5. Cấu trúc luận văn
3.2.8. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng
Việc duy trì và phát triển tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch, góp phần phát triển du lịch bền vững. Với xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại trong đó có tự do hóa du lich sản phẩm du lịch ngày càng đòi hỏi chất lượng cao, giá cả hợp lý. Cần khuyến khích mọi tiềm năng trí thức để phát triển sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao với sự đa dạng tối đa và ít bị trùng lặp để tránh đối đầu với cuộc cạnh tranh không cân sức và có thể giữ được thế độc quyền tương đối.
Cần tiến hành điều tra, đánh giá một cách chính xác về hiện trạng các sản phẩm du lịch chủ yếu của Phú Quốc và những tiềm năng còn chưa được khai thác. Kết quả điều tra là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch có tính khả thi để tạo sản phẩm du lịch đặc trưng có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Thực hiện việc đánh giá, phân loại và xếp hạng các khách sạn, hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn của ngành, trên cơ sở đó đề ra những quy định cụ thể về tiện nghi và chất lượng phục vụ trong khách sạn, nhà hàng. Thu hút và khuyến khích đầu tư các điểm, các khu vui chơi giải trí tập trung. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch mở rộng nhiều loại hình du lịch để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn hơn của các sản phẩm du lịch.
Đối với làng nghề truyền thống: hạt tiêu và nước mắm là hai đặc sản nổi bật ở Phú Quốc. Mô hình trồng tiêu, chế biến nước mắm vừa cung cấp sản phẩm hàng hóa cho du lịch vừa kết hợp với loại hình du lịch tham quan làng nghề truyền thống. Vì vậy cần xây dựng mô hình liên kết các tuyến du lịch tham quan, tìm hiểu những mô hình sản xuất nước mắm, rượu sim, trồng và chế biến tiêu… kết hợp với giới thiệu và thương mại hóa sản phẩm.
Cần xây dựng những chính sách hỗ trợ, khuyến khích, phát triển các làng nghề truyền thống. Hạn chế việc sản xuất đại trà, không đăng ký giấy phép kinh doanh, không đảm bảo chất lượng các sản phẩm của làng nghề. Thành lập các hiệp hội bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm đặc thù của đại phương đang ngày càng được khẳng định thêm tên tuổi (nước mắm, rượu sim, tiêu sọ, chó Phú Quốc…) trên thị trường trong và ngoài nước.
Tổ chức cho du khách cùng tham gia nấu các món ăn truyền thống, tận dụng những nguồn hải sản sẵn có tại các cơ sở kinh doanh ăn uống, các tour du lịch kết hợp để du khách có cơ hội vui chơi và nhớ những kỷ niệm tại đây.
KẾT LUẬN
- Huyện đảo Phú Quốc đã và đang khẳng định được nơi đây là một vùng đất giàu tiềm năng và triển vọng, do vậy việc khơi dậy mọi nguồn lực để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch sẽ góp phần làm cho kinh tế địa phương pháp triển, tạo dựng những tiền đề cần thiết cho việc xây dựng Phú Quốc trở thành một trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế - Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc chịu ảnh hưởng của hàng loạt yếu tố, trong đó quan trọng nhất là tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn). Với điều kiện cụ thể của Phú Quốc tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị lớn hơn gắn với biển, đảo. Tài nguyên du lịch nhân văn tương đối phong phú, đa dạng có ý nghĩa nhất định với việc tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc. Nhìn chung, với địa hình và cảnh quan đa dạng Phú Quốc đáp ứng được nhiều loại hình du lịch như biển, núi, văn hóa, làng nghề, nghỉ ngơi và chữa bệnh, công vụ, sinh thái… Giá trị của hoạt động du lịch được gia tăng nhờ vào thời tiết và mùa vụ du lịch thuận lợi quanh năm (mùa vụ du lịch không thuận lợi tháng 7 đến tháng 9), cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật phát triển, con người phục vụ du lịch có kinh nghiệm và nhiệt tình
- Về các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc, qua việc khảo sát và tính toán có thể thấy nổi lên 2 điểm du lịch quan trọng Dương Đông và An Thới là những điểm đã được khai thác lâu đời. Từ những điểm du lịch hạt nhân, trong tương lai Phú Quốc sẽ hình thành thêm những cụm du lịch mới không chỉ trong huyện đảo mà còn kết nối với các vùng phụ cận cũng như quốc tế
