Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc (Trang 52)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn thường có quan hệ gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất con người, chúng là những đối tượng hay hiện tượng được tạo ra trong điều kiện nhân tạo. Loại tài nguyên này thường mang lại những giá trị về nhận thức và nghiên cứu bổ ích. Do gắn bó với con người mà loại tài nguyên này thường tập trung tại các điểm quần cư, từ đó việc tiếp cận chúng tương đối dễ dàng nhờ giao thông thuận lợi. Ưu thế to lớn của nó là không phụ thuộc vào tính mùa cũng như các điều kiện khí tượng và tự nhiên khác nên hoạt động du lịch, tham quan có thể diễn ra quanh năm

- Dân cư và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2011 dân số Phú Quốc khoảng 95.600 người, chiếm

5,67% dân số toàn tỉnh Kiên Giang. Mật độ dân số 162,32 người/km2 [1]. Dân cư phân

bố không đồng đều giữa các vùng trong đảo và giữa đảo lớn và các đảo nhỏ: tập trung chủ yếu ở thị trấn Dương Đông và các xã thuộc khu vực Nam đảo, riêng các thị trấn Dương Đông, An Thới và xã Dương Tơ chiếm 66% dân số toàn đảo. Các xã thuộc Bắc đảo, dân cư thưa thớt (chiếm 21% tổng dân số toàn huyện), đặc biệt là các đảo nhỏ (chiếm 5% diện tích tự nhiên; 8,37% tổng dân số toàn huyện: quần đảo An Thới 2,24%, quần đảo Thổ Châu 6,13%); hiện nay 12/40 đảo chưa có dân sinh sống, đó chính là những điểm đến lý thú trong các tour du lịch khám phá đảo.

Cơ cấu dân cư: Tỷ lệ dân thành thị chiếm 51%; nông thôn: 49%. Trong đó người Kinh (97%), người dân tộc Hoa (2,1%), còn lại là người dân tộc Khmer (0,8%). Tỷ lệ gia tăng cơ học trên toàn đảo cao (3,2%/năm). Nguyên nhân là do nguồn di dân từ đất liền ra đảo để tiềm kiếm việc làm. Đây chính là nguồn nhân lực bổ sung cho

Huyện Phú Quốc nhưng cũng là khó khăn trong giải quyết việc làm, vấn đề xã hội và các vấn đề phúc lợi xã hội khác.

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,3% ở mức trung bình cao (so cả tỉnh: 1,09%). Tỷ lệ thất nghiệp: 4,7%/năm (cả tỉnh là 4,68%). Dân số đang làm việc trong các ngành kinh tế tính đến năm 2011 là 54.100 người chiếm 58% dân số [1]. Trong đó chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành thương mại và dịch vụ (69,3%); nông - lâm - ngư (20%); công nghiệp và xây dựng (10,7%). Xu thế hiện nay, cơ cấu lao động trong các ngành có sự chuyển biến theo hướng tích cực: lao động trong các ngành nông - lâm - ngư có xu hướng giảm, trong khi đó lao động trong ngành thương mại và dịch vụ tăng.

Bảng 2.3. Dân số huyện Phú Quốc qua các năm từ 2005 – 2011

2005 2009 2010 2011

Số dân 81.982 90.670 92.574 95.608

Mật độ dân số (người/km2) 139,19 153,94 157,17 163,12

Tỉ lệ tăng tự nhiên (%0) 15,07 14,0 13,0 13,75

Nguồn: Số liệu tổng hợp, Chi cục thống kê Phú Quốc năm 2011

Hiện nay, tổng lao động tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động dịch vụ, du lịch khoảng 110.000 người. Trong đó, lao động qua đào tạo chiếm 27,4% tổng lao động ngành (260 người có trình độ đại học, 453 người tốt nghiệp trung cấp, gần 70% số lao động cấp quản lý được mời từ đất liền). Số lượng lao động có xu hướng tăng trung bình 5%/năm, bao gồm cả lao động địa phương và lao động nhập cư. Với mức tăng dân số hiện nay, dự báo trong thời gian tới, mỗi năm Phú Quốc sẽ bổ sung thêm 1.500 lao động, trong đó 70% lao động trong các ngành dịch vụ, du lịch.

