7. Cấu trúc của đề tài
2.2.1 Về số lượng nguồn nhân lực du lịch
Trong thời gian từ năm 2007-2010 số lượng lao động trực tiếp du lịch Quảng Ninh tăng đáng kể. Năm 2007, tổng lao động trực tiếp của du lịch Quảng Ninh là 14.191, trong đó lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước là 43 người, doanh nghiệp 14.011 người, cơ sở đào tạo, 137 người.
Đơn vị tính: Người 14191 14011 43 137 14720 14541 43 136 15320 15129 43148 16074 15883 43 148 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 2007 2008 2009 2010 Tổng DN QLNN CSĐT
Biểu đồ 2.3. Tổng số lao động trực tiếp du lịch Quảng Ninh
Theo số liệu thống kê trên và bảng 2.1 (phụ lục) của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, đội ngũ lao động trực tiếp du lịch Quảng Ninh tăng trưởng khá đều, bình quân khoảng 10%, tỷ lệ thuận với sự phát triển của ngành. Số lao động được phân bố cụ thể như sau:
2.2.1.1. Cơ quan quản lý Nhà nước
Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính, trong đó 3 thành phố. Số lượng cán bộ công chức hiện có qua các năm được thể hiện qua bảng 2.5 (phụ lục) và biểu đồ dưới đây: Đơn vị tính: người 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2007 2008 2009 2010 43 43 43 43 28 27 27 26 15 16 16 17 Tổng Sở VHTTDL Các địa phương
Biểu đồ 2.4. Lao động làm việc trong cơ quan quản lý nhà nƣớc
Quảng Ninh là tỉnh có ngành du lịch phát triển vào tốp hàng đầu của Việt Nam. Hoạt động du lịch phát triển, nhưng số lượng lao động biên chế cho công tác
quản lý nhà nước những năm qua không được bổ sung. Toàn tỉnh có 43 lao động quản lý, trong đó cấp Tỉnh 25, cấp địa phương 17.
Đặc biệt, năm 2008, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Thể Thao và Sở Du lịch sát nhập thành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đối với, Sở Du lịch (cũ) mô hình tổ chức gồm có 03 lãnh đạo (01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc). Sau khi sát nhập còn 01 lãnh đạo phụ trách khối du lịch và 3 phòng chuyên môn về du lịch đó là: Phòng Nghiệp vụ du lịch, phòng Phát triển Tài nguyên du lịch, Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch. Các phòng này đảm nhận công việc như một sở du lịch trước khi sát nhập. Ngoài 18 lao động thuộc 3 phòng trên, số lao động còn lại người được biên chế ghép ở các bộ phận khác như: Thanh tra, văn phòng, tổ chức, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản. Số lao động còn lại thuộc 14 huyện, thị xã, thành phố. Trung bình mỗi địa phương được 1 biên chế, riêng 3 Trung tâm du lịch (Móng Cái, Hạ Long, Vân đồn) được biên chế 2 lao động chuyên trách du lịch.
Với số lượng lao động và cơ cấu bộ máy tổ chức như trên, những năm qua công tác quản lý nhà nước du lịch Quảng Ninh gặp không ít khó khăn.
2.2.1.1 Lao động trong doanh nghiệp du lịch
Lao động trong doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh được thể hiện tại bảng 2.6 (phụ lục) và biểu đồ sau: Đơn vị tính: người 14011 700 8019 1398 14541 725 8088 1614 15129 772 7315 2196 15883 783 7350 2696 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2007 2008 2009 2010 Tổng Lữ hành Cơ sở Lưu trú DL Vận chuyển
Biểu đồ: 2.5. Tổng số lao động tại các doanh nghiệp du lịch
Lao động khối doanh nghiệp tăng dần hàng năm, tuy nhiên tốc độ tăng, giảm của mỗi loại hình kinh doanh rất khác nhau. Số lao động làm việc trên các tàu chở khách thăm vịnh Hạ Long có tốc độ tăng bình quân cao nhất 18,9%, từ
1.398 lao động năm 2007 lên 2.696 lao động vào năm 2010, vì đây là loại hình du lịch được du khách rất ưa thích. Kế tiếp, là vận chuyển khách du lịch bằng ôtô có tốc độ tăng bình quân là 17,7 %, Ngoài ra, các loại hình kinh doanh khác tương đối ổn định, số lượng tăng không đáng kể chỉ dao động 1-2%. Lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú trên bờ giảm 2,24%. Thực tế các cở sở lưu trú mini chỉ hoạt động mang tính thời vụ, không có nguồn khách ổn định do không ký được hợp đồng với các hãng lữ hành vì quy mô nhỏ, chất lượng thấp. Do đó, không có hiệu quả đã chuyển mục đích kinh doanh, năm 2007, có 866 cơ sở với 8.019 lao động đến năm 2010 còn 820 cơ sở với 7.350 lao động. Riêng loại hình kinh doanh cơ sở du lịch đạt chuẩn mới được triển khai khởi đầu từ cuối năm 2008 nhưng hiệu ứng rất tốt, được nhiều doanh nghiệp quan tâm nên số cơ sở và lao động tăng nhanh.
