cứu cụ thể như:
- Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch đảo Phú Quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Tổng Cục Du Lịch chủ trì thực hiện trên cơ sở “nghiên cứu định hướng phát triển du lịch đảo phú Quốc - Kiên Giang” được thực hiện năm 2002
- Quy hoạch du lịch bền vững đảo phú Quốc, tỉnh Kiên Giang do tổ chức du lịch Thế Giới phối hợp với Tổng Cục Du Lịch và UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện tháng 1/2004.
Song song với việc triển khai các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và chuyên ngành, nhiều dự án quy hoạch chi tiết một số khu du lịch, khu dân cư và các khu chức năng khác để kêu gọi đầu tư sau khi các đề án, quy hoạch hoạch tổng thể phát triển đảo Phú Quốc được UBND tỉnh Kiên Giang xem xét phê duyệt hoặc chấp thuận về nguyên tắc. Tổng diện tích những quy hoạch này ước khoảng 6.500 ha, trong đó một số dự án đáng chú ý như: khu du lịch Bà Kèo - Cửa Lấp (135 ha) thuộc thị trấn Dương Đông và xã Dương Tơ, khu du lịch suối Tranh (24,7 ha) và khu du lịch hạ nguồn Suối Tiên (7 ha) thuộc xã Hàm Ninh.v.v…
Đầu tư là đòn bẩy kinh tế quan trọng trong sự phát triển của các khu du lịch nói riêng và các ngành kinh tế nói chung. Ở phú Quốc tính đến nay đã có 4 dự án đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực: nuôi ngọc trai, chế biến hải sản và du lịch của các nhà đầu tư Úc, Nhật, Pháp. Dự án liên doanh với Pháp để xây dựng khu du lịch biển đạt tiêu chuẩn quốc tế ở bãi Khem gặp vướng mắc do nằm trong khu vực thuộc sự quản lý của hải quân vùng 5.
- Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã - hội: đây là lĩnh vực không chỉ có ý nghĩa với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trên đảo mà còn có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch. Trong những năm qua, bằng nguồn vốn được cho phép để lại đầu tư theo cơ chế khu kinh tế cửa khẩu, vốn chương trình Biển Đông- hải đảo; vốn của các bộ, ngành Trung ương trực tiếp đầu tư trên địa bàn, vốn ngân sách của địa phương, vốn của các doanh nghiệp nhà nước kết hợp với vốn trong dân, hệ thống cơ sở hạ tầng ở phú Quốc tiếp tục được nâng cấp, xây mới như đường ven biển phía Đông đảo từ Bãi Vòng đi Bãi Thơm, đường ven biển từ Gành Dầu đi Cửa Cạn, đường lên đỉnh Núi Chúa 565m, đường nội ô thị trấn Dương Đông; hồ nước và nhà máy nước Dương Đông; cảng cá An Thới, bến cá Dương Đông; mở rộng sân bay Phú Quốc; nâng cấp nhà máy điện Phú Quốc… Tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm 2011 là 3.697 tỷ đồng, tăng 8,42% so với năm 2010
Để tạo điều kiện đẩy nhanh đầu tư cơ sở hạ tầng, Thủ Tướng Chính phủ đã có quyết định số 941/QĐ - TTg ngày 21/8/2003 cho phép tỉnh Kiên Giang được thực hiện cơ chế sử dụng quỹ đất để tạo nguồn vốn xây dựng công trình hạ tầng trên đảo Phú Quốc. Thực hiện chủ trương trên, UBND tỉnh Kiên Giang đã giao cho 8 nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng 1 số công trình giao thông quan trọng trên đảo bao gồm nâng cấp tuyến đường Dương Đông - An Thới ngoài (mở rộng nâng cấp đoạn Dương
Đông - Cửa Lấp; Cửa Lấp - An Thới đầu tư xây dựng mới); xây mới tuyến đường ven biển Bãi Vòng - Bãi Sao; mở rộng nâng cấp các tuyến đường 46, 47; tuyến Dương Đông - An Thới ngoài đến lộ 47 (đường ngã 3 Suối Mây), tuyến Suối Cái - Gành Dầu đi Rạch Vẹm, tuyến Bãi Thơm - Rạch Tràm - Mũi Đá Bạc; 2 cầu trên tuyến Dương Đông - Cửa Cạn; và 8 tuyến giao thông, 2 công viên nội ô thị trấn Dương Đông. Tổng giá trị đầu tư của các dự án trên ước khoảng 930 tỷ đồng. Diện tích đất giao các nhà đầu tư sử dụng theo quy hoạch ước khoảng 790 ha.
- Về đầu tư phát triển du lịch: Từ năm 2006 đến nay, Phú Quốc thu hút hơn 150 dự án đầu tư các khu du lịch, trong đó có 36 dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn gần 42.000 tỷ đồng. Hiện nay, có bảy dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, giá trị vốn đầu tư 864 tỷ đồng; ba dự án đang triển khai xây dựng, trong đó có một dự án xây dựng kết cấu hạ tầng trên diện tích 156 ha, vốn đầu tư 586 tỷ đồng.
