Tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật về du lịch

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc (Trang 78)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.7.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật về du lịch

Mặt đạt được:

- Nhà nước đang có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch với hình thức khác nhau như: nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu nghiên cứu môi trường sinh thái tự nhiên… bước đầu đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của du khách đến Phú Quốc của khách du lịch.

- Tỉnh Kiên Giang và huyện Phú Quốc đã có những chủ trương, chính sách thông qua những nghị quyết, chương trình phát triển du lịch rất cụ thể, coi du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Phú Quốc nói riêng

- Cuối năm 2004, Tỉnh ủy Kiên Giang đã có Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Quyết định của thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Đây là căn cứ quan trọng để thực hiện công tác quản lý hoạt động KT-XH nói chung, hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng ở Phú Quốc.

- Tỉnh và huyện đã có sự quan tâm đặc biệt đối với đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với Phú Quốc, tiếp cận các điểm tham quan du lịch trên đảo để du khách du lịch có thể thưởng thức các sản phẩm du lịch của Phú Quốc.

- Tổ chức thực hiện có kết quả những chủ trương chính sách, các văn bản pháp quy, pháp luật nhằm khai thông, xúc tiến, khuyến khích việc đầu tư, khai thác kinh doanh du lịch tại Phú Quốc.

- Triển khai kịp thời các văn bản pháp quy về du lịch để hướng dẫn các cơ sở kinh doanh hoạt động đúng pháp luật và hướng các cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ khách du lịch.

- Xác định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, tỉnh đã quan tâm nâng cấp cơ sở hạ tầng như giao thông, cấp điện, bưu chính viễn thông…. nhằm tạo ra những thuận lợi cơ bản cho việc đầu tư phát triển ngành du lịch. Những chủ trương, chính sách và các hoạt động cụ thể thực sự đã tạo ra môi trường phát triển du lịch thuận lợi. Kết quả là chỉ trong vòng mấy năm trở lại đây du lịch Phú Quốc đã phát triển rất nhanh, thu hút được khá nhiều vốn của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch.

Trong một thời gian không dài, từ năm 1995 trở lại đây, địa phương đã huy động được nhiều thành phần kinh tế, tổ chức xã hội đầu tư vào du lịch. Đáng kể nhất là khu du lịch Sài Gòn - Phú Quốc được xem là tương đối hoàn chỉnh và hiện đại đạt tiêu chuẩn 4 sao. Hoạt động du lịch đã thu hút được một lực lượng lao động xã hội đáng kể, đóng góp có kết quả vào chương trình phát triển KT-XH của huyện.

Tồn tại:

- Thiếu những chính sách, cơ chế đặc thù đối với việc phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng là lợi thế của đảo nhằm tạo bước đột phá, thúc đẩy du lịch đảo phát triển.

- Cơ chế quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn toàn huyện chưa được triển khai thực hiện có hiệu quả làm cơ sở cho việc quản lý đầu tư phát triển và kinh doanh du lịch.

- Việc triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án còn nhiều bất cập trong lĩnh vực giao đất, giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư, huy động nguồn lực để đầu tư du lịch nhằm đảm bảo những định hướng phát triển đúng hướng, cân đối đảm bảo hiệu quả kinh tế và xã hội.

- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ đa ngành, giữa địa phương với một số ngành ở trung ương trong công tác thực hiện và quản lý quy hoạch, đầu tư hạ tầng để tạo điều

kiện tốt hơn cho việc tiếp cận với Phú Quốc và phát triển thị trường khách ổn định còn có những bất cập.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc (Trang 78)