2.2.2 Lao động tại các cở sở đào tạo du lịch
Đơn vị tính: Người 148 148 136 137 130 135 140 145 150 2007 2008 2009 2010 2007 2008 2009 2010
Biểu đồ 2.6. Lao động tại các cơ sở đào tạo du lịch
Lao động tại các cơ sở đào tạo du lịch số lượng thấp so với một trung tâm du lịch có tốc độ phát triển mạnh. Trong thực tế, ngành du lịch Quảng Ninh rất cần một lực lượng lao động không nhỏ có kỹ năng nghề nghiệp, năng lực quản trị doanh nghiệp và quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch. Từ đó, cũng phản ánh phần nào các cơ sở cấp độ đào tạo thấp, quy mô nhỏ. Riêng trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật và Du lịch Hạ Long có khoa du lịch với 49 giáo viên. Các cơ sở đào tạo khác hầu hết liên kết với các trường Cao đẳng, Đại học có chức năng đào tạo du
lịch và mời chuyên gia, trưởng các bộ phận kinh doanh có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn tham gia giảng dạy.
2.2.3 Về chất lượng và cơ cấu lao động
Khi nói về chất lượng nguồn nhân lực tức là nói tới những nét đặc trưng của con người bao gồm: Trạng thái sức khỏe (thể lực, trí lực), phong cách, đạo đức, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật,...Tuy nhiên trong thống kê chất lượng nguồn lao động du lịch Quảng Ninh từ trước đến nay chưa được đầy đủ theo các tiêu chí trên. Vì vậy rất khó đánh giá chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện, chính xác. Về mặt sức khỏe, trình độ, giới tính và tuổi đời thì ngay từ khâu tuyển dụng lao động đã là tiêu chí bắt buộc để đáp ứng được yêu cầu vị trí công việc mà người sử dụng lao động cần. Cho nên trong luận văn tập trung vào các tiêu chí: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giới tính, độ tuổi của đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành du lịch.
2.2.2.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Theo số liệu thống kê tại bảng số 2.8, 2.10 (phụ lục) và biểu đồ dưới đây, các chỉ tiêu phản ánh cơ bản chất lượng đội ngũ lao động du lịch Quảng Ninh.
Đơn vị tính: Người 700 292 91 140 177 725 377 108 166 74 772 442 92 151 87 782 459 88135100 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2007 2008 2009 2010 Tổng Đại học Cao đẳng Trung cấp CC nghề
Biểu đồ 2.7. Đội ngũ lao động du lịch Quảng Ninh
14191 10279 3912 14720 10122 4598 15230 9454 5776 16074 9344 6730 0 5000 10000 15000 20000 2007 2008 2009 2010 Tổng Chuyên môn khác Chuyên ngành du lịch
Biểu đồ2.8. Đội ngũ lao động đã đƣợc đào tạo chuyên ngành du lịch
Bức tranh tổng thể về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ lao động trực tiếp du lịch Quảng Ninh, nhìn chung chưa cao. Số lao động có trình độ đại học trở lên còn thấp, chiếm khoảng 13%, Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, chiếm tỷ lệ 22% trong tổng số lao động. Số còn lại là lao động được đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (chứng chỉ nghề) chiếm tỷ lệ cao (khoảng 40%). Tỷ lệ lao động phổ thông có xu hướng giảm, xong vẫn còn khá cao (khoảng 27%). Lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch năm 2007, chiếm khoảng 27%, năm 2008 khoảng 31%, năm 2009 chiếm 37%, 2010 chiếm 42%. Trong đó trình độ tiến sĩ: năm 2007-2010 chiếm 0,01%. Trình độ thạc sĩ: năm 2007 chiếm 0,23%, năm 2008 chiếm 0,22%, năm 2009 chiếm 0,25%, năm 2010 chiếm 