Việc xây dựng và đi vào hoạt động của các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch này góp phần biến tiềm năng thành hiện thực, tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều khách du lịch (quốc tế, trong nước) đến Phú Quốc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. “Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội huyện Phú Quốc – năm 2011” Chi cục Thống kê Phú Quốc, Tài liệu lưu tại VP UBND huyện Phú Quốc
2. “Báo cáo tổng kết đại hội X và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010 – 2015”
Đảng bộ huyện Phú Quốc, Tài liệu lưu tại VP UBND huyện Phú Quốc
3.Vũ Tuấn Cảnh (1991), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Viện NCPTDL, Hà Nội
4. Vũ Tuấn Cảnh (1995) Luận chứng khoa học kỹ thuật xây dựng và phát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam, Đề tài KT 03-18, Hà Nội
5. Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông (1995), “Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy hoạch du lịch”, Tạp chí DL và phát triển (số 1), tr. 34-37
6. Nguyễn Trần Cầu (1994), “Quan điểm hệ thống tổng hợp trong nghiên cứu hệ thống lãnh thổ du lịch”, Tuyển tập các nghiên cứu công trình Địa lý, Viện Địa lý, tr. 427- 440
7. Nguyễn Trần Cầu, Lê Thông (1993), Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu các điều kiện tư nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam, đề tài nhánh của KT03, Hà Nội
8. “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” Quyết định 178/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt
9. “Hiện trạng môi trường biển Việt Nam 2004” Phân viện Hải Dƣơng học Hải Phòng
10. Nguyễn Đình Hòe (2001), Du lịch bền vững, NXb ĐHQG Hà Nội
12. Phạm Trung Lƣơng (1996), Cơ sở khoa học cho việc xây dựng các tuyến điểm du
lịch, Viện NCPTDL, Hà Nội
13. Phạm Trung Lƣơng, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo Dục
14. Trƣơng Phƣớc Minh (2003), Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng tr. 19-22, 26-33
15. “Niên giám thống kê 2011”Chi cục thống kê huyện Phú Quốc
16. Nguyễn Thị Kim Nhung (2010), Kinh nghiệm của Thái Lan trong phát triển ngành du lịch và bài học cho Việt Nam, ĐH Ngoại Thương
17. Nguyễn Thanh Sơn (1996), Tổ chức lãnh thổ du lịch Hải Phòng, tr. 17
18. Lê Thông (1992), “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch Việt Nam”,
Thông báo khoa học của các trường đại học, Hà Nội
19. Lê Thông (1998), “Những nội dung chính của quy hoạch phát triển du lịch cấp
Tỉnh, Kỷ yếu HNKHĐL Trường ĐHSP Hà Nội, tr.154-170
20. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, Đại học Văn Lang, tr. 21-22
21. Tổ chức lãnh thổ kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam, Đề tài cấp nhà nước,
KX.DL.94.02, Viện chiến lƣợc phát triển (1996)
22. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Tuấn Cảnh, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim
Hồng (1997), Địa lý du lịch, Nxb TPHCM
23. Nguyễn Minh Tuệ (1992), “Phương pháp xác định mức độ tập trung di tích lịch sử văn hóa theo lãnh thổ trong nghiên cứu địa lý du lịch”, Thông báo khoa học của các trường đại học, Hà Nội
24. Nguyễn Minh Tuệ (1993), Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nhân văn phục vụ mục đích du lịch biển Việt Nam, Đề tài nhánh KT 03-18, Hà Nội
TIẾNG ANH
26. Cooper, C.,Fletcher, J.,Gilbert, D.,Wanhill,S (1998),Tourism: principles and practice, Addison Wesley Longman Limited, USA
27. Gunn, Clare . A(1993), Tourism planning - Basics, Concept, Cases, Taylor and Francis.
28. Getz, D(1991), Festivals, special evens and tourism, Van Nostrand Reinhold.
29. Inskeep, Edward. 1991), Tourism planning: an integrated and sustainable development approach, Van Nostrand Reinhold
30. Matly, I (1976), The Geopraphy of internationtal tourism – National Science Foundation, Washington D.C.
TRANG WEBSITE
31. Website thông tin kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang - www.kiengiang.gov.vn