Các dự án còn lại được chấp thuận chủ trương đầu tư đang thực hiện quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, hoàn tất các thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư và triển khai thực hiện.
Tổng vốn đầu tư huy động xây dựng cơ bản phục vụ phát triển du lịch ở Phú Quốc trong 5 năm qua hơn 5.400 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách và các thành phần kinh tế khác. Khách du lịch đến Phú Quốc tăng bình quân hàng năm là 12% và doanh thu tăng 27%/năm.
2.3.5. Xúc tiến và quảng bá du lịch
Hoạt động xúc tiến quảng bá về du lịch phú Quốc thời gian qua đã được thực hiện bởi phần lớn các doanh nghiệp du lịch có hoạt động kinh doanh tại Phú Quốc, điển hình là công ty liên doanh Sài Gòn - Phú Quốc. Tuy nhiên hoạt động này còn mang tính tự phát, thiếu sự nghiên cứu và chưa có sự chỉ đạo trong một nỗ lực chung để tạo một hình ảnh chung về du lịch phú Quốc. Đây là một hạn chế cần sớm được khắc phục để góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của Phú Quốc trong tương lai.
Việc tổ chức tiếp cận thị trường chưa được thực hiện có hệ thống, dẫn đến thị trường khách du lịch của Phú Quốc chủ yếu là khách nội địa chủ yếu đến từ tp HCM. (71%), lượng khách từ đồng bằng sông Cửu Long còn rất hạn chế mặc dù chi phí cho vận chuyển còn thấp hơn. Khách ở những thị trường phân phối khách lớn ở Việt Nam
như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang cũng còn rất hạn chế, do hạn chế bởi hiện chưa có đường bay thẳng từ những địa điểm này.
Về thị trường khách quốc tế, mới được khai thác ở mức độ khiêm tốn. Hiện nay thị trường khách du lịch chủ yếu vẫn là Tây Âu và Bắc Mỹ chiếm tới 70%, tiếp đến là Đông Bắc Á là 18%. Khách từ các nước trong khu vực ASEAN chỉ 7% còn lại 5% là các khu vực khác
Mặc dù Phú Quốc đã được xác định là một cực của tam giác trọng diểm du lịch Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và một trong 18 khu du lịch chuyên đề quốc gia, cho đến nay ở tầm vĩ mô, một kế hoạch xây dựng hình ảnh điểm đến Phú Quốc chưa được thực hiện.
Hiện hoạt động xây dựng hình ảnh điểm đến Phú Quốc mới chỉ được một số công ty, điển hình là công ty liên doanh Sài Gòn - Phú Quốc thực hiện. Tuy nhiên sự thiếu nhất quán hiện nay trong việc xây dựng hình ảnh điểm đến Phú Quốc giữa các công ty du lịch có hoạt động ở Phú Quốc sẽ có ảnh hưởng đến sự tin tưởng của du khách đối với điểm này. Đây là vấn đề chung cần được giải quyết kịp thời để tạo được sự tin tưởng và sự cuốn hút của du khách đối với du lịch Phú Quốc
Hiện nay thông tin về du lịch Phú Quốc đến với du khách với nhiều dạng khác nhau, bằng nhiều kênh khác nhau. Kết quả điều tra trong năm 2011 (do chính Học viên điều tra) về vấn đề này cho thấy đối với khách du lịch quốc tế thông tin về Phú quốc chủ yếu là qua hướng dẫn sách du lịch (46%); tiếp đến là qua bạn bè người thân (13%). Internet được xem là một kênh thông tin quan trọng để du khách quốc tế, đặc biệt là khách Mỹ, biết đến phú quốc (15%). Thông qua quảng cáo từ các hãng lữ hành, các công ty du lịch đến với khách quốc tế chỉ chiếm khoảng 8% - 10%. Các kênh thông tin khác như tập gấp, báo chí… chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ đến được với du khách.
Đối với du khách lịch nội địa kênh thông tin quan trọng nhất về phú Quốc là từ bạn bè và người thân (56%); tiếp đến là thông tin quảng cáo của các công ty du lịch trong nước (30%) và thông tin trên báo chí (16%). Các kênh thông tin khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ như: tập gấp 4%, sách hướng dẫn du lịch 4%…
Như vậy đối với các nhóm khách du lịch (quốc tế và nội địa), các thị trường khác nhau cần phải tổ chức các kênh thông tin khác nhau phù hợp với đặc điểm để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất giới thiệu về Phú Quốc. Vấn đề này cần có những nghiên cứu nghiêm túc hơn để có một chiến lược marketing và xúc tiến du lịch Phú Quốc trong tương lai.
