Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc (Trang 27)

5. Cấu trúc luận văn

1.3. Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch

Việc đánh giá và xây dựng điểm, tuyến du lịch phụ thuộc phần lớn vào các loại tài nguyên du lịch, chúng là điều kiện cần thiết để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan, giải trí của khách và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Các điểm du lịch này có những thuộc tính đáng quan tâm như sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp,

tính ổn định và tính hấp dẫn. Nó được đặc trưng bằng lượng nhu cầu, điện tích phân bố và thời gian khai thác. Dựa trên cơ sở tiềm năng của phận hệ tài nguyên du lịch tự nhiên, lịch sử và văn hóa này mà nhiệm vụ của tố chức lãnh thổ du lịch là xác định các điểm du lịch chức năng có khả năng hấp dẫn khách du lịch. Để xác định các điểm du lịch chức năng, chúng ta cần phải làm rõ những giá trị sử dụng của chúng trong việc đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí của du khách, từ đó việc lựa chọn và đánh giá chúng phải dựa trên những tiêu chuẩn nhất định, có thể bao gồm trong 6 vấn đề

1.3.1. Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch

Sự hấp dẫn của các điểm du lịch là một thành phần vô cùng quan trọng khi xét về mặt cung ứng du lịch. Chúng tạo nên nguồn năng lượng của hệ thống du lịch. Nếu như thị trường đóng vai trò “tác động” thì hấp dẫn du lịch đóng vai trò “lôi kéo” khách. Không có tính hấp dẫn thì nhựng hoạt động dịch vụ sẽ không còn cần thiết. Sự hấp dẫn có hai chức năng chủ yếu, đầu tiên là chúng lôi kéo, quyến rũ, kích thích sự thích thú trong du lịch và thứ hai là mang lại sự hài lòng cho khách. Thường thì sự hấp dẫn là yếu tố có tính tổng hợp, xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, địa hình, điều kiện khí hậu, và những nét độc đáo của các sự vật và hiện tượng

Có thể phân chia độ hấp dẫn thành 4 cấp:

- Rất hấp dẫn: có trên 5 phong cảnh đẹp và đa dạng (rừng núi kề biển, có sông suối hoặc thác nước, có đảo hay bán đảo liền kề, có phong cảnh thôn quê, vườn cây ăn trái, gần các trung tâm đô thị, thương mại …). Có 5 di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, độc đáo (đình chùa, đền đài, di tích gắn bó với danh nhân lịch sử, văn hóa, khoa học, các bảo tàng, kiến trúc cổ…) [23]. Đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch (nghỉ ngơi giải trí, thể thao văn hóa, nghỉ dưỡng chữa bệnh, công vụ hoặc mua sắm…)

- Hấp dẫn: có từ 3 - 4 phong cảnh đẹp, đa dạng, có 3 di tích đặc sản, độc đáo và đáp ứng được 3 - 4 loại hình du lịch.

- Trung bình: có 1 - 2 phong cảnh đẹp và ít hay không có những di tích độc đáo, đặc sắc và chỉ đáp ứng không quá 2 loại hình du lịch.

- Kém hấp dẫn: không có phong cảnh đẹp, địa hình và cảnh quan đơn điệu và không gây ấn tượng gì cho khách du lịch.

1.3.2. Thời gian hoạt động du lịch (tính thời vụ)

Trên thế giới, yêu cầu về du lịch thường có tính chất theo mùa vụ nghĩa là du lịch tập trung vào vài tháng trong năm. Nguồn gốc của hiện tượng này nằm trong một loạt các nhân tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa, hành chính... đó cũng là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Đặc biệt, khách du lịch muốn hưởng thụ những kỳ nghỉ trong một khoảng thời gian thích hợp về khí hậu và môi trường. Tính chất mùa vụ chủ yếu liên quan đến du lịch trong các kỳ nghỉ chứ không liên quan đến du lịch vì những lý do khác như là kinh doanh… cho nên chúng ta có một sự dàn trải của các kỳ nghỉ. Nhưng trong các lý do đi du lịch khác (gia đình, tín ngưỡng, thể thao...) thì nhân tố thời tiết không phải là nhân tố quyết định. Tính mùa vụ đã trở thành đối tượng của các chương trình du lịch cụ thể, đó là lý do vì sao mà trong các chương trình quảng cáo, người ta đề nghị khách du lịch nên đi nghỉ trong thời gian này, vào dịp nọ. Vậy, thời gian hoạt động du lịch ở các điểm du lịch được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của các điệu kiện khí hậu đối với sức khỏe của khách du lịch và số thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các hoạt động du lịch, nó quyết định đến độ hấp dẫn du lịch cũng như phương hướng khai thác, đầu tư, kinh doanh và phục vụ. Có thể phân chia thời gian hoạt động du lịch như sau:

- Rất dài: có trên 200 ngày/năm có thể tiền hành tốt các hoạt động du lịch và có trên 180 ngày/ năm có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.

- Dài: có từ 150 - 200 ngày/năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và có 120 - 180 ngày/năm có điệu kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người.

- Trung bình: có từ 100 - 150 ngày/năm thuận lợi cho hoạt động du lịch và có 90 - 120 ngày/năm có điệu kiện khí hậu thích hợp cho sức khỏe con người.

- Ngắn: có dưới 100 ngày/năm thuận lợi cho hoạt động du lịch và có dưới 90 ngày/năm có điệu kiện khí hậu thích hợp với con người.

Như vậy, việc càng kéo dài thời gian thích hợp trong năm thì mức độ thuận lợi trong tổ chức hoạt động và triển khai du lịch càng lớn bấy nhiêu

1.3.3. Sức chứa khách du lịch

Ở bất cứ những điểm tiếp nhận du lịch nào, khái niệm của sự vững bền đều liên quan với sức chứa. Việc tổ chức quy hoạch du lịch có mối quan hệ mật thiết với những khái niệm về sức chứa ở các điểm du lịch. Những ý nghĩa về sức chứa được phân thành 4 loại sau đây:

- Những điểm du lịch vượt quá khả năng tự nhiên, như là diện tích đất thích hợp, sẵn sàng sử dụng cho các mục đích du lịch một cách thuận lợi nhất (khả năng đậu xe, nơi bố trí lưu trú, mật độ khách có thể chứa…)

- Những điểm du lịch vượt quá khả năng chịu đựng về mặt tâm lý, khái niệm này thuộc về hành vi cá nhân nên các nhà tổ chức du lịch khó quản lý, nó xoay quanh những ham thích, giảm sút hay thất vọng trong cảm nghỉ của du khách về những thắng cảnh hay những điểm du lịch.

- Những điểm du lịch vượt quá khả năng chịu đựng mang tính sinh học, khi ảnh hưởng môi trường hay phiền nhiễu là không thể chấp nhận được. Điều này đang được liên hệ một cách mạnh mẽ với khuynh hướng du lịch sinh thái hiện nay.

- Về mặt xã hội, nó được xác định bởi mức độ chấp nhận của các cộng đồng dân cư địa phương, đặc biệt khi những biện pháp kỹ thuật được sử dụng để làm vừa lòng du khách.

Về mặt quy mô (không gian), sức chứa du lịch có thể phân thành 4 cấp:

- Rất lớn: có sức chứa trên 1000 người/ngày, có ý nghĩa thuận lợi trong tổ chức hoạt động du lịch.

- Lớn: có sức chứa từ 500 - < 1000 người/ngày. Tương đối thuận lợi để tổ chức triển khai những hoạt động du lịch.

- Trung bình: có sức chứa từ 100 - < 500 người/ngày.

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn để tính sức chứa khách du lịch đối với các bãi biển

Bãi biển (BB) m2/người

Số người/01m đường bờ

Số mét đường bờ/người

Độ sâu bãi biển Độ sâu bãi biển

20m 33m 50m 20m 33m 50m BB công cộng gần các khu

đô thị, khu dân cư (loại thấp)

5 4.0 6.5 10.0 0.25 0.15 0.10

BB công cộng loại trung

bình 8 2.5 4.0 6.0 0.40 0.20 0.15 BB công cộng cao cấp 15 1.5 2.0 3.5 0.75 0.45 0.30 BB ở các khu du lịch tiêu chuẩn thấp 10 2.0 3.5 5.0 0.50 0.30 0.20 BB ở các khu du lịch tiêu chuẩn trung bình 15 1.5 2.0 3.5 0.75 0.45 0.30 BB ở các khu du lịch tiêu chuẩn cao 30 0.7 1.0 1.5 1.50 0.90 0.60

Nguồn: “tourism and Recreation Development”. Manuel Baud-Bovy and Fred lawson. London, The Architectural Press.