0,24%. Trình độ đại học: năm 2007 chiếm 4,3%, năm 2008 chiếm 4,6%, năm 2009 chiếm 6,1%, năm 2010 chiếm tỷ lệ 6,5%. Trình độ Cao đẳng: năm 2007 chiếm tỷ lệ 1,5%, năm 2008 đạt tỷ lệ 1%, năm 2009 chiếm tỷ lệ 1,3%, năm 2010 đạt tỷ lệ 3%. Trình độ trung cấp: năm 2007 8%, năm 2008 đạt tỷ lệ 7%, năm 2009 9%, năm 2010 đạt tỷ lệ 8%. Lao động có chứng chỉ và Giấy chứng nhận nghiệp vụ du lịch: Năm 2007 đạt 14%, năm 2008 đạt 17%, năm 2009 chiếm tỷ lệ 20%, năm 2010 chiếm 27%. Với những chỉ số trên, cho thấy lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch hàng năm tăng đáng kể, đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng, chứng chỉ nghề và giấy chứng nhận du lịch vì hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp tổ chức đào tạo và cấp Giấy chứng nhận cho hàng trăm lao động phục vụ trên các tàu du lịch và các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ khác. Mặc dù ngành dù lịch phối hợp tổ chức các lớp học ngắn hạn thường xuyên lao động phổ thông Quảng Ninh chiếm khá cao, nguyên nhân do một số
doanh nghiệp tiết kiệm quĩ lương sử dụng lao động phổ thông, chất lượng thấp ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Ngoài ra lao động có trình độ cao như tiến sĩ, thạc sĩ chiến tỷ lệ thấp.
Với mục tiêu trở thành trung tâm du lịch có đẳng cấp quốc tế vào năm 2015 thì bài toán về trình độ chuyên môn nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao trong ngành du lịch Quảng Ninh là vấn đề cần được quan tâm ngay từ bây giờ. Để có các giải pháp khả thi, cần tìm hiểu trình độ chuyên môn của người lao động trong từng lĩnh vực mới có thể phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả.
Bảng 2.9 (phụ lục) và biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng một bức tranh chi tiết hơn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động.
Thứ nhất là, Cơ quan quản lý Nhà nước
Đơn vị tính: người 43 32 8 2 1 43 31 9 2 1 43 33 10 0 0 43 32 11 0 0 0 10 20 30 40 50 2007 2008 2009 2010 Tổng Đại học ĐH du lịch Cao đẳng CĐ du lịch
Biểu đồ 2.9. Chất lƣợng lao động trong cơ quan quản lý nhà nƣớc
Lao động làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước đến 2010, 100% có trình độ đại học. Tuy nhiên số người có trình độ đại học chuyên ngành du lịch chưa nhiều. Tại bảng số 2.12 (phụ lục), lao động có bằng đại học, cao đẳng chuyên ngành du lịch chiếm khoảng 27% so với tổng số lao động có bằng đại học toàn ngành.
Thứ hai, Doanh nghiệp du lịch
Lao động làm việc trong các cơ sở lưu trú du lịch: Đội ngũ lao động này có trình độ đại học chiếm khoảng 15%, lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp nghề chiếm gần 20%, lao động chứng chỉ nghiệp vụ và lao động phổ thông chiếm
tỷ lệ trên 60%, với tỷ lệ này thì chưa phù hợp, biểu hiện của sự thiếu lao động có chuyên môn, tay nghề cao trong các bộ phận tạo ra sản phẩm trực tiếp phục vụ du khách.
Lao động làm việc trong lĩnh vực lữ hành: có trình độ đại học chiếm gần 60%, Trung cấp, cao đẳng chiếm khoảng 28%...Đây là loại lao động đặc thù, đối với hướng dẫn viên quốc tế phải có ít nhất một bằng đại học, hướng dẫn viên nội địa cần trình độ trung cấp và cao đẳng.Tuy nhiên các hãng lữ hành vẫn còn xử dụng lao động ở trình độ chứng chỉ nghề, phần nào hạn chế đến chất lượng công việc (trừ nhân viên tạp vụ).