Đặc điểm kinh tế: Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội huyện Phú Quốc - năm

2011 đánh giá: “Tốc độ phát triển tăng 26,66% so với năm 2010 (Nghị quyết Huyện ủy

là từ 31% trở lên). Chia 3 khu vực thì khu vực 1(nông-lâm, thủy sản) tăng 6,55%; khu vực 2 (công nghiệp - xây dựng) tăng 18,91%; khu vực 3 (dịch vụ và các ngành khác) tăng 38,65%. Thu nhập bình quân đầu người tăng 24.18%, đạt 42.83 triệu đồng/người/năm (giá thực tế)” [21]

Dự báo từ nay đến năm 2015, cơ cấu kinh tế tiếp tục có hướng chuyển biến tích cực: tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng (62%); tỷ trọng ngành công nghiệp - xây

dựng (24%); nông nghiệp (14%) đều có xu hướng giảm. Doanh thu du lịch tăng 3,29 lần so với 2005, lượng khách bình quân hàng năm tăng 12,02%. Du lịch được đầu tư và phát triển mạnh, các dự án dịch vụ, du lịch, vận chuyển hàng hóa, bưu chính… được đầu tư và phục vụ tốt hơn. [22]

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu ngành kinh tế huyện Phú Quốc năm 2011, dự báo năm 2015

Nguồn: Số liệu tổng hợp, Chi cục thống kê huyện Phú Quốc năm 2011

Công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 133 tỷ năm 2005 lên lên 450 tỷ năm 2011; Xây dựng cơ bản được quan tâm đẩy nhanh tiến độ, hầu hết các công trình dự án lớn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư như sân bay quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới và các trục đường chính nam - bắc đảo, đường vòng quanh đảo…

GDP nông - lâm - thủy sản đạt 239 tỷ đồng. Giá trị sản xuất thủy sản trong nhiệm kỳ tăng 71,49%; Sản lượng khai thác thủy sản đến năm 2011 đã đạt 150.945 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2011 đạt 686 tấn. Về nông nghiệp chủ yếu là cây tiêu, diện tích tiêu 355 ha, sản lượng 872 tấn năm 2011.

- Các di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng

Phú Quốc là mảnh đất có lịch sử kiên cường bất khuất trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vì vậy hiện nay trên Phú Quốc có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lịch sử - cách mạng mà tiêu biểu:

+ Đền thờ Nguyễn Trung Trực: Nguyễn Trung Trực là thủ lĩnh nghĩa quân yêu nước đã chiến đấu chống thực dân Pháp vào thế kỷ XIX. Ngày 21/6/1868, sau khi đốt cháy tàu Esperance của Pháp trên sông Nhật Tảo ngày 11/12/1861, chiếm và làm chủ thị xã Rạch Giá, ngày 21/6/1868, ông đã chỉ huy nghĩa quân rút về Hòn Chông rồi vượt biển ra đảo Phú Quốc cố thủ. Trên đảo, Nguyễn Trung Trực đã xây dựng căn cứ nghĩa quân trong rừng bên rạch Cửa Cạn để chiến đấu với giặc Pháp và sau đó bị sa vào tay chúng. Ngày 27/10/1868, giặc Pháp đã hành quyết ông tại Rạch Giá.

Để tưởng nhớ người anh hùng, nhân dân trên đảo đã xây dựng đền thờ Nguyễn Trung Trực tại xã Gành Dầu.

+ Nhà lao cây Dừa (nhà tù Phú Quốc): nằm ở phía nam đảo, cách trung tâm thị trấn An Thới khoảng 2km. Đây là trại giam được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên diện tích gần 20 ha có tên gọi là “căng cây dừa”. Năm 1956, Mỹ - Diệm cho sửa sang lại và lập lên “Trại huấn chính Cây Dừa”. Năm 1967 thành trại giam tù binh. Đây là trại giam lớn nhất của chính quyên Sài Gòn, còn có những thời điểm đã giam giữ gần 40.000 tù binh. Nơi đây đã có gần 4.000 chiến sĩ cách mạng hy sinh dưới sự đàn áp của Mỹ - Ngụy.

Ngày 12/10/1993, nhà lao Cây Dừa (nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích cấp quốc gia).

+ Dinh Cậu: là ngôi đền được xây dựng trên bãi đá nổi để thờ hai cậu (Cậu Tài và Cậu Quý) cai quản cửa sông (Dương Đông) phù hộ cho ngư dân khi ra khơi đánh cá. Cũng có truyền thuyết cho rằng “cậu” là một vị quan có công lớn đối với các việc xây dựng Phú Quốc nên người dân địa phương lập đền thờ tưởng nhớ.

Ngoài sự linh thiêng của đền, đây còn là địa điểm có cảnh quan đẹp, thuận lợi đến ngắm cảnh. Đặc biệt là nơi có hòn đá hình Rùa, một trong “tứ linh” theo quan niệm của Việt và ngọn hải đăng của đảo.

