Giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc (Trang 59)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.3.1.Giao thông vận tải

- Đường biển

Hầu như tất cả hệ thống sông, kênh đều được sử dụng cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, các tuyến đường biển mới thật sự quan trọng cho sự sinh tồn của hòn đảo này, là cầu nối quan trọng với đất liền từ xưa đến nay. Năm 2011, khối lượng hành khách vận chuyển bằng phương tiện đường biển đạt 258.670 (1.000HK.Km), khối lượng hàng hóa đạt 523.330 (1.000T.Km) [1]

Tuyến giao thông đường thủy chở khách quan trọng hiện nay là tuyến Phú Quốc- Rạch Giá dài 120km, Phú Quốc - Hà Tiên dài 70km, Phú Quốc - Thổ Chu dài 120km, Phú Quốc - Hòn Thơm dài 10km. Phú Quốc kết nối khá tốt với hai đảo Thổ Chu (thuộc quần đảo Thổ châu) và Hòn Thơm (thuộc quần đảo An Thới), làm tăng sự kết dính về văn hóa - kinh tế - xã hội cho toàn huyện đảo.

Những con tàu cao tốc được liến tiếp đưa vào khai thác đã rút ngắn khoảng cách Phú Quốc với đất liền. Hiện đã có dịch vụ tàu cao tốc chạy đến An Thới, phía nam đảo Phú Quốc và có thuyền chở khách từ Dương Đông đến Rạch Giá với tốc độ chậm hơn. Có 3 công ty cung cấp dịch vụ tàu cao tốc: tàu Super Đông, Vietrosko Hydrofoil, công ty chuyên cung cấp dịch vụ tàu cao tốc Trameco. Theo tính toán của tàu cao tốc hiện nay chạy trên tuyến Rạch Giá - Phú Quốc và tàu cánh ngầm chạy trên tuyến cảng Hòn Chuông (Kiên Lương, Kiên Giang) - Phú Quốc, mỗi ngày có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của 2.000 lượt khách ra vào [31]. Tuy nhiên, các phương tiện trên vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của Phú Quốc trong tương lai.

Hệ thống cảng bao gồm cảng dân sự tại Dương Đông, An Thới, cảng du lịch ở Bãi Vòng, cảng quân sự tại An Thới. ngoài ra còn có các cảng nhỏ khác tại Hàm Ninh, Cửa Cạn Bãi Thơm, Gành Dầu, chủ yếu phục vụ cho các thuyền đánh bắt hải sản.

Lượng du khách đến với Phú Quốc bằng đường biển chiếm khoảng 70% tại thời điểm hiện nay. Con số này được dự báo sẽ là 250.000 người vào năm 2012. Chính phủ đã giao cho bộ giao thông vận tải đầu tư một cảng biển tổng hợp trên đảo có khả năng tiếp nhận tàu khách cỡ trung bình và tàu hàng trọng tải 6.000DWT. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2012.

Giai đoạn tiếp theo cần đầu tư vào xây dựng cảng An Thới với quy mô hàng hóa thông cảng 300 nghìn tấn, hành khách 450 nghìn lượt, xây dựng một bến tàu cò trọng tải 3000DWT. Các bến phục vụ tàu chở khách ven biển có sức chở từ 200 - 300 hành khách, một bến để neo tàu 30.000DWT hoặc tàu chở 1000 - 2000 hành khách, xây dựng cảng đưa đón thuyền du ngoạn trên các tuyến dọc theo bờ đảo.

- Đường không

Sân bay Phú Quốc với đường băng dài 2.200km có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm ngắn như Fokker70, ATR72 với sức chứa hơn 70 khách cho mỗi chuyến, nhà ga có thể đón 200.000 khách/năm

Hiện nay,Vietnam Airline có 3 tuyến từ Phú Quốc đi TP Hồ Chí Minh, TP Rạch Giá và Cần Thơ . Air Merkong có 2 tuyến từ Phú Quốc đi TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với công suất vận chuyển khách như hiện nay đường hàng không có thể đáp ứng được lượng khách du lịch dự kiến đến Phú Quốc trong giai đoạn trước mắt và ngắn hạn.