Lao động trên tàu du lịch thăm vịnh Hạ Long: Nhiều năm qua tỉnh Quảng Ninh đã có những biện pháp, cơ chế quản lý tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ này phát triển và nâng cao chất lượng. (Quy chế quản lý vịnh Hạ Long, quy chế quản lý hoạt động tàu vận chuyển khách thăm quan du lịch và tàu lưu trú khách du lịch trên vịnh Hạ Long). Đối với lao động trên tàu bắt buộc 100 % phải có bằng cấp, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo từng loại công việc mới được cấp phép rời cảng. Do đó các chủ phương tiện không sử dụng lao động phổ thông. Tuy nhiên do đặc điểm là loại tàu sông nên không cần sử dụng lao động có trình độ đại học làm việc ở các vị trí điều khiển vận hành tàu (Thuyền trưởng, máy, thuỷ thủ). Từ năm 2007, đến năm 2010 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã mở nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho gần 3000 lượt lao động. Trình độ chuyên môn của người lao động trong các doanh nghiệp tàu du lịch cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn quy định trong thời gian trước mắt. Về lâu dài những lao động phục vụ trên tàu, đặc biệt là tàu lưu trú phải có trình độ chuyên môn tay nghề từ trung cấp trở lên mới đáp ứng được yêu cầu công việc.
Lao động làm việc tại các điểm du lịch: Bảng số 2.10 (phụ lục) phản ánh lao động tại các điểm mua sắm có trình độ chuyên môn thấp nhất trong khối kinh doanh du lịch, là nơi sử dụng lao động phổ thông nhiều nhất chiếm tỷ lệ trên 40%. Đây là khâu yếu nhất và thực tế khách du lịch cũng phàn nàn nhiều về chất lượng phục vụ.
Lao động làm việc tại các cơ sở đạt chuẩn: Trình độ đại học 9% .. cao đẳng, trung cấp khoảng 25%, chứng chỉ nghiệp vụ 30%, lao động phổ thông 36%;
lĩnh vực này còn xử dụng nhiều lao động phổ thông và có trình độ chuyên môn thấp.
Lao động làm việc tại các bãi tắm du lịch: Nhìn chung trình độ chuyên môn tương đối phù hợp với yêu cầu công việc; đại học 6% cao đẳng, trung cấp 17%, chứng chỉ nghiệp vụ 65%, lao động phổ thông 13%.
Lao động làm việc trên xe ôtô và phương tiện vận chuyển khác: Đây là loại nghề bắt buộc 100% phải có giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề, khuyến khích biết ngoại ngữ giao tiếp thông dụng (Riêng người điều khiển xe ngựa kéo không cần giấy phép lái xe). Từ năm 2011 bắt buộc lái xe và người phục vụ trên xe chở khách du lịch phải được tập huấn kiến thức cơ bản về du lịch theo quy định tại thông tư liên bộ số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26/1/2011. Khung chương trình tập huấn nghiệp vụ du lịch bao gồm: Tổng quan về du lịch Việt Nam; Kiến thức lễ tân và văn hóa giao tiếp, ứng xử; Tâm lý và phong tục, tập quán của khách du lịch; Kiến thức sơ, cấp cứu y tế; Kiến thức tiếng Anh. Năm 2011, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã mở 5 lớp bồi dưỡng kiến thức cho trên 400 lái xe và người phục vụ trên xe chở khách du lịch theo chương trình quy định tại thông tư trên. Chương trình này, sẽ được triển khai liên tục để đảm bảo 100% lái xe và người phục vụ có giấy chứng nhận.
Thứ ba là, Các cơ sở đào tạo
Đơn vị tính: Người 137 88 49 136 85 51 148 90 58 148 89 59 0 50 100 150 2007 2008 2009 2010 Tổng Chuyên ngành khác Chuyên ngành du lịch
Biểu đồ 2.10. Chất lƣợng lao động trong cơ sở đào tạo du lịch Quảng Ninh
Đối với đội ngũ giảng viên tại các cơ sở này thời gian qua đã được quan tâm đào tạo bồi dưỡng. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Cục Thống kê Quảng Ninh, số lao động đào tạo nghề du lịch làm việc trong các cơ
sở đào tạo tại Quảng Ninh. Cơ sở đào tạo du lịch là bộ phân lao động có trình độ chuyên môn cao nhất trong ngành du lịch trình độ tiến sĩ 2 người chiếm 40%, thạc sĩ 12 người chiếm 36%, đại học 22 người chiếm 31%, cao đẳng 16 người chiếm 59%.
2.2.3.1 Cơ cấu giới tính
Theo số liệu điều tra điển hình tháng 10/ 2011 của sở Văn hóa, Thể thao và