+ Đình thần Dương Đông: được xây dựng vào năm 1959 để quy tụ các sắc thần của 9 ngôi làng xưa vốn tồn tại trong lịch sử phát triển đảo để thờ chung. Đình thần Dương Đông là nơi hoạt động tín ngưỡng chung của người dân trên đảo thờ Thần

Hòng Bốn Cảnh, các vị hiền nhận. Đây nơi sinh hoạt văn hóa dân gian chi phối đời sống tâm linh, tinh thần của người dân đảo Phú Quốc.

Hàng năm vào ngày 10 tháng giêng và rằm tháng 7 âm lịch, tại đình Thần nghi lễ cúng Đình được tổ chức long trọng để tưởng nhớ những người có công trong lịch sử khai khẩn và xây dựng mảnh đất này.

+ Sùng Hưng Cổ Tự: là ngôi chùa năm dưới chân núi sát trung tâm thị trấn Dương Đông với kiến trúc đặc thù của ngôi chùa Á Đông và cảnh quan đẹp. Đây là nơi mà người dân địa phương và du khách có thể tới lễ phật Quan Thế Âm Bồ Tác. Đây được xem là ngôi chùa vào loại lớn nhất ở Phú Quốc

+ Chùa Sư Muôn: nằm cách thị trấn Dương Đông khoảng 5 km trên đường đi Hàm Ninh. Chùa có tên chữ là Hùng Long Tự, theo phái Tịnh độ Cư Sỹ, được lập bởi nhà sư Nguyễn Kinh Muôn, đại diện Gia Minh.

Chùa nằm ở vị trí lưng chừng núi, dưới bóng cây Kơnia 300 năm tuổi với cảnh quan đẹp. Ngoài chính điện trang nghiêm thờ tượng phật, phía trước sân chùa có bức tượng Di Lặc với các chú tiểu vây quanh rất sống động. Đặc biệt phía trước sân chính điện có một tảng đá lớn hình con hổ đang phủ phục. Với cảnh quan và kiến trúc đẹp, chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là điểm thăm qua du lịch hóa hấp dẫn.

+ Hội thánh Cao Đài: nằm trên ngọn núi phái sau đình Thần Dương Đông. Từ đây có thể quan sát thị trấn và dòng sông Dương Đông thơ mộng. Sau lưng chùa là biển cả mênh mông. Đây là điểm quan sát cảnh quan lý tưởng đối với du khách.

Bên cạnh những di tích, Phú Quốc còn có nhiều điểm di tích sử - văn hóa khác như: Giếng Gia Long, Tảng đá Ngai Vua, Mộ Hoàng Tử Cảnh, Dấu giày vua Gia Long, Mũ mộ bà tướng lê Kim Định… có giá trị du lịch. Đó là những tài nguyên du lịch quan trọng của đảo.

Bảng 2.4. Bảng thống kê các di tích lịch sử - văn hóa huyện đảo Phú Quốc năm 2011 Tổng số di tích Cấp quốc gia Cấp tỉnh Số di tích đã được đưa vào khai thác du lịch Các điểm tự phát 24 1 2 4 17

Nguồn:Chi cục thống kê huyện Phú Quốc năm 2011 - Các lễ hội

Phú Quốc có một số lễ hội truyền thống có giá trị du lịch như: lễ hội thờ thần nước Bà Thủy Long Thánh Mẫu (20/11), lễ hội Dinh thờ tự bộ xương cá Ông, lễ hội Sùng Hưng Cổ tự (30/7), lễ Đình Thần An Thới. Đặc biệt ở Phú Quốc lễ Đình Thần Dương Đông được gọi là ngày lễ riêng của địa phương, lễ hội đền thờ Nguyên Trung Trực là một trong những lễ hội lớn nhất của nhân dân Kiên Giang nói chung, huyện đảo Phú Quốc nói riêng. Lễ chính được bắt đầu từ ngày 27 và 28 tháng 8 (âm lịch). Ngoài ra, lễ phụ được diễn ra vào các ngày 14,15 (âm lịch) hàng tháng. Vào các ngày lễ hội, Phú Quốc thu hút được sự tham gia của đông đảo người dân và du khách. Quy mô của lễ hội ngày một lớn hơn, số lượt người tham gia ngày một đông. Lễ hội không còn bó hẹp là tín ngưỡng của người dân địa phương mà nó trở thành một hoạt động văn hóa thường niên thu hút ngày càng đông khách du lịch tham gia

- Các làng nghề truyền thống

Các làng nghề truyền thống cũng đóng vai trò lớn trong việc phát triển du lịch Phú Quốc hiện còn một số làng chài có giá trị du lịch, tiêu biểu là Hàm Ninh, Bãi Thơm, Rạch Tràm, Gành Dầu, Cửu Cạn, Mũi Chùa, Hòn Thơm... Hiện nay, Hàm Ninh là một điểm du lịch không thể thiếu trong các chương trình tham quan du lịch trên đảo Phú Quốc. Những làng chài khác do điều kiện tiếp cận còn khó khăn nên khả năng khai thác phục vụ du lịch còn hạn chế.