Trong 5 năm gần đây, cảng hàng không Phú Quốc luôn dẫn đầu về mức độ tăng trưởng trong các cảng hàng không địa phương ở khu vực miền Nam. Năm 2010, lượng hành khách tăng 28% và lượng hàng hóa, hành lý, bưu kiện tăng 17%; số chuyến bay tăng 37% so với năm 2009. Năm 2011, sân bay Phú Quốc đã phục vụ 198.000 lượt hành khách (tăng 28,5 %), số chuyến bay tăng 27% so với cùng kỳ năm 2010.

Trong tương lai, để đáp ứng lượng khách dự kiến (đạt 600.000 lượt khách vào 2013 và 1 triệu lượt khách vào năm 2015), Phú Quốc đang thực hiện Dự án xây dựng sân bay quốc tế Dương Tơ khởi công ngày 23/11/2008, đạt tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức hàng không dân dụng thế giới ICAO. Trong số 8 cảng hàng không tại miền Nam hiện nay, có 2 cảng hàng không quốc tế là Tân Sơn Nhất và Cần Thơ. Đến năm 2012, khi cảng hàng không Phú Quốc mới được đưa vào khai thác, thì đây sẽ là cảng hàng không quốc tế thứ 3. Sân bay mới có tổng diện tích hơn 900 ha, được xây dựng đồng

bộ từ đường hạ cất cánh, hệ thống đường lăn, sân đỗ, ga hành khách và hàng hóa, trung tâm điều khiển bay... Đường hạ cất cánh của sân bay đáp ứng yêu cầu khai thác của loại máy bay B747- 400, A320 và tương đương; có hệ thống sân đỗ máy bay đáp ứng 14 vị trí đỗ cho đến năm 2020, 23 vị trí đến năm 2030 và từ 25-27 vị trí đỗ cho giai đoạn sau năm 2030. Nhà ga hàng hóa của sân bay Phú Quốc mới có thể đáp ứng từ 2-6 vị trí đỗ máy bay. Nhà ga hành khách sẽ có 2 cao trình tách biệt phục vụ khách đi và đến, với những trang thiết bị phục vụ hiện đại, đáp ứng công suất 4 triệu hành khách/năm. Theo kế hoạch, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ đưa vào khai thác trong quý III/2012, thay thế hoàn toàn sân bay Phú Quốc hiện hữu.

- Đường bộ

Theo số liệu thống kê 2011 [1], tổng chiều dài đường bộ toàn huyện là 602 km, trong đó có 254 km đường liên xã; 174 km đường liên ấp, 173 km đường nội ấp. Có 5 tuyến đường chính: tuyến An Thới - Dương Đông - Bãi Thơm (50 km), tuyến xuyên đảo theo hướng bắc – nam nối với các điểm dân cư nông thôn. Hầu hết các điểm dân cư đô thị đều đã có đường ô tô. Khối lượng hành khách vận chuyển bằng phương tiện đường bộ trong năm 2011 là 1.300.000 người tăng 70,4% so với năm 2010

Giao thông đường bộ trên đảo Phú Quốc thực sự khởi sắc từ khi có quyết định số 178/2004/QĐ - TTg và quyết định 633/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực. Cuối năm 2004, UBND tỉnh Kiên Giang đã khởi công một số công trình giao thông quan trọng trên đảo Phú Quốc: nâng cấp, mở rộng kết hợp với đầu tư các tuyến đường Dương Đông và An Thới; nâng cấp, mở rộng các tuyến lộ 46, tuyến lộ 47, đường Suối Mây, đường Rạch Vẹm, đường Bãi Thơm - Rạch Tràm - Mũi Đá Bạc, xây dựng mới công trình cẩu Cửa Cạn - Gành Dẩu. Trọng tâm phát triển giao thông đường bộ là cải tạo nâng cấp các tuyến đường hiện có, xây dựng thêm một số tuyến mới nhằm đáp ứng nhu cầu nối liền giữa các trung tâm kinh tế, các khu dân cư và các địa điểm trên đảo. Chủ trương đó được cụ thể hoá trong

Mục tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010 - 2015 đó là: 100% số ấp có đường ô tô thông suốt; 80% các đường mội ô đô thị được bê tông hoặc nhựa vật liệu cứng (do nhân dân và nhà nước cùng làm). Đồng thời tạo cảnh quan hai bên đường sạch sẽ, thoáng mát, tạo điều kiện thuận lợi tham quan du lịch dài ngày, nghỉ dưỡng lâu hơn tại Phú Quốc, góp phần phát triển du lịch bển vững của tỉnh. [2]

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ du lịch Phú Quốc (Trang 59)