 Sức chứa du lịch gồm có:

a/ Sức chứa tự nhiên: là số khách tối đa mà điểm tham quan có khả năng chứa, dựa trên tiêu chuẩn bình quân khách trên diện tích sử dụng.

PCC = A x V/a x Rf

A: diện tích dành cho du lịch

V/a: số khách bình quân trên một đơn vị diện tích

R: hệ số quay vòng f: giá trị thời gian trung bình một lần tham quan.

b/ Sức chứa cho phép: là sức chứa thực tế bị hạn chết bởi các sự kiện liên quan đến mức độ quản lý du lịch, chỉ đáp ứng yêu cầu ở mức độ X%:

1.3.4. Độ bền vững của môi trường du lịch

Độ bền vững môi trường phản ánh khả năng chịu đựng, chủ yếu là các sự vật và đối tượng tự nhiên trước những áp lực ngày càng gia tăng của các hoạt động du lịch, khách du lịch… Chúng ta có thể phân chia thành 4 mức độ sau đây:

- Rất bền vững: các thành phần tự nhiên, văn hóa rất khó bị phá hoại, nếu có thì ở mức độ không đáng kể do đó chất lượng sản phẩm du lịch vẫn được bảo vệ tốt giúp cho hoạt động du lịch không bi gián đoạn.

- Bền vững: các thành phần tự nhiên, văn hóa bị sút giảm hay suy thoái ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi hay mức độ đầu tư bảo tồn không lớn giúp cho hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.

- Trung bình: các thành phần tự nhiên hay văn hóa ở các mức độ bị phá hoại, cần phải có sự tác động của con người để duy trì, phục hồi hay tôn tạo. Hoạt động du lịch bị hạn chế.

- Kém bền vững: mức độ bị phá hoại nghiêm trọng, không thể sử dụng để phục vụ hoạt động du lịch và đòi hỏi có biện pháp phục hồi tích cực.

1.3.5. Vị trí khả năng tiếp cận điểm du lịch

Phản ánh khả năng du khách tiếp cận với điểm du lịch một cách thuận lợi nhất mà không gặp phải những trở ngại hay sự không an toàn. Thường thì chỉ tiêu này lệ thuộc vào khoảng cách và các loại hình phương tiện được sử dụng, nhờ vậy nó sẽ làm lợi thời gian đi lại cũng như chi phí của khác. Nhìn chung, có thể phân thành 3 loại khả năng tiếp cận như sau:

- Rất thuận tiện: Khoảng cách đi lại không lớn, từ 10 - 30 km, thời gian tiếp cận <1 giờ (bằng ô tô), có thể đi đến dễ dàng bằng nhiều phương tiện thông dụng

- Thuận tiện: khoảng cách đi lại từ 30 - 50 km, thời gian tiếp cận từ 1 - 2 giờ (bằng ô tô), các phương tiện đi đến có hạn chế

- Không thuận tiện: khoảng cách đi lại lớn hơn 50 km, tốn nhiều thời gian để tiếp cận và các phương tiện sử dụng không thuận tiện.

1.3.6. Những ảnh hưởng về mặt kinh tế ở điểm du lịch

Chúng bao gồm các vấn đề liên quan như là gia tăng về cung ứng lao động, gia tăng trong tiêu chuẩn cuộc sống và gia tăng về đầu tư du lịch. Căn cứ để tính chỉ tiêu này là dựa vào lợi nhuận thu được hàng năm tại nơi kinh doanh du lịch:

Lợi nhuận = tổng doanh thu (Σ Bt) - tổng chi phí (ΣCt) Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/ tổng chi phí x 100%

Bên cạnh đó còn phải căn cứ vào số lượng khách đến hàng năm tại những điểm du lịch, bao gồm tổ chức tổng lượng khách và khác quốc tế. Có thể chia ra các mức hiệu quả kinh tế như sau:

Hiệu quả kinh tế rất cao: tỷ suất lợi nhuận >30%. Tổng số lượt khách rất lớn. Lượng khách DL quốc tế khá lớn.

Hiệu quả kinh tế cao: tỷ suất lợi nhuận >20%. Tổng số lượt khách lớn. Lượng khách du lịch quốc tế đạt khá.