Ngoài các giá trị du lịch nhân văn trên, Phú Quốc còn nổi tiếng và hấp dẫn sự quan tâm của du khách bởi nước mắm Phú Quốc, hồ tiêu, rượu Sim, chó Phú Quốc. Đây là những đặc điểm rất riêng có giá trị hấp dẫn du lịch cần được chú trọng khai thác để góp phần xây dựng một hình ảnh riêng về du lịch Phú Quốc trong tương lai.

Nước mắm Phú Quốc: làng nghề truyền thống Phú Quốc được nhắc đầu tiên là nước mắm Phú Quốc. theo niên giám thống kê Phú Quốc 2010, có đến 115 cơ sở chế

biến nước mắm. Thủy hải sản nhất là cá cơm rất phong phú ở vùng biển quanh đảo, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho Phú quốc sản xuất loại nước mắm nổi tiếng.

Tiêu Phú Quốc: do thời tiết và đất đai thuận lợi nên cây tiêu ở Phú Quốc phát triển tốt và cho ra những sản phẩm nổi tiếng với độ nồng, thơm, cay. Sản xuất để được hạt tiêu thơm nông người dân còn phải có nhiều kinh nghiệm và bỏ ra rất nhiều công sức chăm sóc vườn tiêu của mình. Cây tiêu cần được chăm sóc chu đáo, đúng cách thì mới cho thu hoạch lâu dài. Phân bón lấy từ xác cá sau khi làm nước mắm, vỏ tôm, phân bò… Năm 2011 diện tích trồng cây tiêu là 355 ha và cho sản lượng là 872 tấn

Chó Phú Quốc: Người Phú Quốc xem chó Phú Quốc là một đặc sản của hòn đảo này, là người bạn thân thiết, trung thành. Khách du lịch xem chó Phú Quốc là một giống đặc biệt. đến thăm những điểm nuôi chó của các bô lão trên đảo du khách vừa được ngắm nhìn những chú chó nổi tiếng tinh khôn vừa nghe thuyết minh về khả năng phối hợp đi săn của chúng. Du khách đến đây thường mua chó về làm quà. Giá cả tùy thuộc vào độ thích của khách.

Rượu sim Phú Quốc: được làm từ những trái sim rừng, rượu Phú Quốc là một đặc sản của rừng núi. Từ lâu rượu sim được biết đến như loại rượu truyền thống dùng trong những dịp lễ Tết của người dân đảo. Đối với du khách, rượu sim không những là loại rượu ngon, rất tốt cho sức khoẻ mà còn là thức uống mang đậm nét văn hoá truyền thống của dân đảo. Ngoài loại rượu sim truyền thống, hiện nay còn có nhiều loại sản

phẩm khác từ trái sim được sản xuất như sim 2900C, 3900C, mật sim, vang sim và sắp

tới sẽ có thêm loại Champagne.

- Văn hóa, văn nghệ dân gian

Văn hóa dân gian Phú Quốc đa dạng hầu như không thiếu một thể loại nào, từ truyền thuyết đến ca dao, hò, vè… Đó là những sáng tác dân gian gắn với đời sống lao động và sinh hoạt của cư dân trên đảo qua những bước thăng trầm của lịch sử. Nhiều câu truyện li kỳ, nhiều lời ca điệu nhạc làm say đắm lòng người từ xa xưa góp phần làm nên cái hồn Phú Quốc. Đặc biệt, kho tàng dân ca ở đây rất đa dạng về sắc điệu nhưng không pha tạp. Ngoài âm hưởng và hình thức diễn xướng đậm dấu ấn dân ca Nam Bộ (vọng cổ, cải lương, điệu hò, điệu lý). Dân ca Phú Quốc chịu ảnh hưởng của dân ca miền Trung khá lớn. Có nhiều ý kiến cho rằng, dân đảo diễn tuồng, ca bài chòi, hò khoan, hò mái nhì mái đẩy, hát ví, hát giặm… rất nhuyễn, không thua gì dân Trung

Bộ. Tóm lại, ca dao dân ca và các hình thức diễn xướng dân gian khác trên đất Phú Quốc rất dồi dào, nếu nghành du lịch Phú Quốc bảo tồn, khai thác có hiệu quả thì đây là một thế mạnh về tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể chắc chắn sẽ thu hút nhiều du khách, nhất là du khách chất lượng cao, bởi họ đến đây không chỉ ăn, chơi thuần túy mà họ muốn tìm đến một miền đất mới có danh lam thắng cảnh đẹp, có các sản vật quý hiếm và có một nét văn hóa độc đáo.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc (Trang 52)