Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc (Trang 40)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Địa hình

Những nghiên cứu gần đây cho biết, cấu tạo địa chất ở đảo Phú Quốc hoàn toàn do đá trầm tích tạo nên. Bề mặt địa hình bị phong hóa nên lớp phủ là sét cát pha dăm sạn dày từ 5 - 15m. Địa chất động lực ổn định, không xảy ra động đất và sụt lún khu vực. Đất địa chất công trình tốt, thuận lợi cho xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình lớn.

Địa hình Phú Quốc khá phức tạp, bị chia cắt bởi sông suối và núi đồi. Phú Quốc được coi là khu vực địa hình nối dài của dãy núi Tượng, ngăn cách bởi con kinh Tà Lý nên phần bắc đảo, các dãy núi cao hơn. Các dãy núi này có độ cao trung bình trong hệ thống núi của Việt Nam. Phú Quốc có 99 ngọn núi nốt tiếp nhau đã tạo cho một vẻ đẹp nguyên sơ, hiếm có. Sườn núi phía bắc và đông bắc có dốc đứng. Dãy Hàm Ninh là dãy núi lớn nhất, dài 30km, cao trung bình 300 - 500m. Dãy núi này phân chia thành nhiều dãy, chia cắt địa hình vùng bắc đảo với những đỉnh núi cao như: Núi Chúa cao 603m, núi Gò Quao cao 478m, núi Đá Bạc cao 448m. Dãy Bãi Dài ở phía tây bắc của bán đảo, nó thấp hơn so với dãy Hàm Ninh. Dãy Bãi Dài có những ngọn núi lẻ cao 250 - 300m, liên tiếp nằm sát và nhô ra bờ biển tạo thành mũi Gành Dầu, mũi Đá Toại. Ngoài ra còn có núi Chảo cao 307m. Chân núi nhô ra biển tạo thành mũi Trâu Nằm ở phía đông và mũi Đá Bạc nằm ở phía tây. Vùng nam đảo (giới hạn từ tỉnh lộ trở xuống) là khu vực đồi núi rải rác, xen những cánh đồng bằng hẹp có độ dốc trung bình 15 độ. Địa hình thấp dần về tây và tây nam. Các dãy núi phía nam thường thấp và rời rạc, đỉnh núi cao nhất là Dinh Cựu 158m.

Nhiều dạng điạ hình đã tạo cho Phú Quốc phong phú về cảnh quan có thể khai thác du lịch: các bãi cát ven biển, đồi núi (du lịch thể thao, dã ngoại, tham quan động vật quý hiếm), địa hình đứt gãy tạo khe suối, thác nước đẹp như Suối Tranh, suối Đá Bàn, suối Đá Tranh, suối Tiên…

Suối Tranh là một địa điểm mà du khách không thể nào bỏ qua khi đến thăm đông bắc đảo Phú Quốc. Nằm cách thị trấn Dương Đông 10km, nơi đây đã được thiên nhiên ban tặng cho 1 tuyệt tác. Suối Tranh bắt nguồn từ những khe nhỏ của những ngon núi thuộc dãy Hàm Ninh, men theo những khe đảo rồi hòa mình tạo thành con suối lớn dài 15km. Dòng nước của Suối Tranh hiền hòa chảy qua bãi cát tạo thành

những hồ nước thiên nhiên tuyệt đẹp. Khu vực suối Tranh có động hang dơi cao trên 300m, động sâu 60m với những hang thạch nhũ tuyệt đẹp. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa thạch động Hà Tiên và Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng. Suối Tranh chỉ là một trong những ví dụ điển hình của vẻ đẹp mà địa hình đa dạng mang lại cho nơi đây.

- Khí hậu

Do đặc điểm vị trí của Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ, mang tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình, nóng ẩm quanh năm, ít biến động thất thường. Nhiệt độ trung bình năm từ

270c đến 27,50c, lượng mưa trung bình năm 2.016mm, độ ẩm: 73,00 → 88,00%, số giờ

nắng 2.272 h/năm và khí hậu chia hai mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa

Mùa khô: bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau, chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 4 m/s, có

khi lên đến 24 m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78% nhiệt độ cao nhất 35oC vào

tháng 4 và tháng 5. Đây chính là mùa du lịch, du khách thích đến Phú Quốc vào thời điểm này nhất vì thiên nhiên trong những thời điểm này rất phù hợp để tiến hành những hoạt động yêu thích.

Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch. Đảo là cửa ngõ đón gió mùa tây - tây nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng. Trong khu vực bắc đảo có thể đạt 4.000 mm/năm; có tháng có mưa kéo dài 20 ngày liên tục. Lượng mưa lớn góp phần cung cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân đảo. Tuy nhiên đây là một trở ngại, có thể qui định tính mùa vụ trong du lịch của đảo. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê khách du lịch đến Phú Quốc trong những năm gần đây thì việc này cũng không chi phối nhiều đến lượng khách đến.

Chính vì điều kiện khí hậu này nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu. Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Ngoài ra với lượng mưa lớn, Phú Quốc có thêm một nguồn tài nguyên nước ngọt phục vụ đời sống cho người dân.

Khí hậu tương đối ổn định, rất thuận lợi cho sinh hoạt và phát triển du lịch. Các hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm. Với điều kiện gió như thế, Phú Quốc đang

đầu tư nhiều hơn vào những trò chơi như: lướt sóng thuyền buồm… Mùa gió mạnh có thể tổ chức thi lướt sóng tại một số bãi biển.

Ngoài ra, Phú Quốc có thể tận dụng sức gió để xây dựng các trạm phát điện bằng năng lượng đủ cung cấp cho vài ngàn dân mỗi năm. Tuy nhiên, gió cũng làm ảnh hưởng đến tàu đánh cá vì phải tránh sóng.

- Tài nguyên nước

Tuy là đảo nhưng Phú Quốc lại có một hệ thống sông suối khá dày

(0,42km/km2). Do tính chất của địa hình ở đảo nên sông suối ở đây ngắn và dốc, lưu

lượng nước trên các con sông suối phụ thuộc theo mùa. Những con sông quan trọng phần lớn bắt nguồn từ dãy Hàm Ninh để đổ ra bờ biển phía tây. Phú Quốc có 3 sông

chính và nhiều rạch nhỏ, có tổng diện tích lưu vực khoảng 456 km2 (78% diện tích toàn

đảo). Dài nhất là sông Cửa Cạn, bắt nguồn từ núi Chúa, nhánh chính dài 28,75 km, lưu

vực 147 km2. Sông Dương Đông bắt nguồn từ núi Đá Bạc, chiều dài nhánh chính là

18,5 km, diện tích lưu vực là 105 km2. Sông Đầm chiều dài 14,8 km, diện tích lưu vực

49 km2. Mặc dù vậy, với đặc điểm địa hình ngắn dốc, không tích nước được vào mùa

mưa nên nơi đây thường xảy ra hiện tượng xói mòn lớn.

Phú Quốc có một hồ lớn là hồ Dương Đông, rộng 3,5 km2, sâu 15m, được tạo từ

việc đắp một con đập xi măng chắn ngang hẻm núi. Hồ cung cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Dương Đông. Ngoài ra huyên còn dự kiến xây dựng hồ Suối Lớn, hồ Cửa Cạn, Rạch Cá và Cửa Lấp cũng sẽ được sử dụng để cung cấp lượng nước ngọt trong mùa khô cho toàn đảo. Cụ thể, để đảm bảo lượng nước ngọt cho toàn đảo sử dụng, huyện cần xây dựng các hồ chứa và các công trình cấp nước sạch có thể cung cấp được

khoảng 200 nghìn m3/ngày/đêm. Dự kiến vào năm 2020, trên đảo hàng năm có khoảng

50-55 vạn người sinh hoạt, cần xây dựng hệ thống cấp nước có tổng công suất khoảng

100 nghìn m3/ngày/đêm, nếu kể cả công suất dự trữ thì cần khoảng 120 nghìn

m3/ngày/đêm. Trước mắt là xây dựng các hồ Dương Đông (10 triệu m3), hồ Suối Lớn

và củng cố 721 giếng khoan hiện đang cung cấp nước cho 75 nghìn người. Sau đó, xây

dựng thêm các hồ Cửa Cạn (35 triệu m3), Rạch Cá và Cửa Lấp và các cơ sở xử lý nước

sạch trong tương lai, có thể xây dựng hồ chứa nước ở những nơi có điều kiện đảm bảo nguồn nước mặt cung cấp cho nhu cầu toàn đảo, từng bước thay thế việc khai thác nước ngầm hiện nay. Mục tiêu xa hơn nữa là xây dựng thêm 2 hồ chứa (với tổng dung

Ngoài việc khai thác nguồn nước từ các sông này, Phú Quốc còn có lượng nước

mưa khá lớn, hàng năm đảo nhận được khoảng 1,6 tỷ m3, trong đó tập trung vào sông

suối khoảng hơn 60%, nhưng rất tiếc là lượng nước mưa này do không có đủ hồ chứa nên phần lớn là thoát ra biển.