2.3.6. Môi trường du lịch
Sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này càng đặc biệc có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành du lịch, một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch. Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch tới các địa điểm thăm quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường.
Trong bối cảnh tài nguyên bị khai thác nhanh chóng phục vụ nhiều mục đích phát triển kinh tế và dân sinh không đồng bộ với quá trình cải tạo dẫn đến nhanh chóng bị cạn kiệt; môi trường bị suy thoái dưới tác động của nhiều nguồn gây ô nhiễm đã góp phần làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Đây được xem là một áp lực khá nặng nề đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là tại những khu vực như đảo Phú Quốc có nguồn tài nguyên giới hạn và môi trường nhạy cảm.
Du lịch Phú Quốc mấy năm qua có tốc độ tăng trưởng nhanh đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển du lịch nói riêng và kinh tế xã hội nói chung ở Phú Quốc. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này ngoài những hiệu quả kinh tế tích cực đồng thời cũng tạo nên những áp lực cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng ở đảo để đảm bảo giữ gìn môi trường tại đây, đặc biệt là các chất thải từ các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây là vấn đề bức xúc cần giải quyết để giảm thiểu tác động tới môi trường, hạn chế suy giảm tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học và bảo vệ tài nguyên du lịch.
Một trong những vấn đề chưa làm hài lòng khách du lịch trong những năm qua ở Phú Quốc đó là vấn đề về an toàn - an ninh du lịch, đến nay đã được giải quyết tốt và
hiệu quả. Công tác quản lý và cứu hộ ở các bãi biển du lịch ở Phú Quốc đã thực sự làm tốt việc đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường cũng như cứu hộ cứu nạn trên biển. Bên cạnh đó, là lực lượng xung kích để giữ an ninh, trật tự đường phố… làm cho sinh hoạt trên các tuyến phố có nề nếp và ngăn nắp hơn. Các phương tiện vận chuyển như xích lô, xe ôm, người bán hàng rong , người ăn xin, các điểm bán hàng lưu niệm… đã được quản lý tốt bằng những biện pháp xã hội khác nhau.
2.3.7. Quản lý nhà nước về du lịch
2.3.7.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật về du lịch
Mặt đạt được:
- Nhà nước đang có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch với hình thức khác nhau như: nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu nghiên cứu môi trường sinh thái tự nhiên… bước đầu đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của du khách đến Phú Quốc của khách du lịch.
- Tỉnh Kiên Giang và huyện Phú Quốc đã có những chủ trương, chính sách thông qua những nghị quyết, chương trình phát triển du lịch rất cụ thể, coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Phú Quốc nói riêng
- Cuối năm 2004, Tỉnh ủy Kiên Giang đã có Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Quyết định của thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Đây là căn cứ quan trọng để thực hiện công tác quản lý hoạt động KT-XH nói chung, hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng ở Phú Quốc.
- Tỉnh và huyện đã có sự quan tâm đặc biệt đối với đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với Phú Quốc, tiếp cận các điểm tham quan du lịch trên đảo để du khách du lịch có thể thưởng thức các sản phẩm du lịch của Phú Quốc.
- Tổ chức thực hiện có kết quả những chủ trương chính sách, các văn bản pháp quy, pháp luật nhằm khai thông, xúc tiến, khuyến khích việc đầu tư, khai thác kinh doanh du lịch tại Phú Quốc.
- Triển khai kịp thời các văn bản pháp quy về du lịch để hướng dẫn các cơ sở kinh doanh hoạt động đúng pháp luật và hướng các cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ khách du lịch.
- Xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, tỉnh đã quan tâm nâng cấp cơ sở hạ tầng như giao thông, cấp điện, bưu chính viễn thông…. nhằm tạo ra những thuận lợi cơ bản cho việc đầu tư phát triển ngành du lịch. Những chủ trương, chính sách và các hoạt động cụ thể thực sự đã tạo ra môi trường phát triển du lịch thuận lợi. Kết quả là chỉ trong vòng mấy năm trở lại đây du lịch Phú Quốc đã phát triển rất nhanh, thu hút được khá nhiều vốn của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch.
Trong một thời gian không dài, từ năm 1995 trở lại đây, địa phương đã huy động được nhiều thành phần kinh tế, tổ chức xã hội đầu tư vào du lịch. Đáng kể nhất là khu du lịch Sài Gòn - Phú Quốc được xem là tương đối hoàn chỉnh và hiện đại đạt tiêu chuẩn 4 sao. Hoạt động du lịch đã thu hút được một lực lượng lao động xã hội đáng kể, đóng góp có kết quả vào chương trình phát triển KT-XH của huyện.
Tồn tại:
- Thiếu những chính sách, cơ chế đặc thù đối với việc phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng là lợi thế của đảo nhằm tạo bước đột phá, thúc đẩy du lịch đảo phát