Hiệu quả kinh tế trung bình: tỷ suất lợi nhuận >10%. Tổng số lượt khách trung bình. Lượng khách du lịch quốc tế không nhiều.

Hiệu quả kinh tế thấp: tỷ suất lợi nhuận đạt kém hay không tốt. Tổng số lượt khách thấp và không có khách du lịch quốc tế.

Sáu chỉ tiêu trên được dùng để xác định giá trị và khả năng hấp dẫn du lịch ở các điểm du lịch, chúng được tính toán mở rộng và dựa trên nhiều yếu tố liên quan. Chẳng hạn khi tính đến khả năng tiếp cận các điểm du lịch, có nghĩa là phải tính đến sự thuận tiện của nhiều loại hình phương tiện vận chuyển như đường không, đường thủy, đường sắt, đường bộ và các cơ sở hạ tầng dành cho giao thông như bến cảng, nhà ga, bến tàu, nơi đậu xe. Khi tính đến khả năng kinh tế và sự phát triển, không phải chỉ dựa vào sự gia tăng về lượng khách hay doanh thu mà còn phải tính đến sự phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương, khả năng tạo ra việc làm mới, khả năng bán (xuất khẩu tại chỗ) nhiều là mua (nhập khẩu) và đặc biệt là khả năng và triển vọng của sức chứa và độ bão hòa trong tương lai. Đối với chỉ tiêu tầm quan trọng quốc tế thì sự hấp dẫn du lịch thể hiện không chỉ bằng hiện tại, tương lai mà cả trong quá khứ nữa.

1.4. Kinh nghiệm tổ chức lãnh thổ du lịch của Việt Nam và một số nƣớc

Du lịch đang chịu sự thách thức to lớn của những thay đổi thay nhanh chóng về môi trường kinh tế - xã hội nơi mà nó đang hoạt động, vì vậy những diễn biến của vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cũng khác nhau

Ở Việt Nam tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề hiện đang được quan tâm hàng đầu, bởi vì không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động này nếu không xét khía cạnh không gian (lãnh thổ) của nó. Du lịch Việt Nam đang từng bước liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (kinh tế, xã hội, môi trường) cao nhất

Ở Nga, trong những năm gần đây việc tổ chức lãnh thổ du lịch cũng đã có nhiều chuyển biến theo hướng mở rộng và tiếp cận với thị trường du lịch thế giới. Nhiệm vụ chính của nó là nghiên cứu những cơ sở khoa học của việc thiết kế và quản lí quá trình phát triển “hệ thống không gian phục vụ thời gian rỗi”. Cụ thể là giải quyết những vấn đề sau: phân tích các tài nguyên, dự đoán nhu cầu và chọn lựa, thống kê, khai thác những lãnh thổ có ý nghĩa nghỉ ngơi, giải trí.

Ở Indonesia, tổ chức phát triển du lịch đã trải qua cuộc cách mạng “xanh”, với việc giới thiệu những dự án gia đình, điện khí hóa nông thôn cũng như đã gia tăng một cách rõ ràng các phương tiện truyền thông điện tử dựa trên thế mạnh truyền thống văn hóa không biến đổi của mình. Việc chú trọng đến nguồn khách quốc tế khiến cho các dự án du lịch của vùng Bali tập trung sự đầu tư to lớn vào xây dựng phi trường quốc tế, những khách sạn 5 sao cũng như nhiều cơ sở hạ tầng khác.

Ở Thái Lan, hoạt động du lịch phát triển từ lâu nhưng tổ chức xúc tiến du lịch của Thái Lan tuy đạt nhiều thành tựu kinh tế nhưng cũng có nhiều bài học về những vấn đề văn hóa - xã hội. Do đó nhiệm vụ của Thái Lan đang có nhiều hướng chú trọng vào việc “tái cấu trúc kỹ nghệ du lịch” [16]. Việc tổ chức du lịch hiện nay nhắm đến là tăng cường quản lý nhà nước, tăng cường luật pháp, an ninh, bảo vệ môi trường và thúc đẩy du lịch sinh thái đảm bảo sự phát triển vững bền.

Ở các nước châu Âu, việc tổ chức lãnh thổ du lịch vốn vẫn phát triển theo quan

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)