Đảo Phú Quốc còn có lượng nước ngầm khá dồi dào (đặc biệt là phía nam của đảo), ngay sát bờ biển cũng có thể tìm thấy nước ngọt. Các đảo An Thới và Thổ Châu cũng có lượng nước ngầm lớn, có thể khai thác được nhưng cần phải quan trắc để tránh việc khai thác quá nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Tài nguyên sinh vật

Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, có nền địa chất là núi đá, tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long và nước Campuchia nên hệ thực vật của đảo có mối quan hệ mật thiết với hệ thực vật đồng bằng sông Cửu Long, hệ thực vật miền Đông Nam Bộ và hệ thực vật Đông Dương cũng như hệ thực vật khu vực Đông Nam Á với sự giao nhau của 3 luồng di cư chủ yếu sau:

+ Từ phía Nam lên: là luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malayxia -

Indonesia với đặc trưng là các loại Dầu (Dipterocarpaceae). Đây là họ thực vật cây đại

mộc có giá trị kinh tế cao, có số loài và số lượng cá thể loài lớn nhất ở VQG Phú Quốc, chiếm ưu thế sinh thái của rừng trên đảo.

+ Từ phía Bắc: là khu hệ thực vật bản địa bắc Việt Nam - nam Trung Quốc với

hàng chục họ thực vật khác nhau, trong đó có các họ đặc trưng như Sim (Myrtaceae),

Hồng (Ebenaceae), Đại Kích (Euphorbiaceae), Bứa (Guttiferae), Mãng Cầu

(Annonaceae), Xoan (Meliaceae)...

+ Từ đồng bằng sông Cửu Long: với các loài tiêu biểu như Tràm (Melaleuca cajupti), Đước (Rizophora).

Vườn quốc gia Phú Quốc củng còn có một số họ thuộc khu hệ thực vật Miến Điện - Ấn Độ và khu hệ thực vật ôn đới Himalaya - Vân Nam Quý Châu (Trung Quốc)

với các họ đặc trưng như Dẻ (Fagaceae), kim giao (Podocarpaceae), Bằng Lăng

Rừng trên đảo Phú Quốc chiếm tới 60% diện tích tự nhiên và tập trung ở phía Bắc trên dãy Hàm Ninh và dãy Hàm Rồng. Rừng lá rộng ước khoảng 32.000 ha với nhiều loài cây gỗ quý như Kiền Kiền, Săng Lẻ, Chai, Vên Vên, Sao Đen, Sao đỏ… Ngoài ra trên đảo còn có khoảng hơn 3.000 ha rừng Tràm dọc lưu vực các rạch và khoảng 120 ha rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng cửa rạch Cửa Cạn và Dương Đông.

Các giá trị sinh vật có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng tập trung chủ yếu ở vườn quốc gia (VQG) Phú Quốc. VQG được thành lập trên cơ sở chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Phú Quốc theo quyết định số 91/2001/QĐ-TT ngày 8/6/2001 của Thủ tướng Chính Phủ.

VQG Phú Quốc có diện tích 31.422 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 8.486 ha; phân khu phục hồi sinh thái là 22.603 ha; và phân khu hành chính, dịch vụ là 33 ha (hiện đang trình điều chỉnh lên 100 ha). [31]

Thành phần thực vật và động vật ở vườn quốc gia Phú Quốc rất phong phú đa dạng với 2.164 loài thực vật bậc cao thuộc 137 họ và 150 loài động vật hoang dã thuộc 69 họ.

Trong số các loài thực vật ở Phú Quốc có nhiều loại quý hiếm nằm trong sách

Đỏ, đang có nguy cơ bị mất đi (cấp độ E) bao gồm: Trai (Fagraea cochinchinensis),

Que quan (Cinnamomum zeynanicum), Huỷnh (Tarrientia cochinchinesis), Cây sơn

(Gluta laccifera), Huyết đằng (Milleetia auriculata), Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum), thông lông gà (Podocarpus imbricatus) Thông tre (Podocarpus neriifolius), Hoàng đàn (Dacrydium pierrei), Tùng Ngấn (Cupressus torulosa), Kim

giao Wallich (Nageia wallichiana), Trầm hương (Aquilaria crassma), Cẩm thị

(Diospyros martima).

Những loài thực vật đặc hữu ở VQG phú Quốc gồm: Dầu song nàng

(Dipterorpus dyeryi), Dầu mít (Dipterocarpus costatus), Kiền kiền pierre (Hopea

pierrei), Sao đen (Hopea odorata), Bô bô (Fagraea fragrans). Đặc biệt ở VQG Phú

Quốc đã phát hiện ra hai loại thực vật mới cho khoa học là Ceremium phuquocesis

Trong số các loại động vật thì lớp thú có 26 loài; lớp chim có 84 loài; lớp bò sát có 29 loài; lớp lưỡng thể có 11 loại. Trong số các loài động vật trên có tới 23 loài được ghi trong sách Đỏ, trong đó có 13 loài lưỡng cư bò sát và 10 loài thú. Các loài có nguy

cơ tuyệt chủng (cấp độ E) bao gồm: Hổ mây (Ophiophagus hannah) ,Vích (chelonia

mydas), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata), Chồn bay (Petaurisdta petaurista), Vượn

má trắng (Hylopetes lar), Voojooc mông trắng (Presbytis francoisi delacouri), và Gấu

chó (Helaretos malaynus).

Các loài sinh vật quý hiếm và đặc hữu trên đây có giá trị đặc biệt đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái.

Với diện tích rộng lớn, đa dạng sinh học cao và cảnh quan hấp dẫn, rừng nhiệt đới thường xanh ở VQG Phú Quốc là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái như tham quan học tập về rừng nhiệt đới, cắm trại, thể thao leo núi, nghiên cứu khoa học kết hợp nghỉ ngơi…

Hệ sinh thái biển ở vùng biển quanh đảo Phú Quốc cũng rất phong phú, nơi phát triển của nhiều rạn san hô có giá trị sinh du lịch. Đặc biệt Phú Quốc là một trong hai

vùng biển duy nhất ở Việt Nam còn tồn tại loài Bò biển (Dugon) thu hút được sự quan

tâm đặc biệt cửa khách du lịch và các nhà khoa học. Theo kết quả điều tra của phân viện Hải Dương học Hải Phòng [21] thì Phú Quốc là địa điểm có diện tích có biển lớn nhất ở Việt Nam (khoảng 300 ha) phân bố chủ yếu ở bờ Đông đảo từ bài Thơm đến Hàm Ninh. Số cá thể Dugon theo ước tính đạt tới 120 con. Đây là tiềm năng du lịch sinh thái rất đặc thù và có giá trị của đảo Phú Quốc.

Ngoài ra ở vùng biển quanh đảo Phú Quốc còn có cá heo, một loài sinh vật biển rất hấp dẫn du khách du lịch.

Ngoài hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp với diện tích gần 7.000 ha chủ yếu là hồ tiêu, điều, dừa… là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên đặc biệt, hiện rất hấp dẫn khách du lịch.

- Các bãi biển

Trên chiều dài khoảng 150km đường bờ biển quanh đảo Phú Quốc có nhiều bãi biển có giá trị du lịch. Đường bờ biển của Phú Quốc không thuần nhất mà có sự biến

đổi ở những vị trí khác nhau. Điều đó có nghĩa là các bãi biển nằm trải dài trên các dải ven bờ đảo sẽ có sự khác nhau về chất lượng.

Địa hình núi cao với thảm thực vật rừng ở bờ phía Đông Bắc đảo có xu hướng đổ dốc xuống các bãi biển. Với điều kiện tự nhiên như vậy, các bãi biển chỉ được hình thành ở những nơi có thung lũng mở ra biển hoặc những nơi hình thành các vũng, vịnh (tương tự ở phía Đông Nam của đảo). Những điều kiện tương tự có thể thấy trên các đảo thuộc quần đảo An Thới ở phía Nam vì vậy các bãi biển ở đây thường hạn chế. Ở bờ phía Đông, bãi biển trải dài hơn nhiều, điển hình như bãi Trường dài tới 15km.

Qua khảo sát thực địa và những đánh giá trực quan cùng với việc phân tích các tư liệu có liên quan, các bãi biển chính của Phú Quốc bước đầu đã được phân loại. Kết quả phân loại được đưa ra trên bảng 2.2.

Bảng 2.2. Phân loại các bãi biển chính trên đảo Phú Quốc

STT Bãi biển Đặc điểm Phân

loại

1 Bà Kèo (từ Dương

Đông đến Cửa Lấp)

Bãi biển rộng khoảng (20-30m), hạt cát tương đối thô. Một số khu vực bãi biển không còn giữ được tính chất tự nhiên do đã có sự can thiệp của con người (ví dụ bãi biển khu vực Sài Gòn – Phú Quốc). Về cơ bản độ dốc bãi biển có thể đảm bảo cho hoạt động tắm biển, tuy nhiên có 1 số khu vực bãi hơi dốc phần dưới nước và có lẫn đá gốc. Cảnh quan khu vực phía trên đất liền nhìn chung kém hấp dẫn và có dân cư sống xen kẽ. Về cơ bản bãi biển có sức chứa tương đối bởi có

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)