7. Cấu trúc của đề tài
2.3.1 Công tác đào tạo
Du lịch Quảng Ninh những năm qua có tốc độ tăng trưởng trong nhóm cao nhất cả nước. Mặc dù tại Quảng Ninh chưa có trường đại học đào tạo chuyên ngành du lịch, nhưng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch những năm qua đã được Lãnh đạo tỉnh rất quan tâm thông qua việc tạo điều kiện về cơ chế, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường và trung tâm đào đạo của tỉnh. Ký kết chương trình phối hợp giữa tỉnh với các trường đại học liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế của tỉnh, trong đó có nguồn nhân lực cho du lịch, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể: Ký kết với các trường Đại học: Khoa học xã hội & Nhân văn Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội,...Nâng cấp trường trung học Văn hóa Nghệ thuật Quảng Ninh thành trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long. Đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, Trung tâm bồi dưỡng tại chức Tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm Quảng Ninh,...
Hiện nay, Quảng Ninh có 9 cơ sở đào tạo nghề du lịch; trong đó: 1 trường cao đẳng, 1 trung tâm bồi dưỡng tai chức tỉnh và 7 cở sở dạy nghề. Hàng năm các cở sở này tuyển sinh và đào tạo đuợc trên 2.000 học viên có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề du lịch với các chuyên ngành chủ yếu Quản trị kinh doanh lữ hành, khách sạn, hướng dẫn viên, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật phục vụ buồng, bàn, bar, lễ tân. Lượng tuyển sinh các chuyên ngành du lịch ngày càng tăng ở các bậc đào tạo.
Danh sách các cơ sở đào tạo du lịch ở Quảng Ninh
S TT
Tên cơ sở
1 Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long 2 Trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức Tỉnh
3 Trung tâm giới thiệu việc làm Quảng Ninh
5 Trung tâm giới thiệu việc làm Thanh niên quảng Ninh
6 Trung tâm dạy nghề Tiên Long thuộc công ty cổ phần du lịch Hạ Long 7 Trung tâm dạy nghề thuộc công ty cổ phần du lịch Quảng Ninh
8 Trung tâm dạy nghề Hội liên hiệp phụ nữ Quảng Ninh 9 Trung tâm dạy nghề Lạc Việt
Nguồn:- Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Cục Thống kê Quảng Ninh
Bên cạnh các cơ sở đào tạo trên, hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng và các ngành liên quan bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đào tạo lại cho hàng nghìn học viên là lao động trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh (nghiệp vụ buồng, lễ tân, bar, hướng dẫn viên du lịch cho các khách sạn và doanh nghiệp lữ hành; nghiệp vụ du lịch cho lao động làm việc trên tàu chở khách du lịch thăm vịnh Hạ Long). Tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch về công tác phát triển nguồn nhân lực, tổ chức chương trình đào tạo kiến thức quản lý tổ chức các sự kiện, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý về nghiệp vụ chuyên môn trong và ngoài nước, hệ thống lý luận chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. Từ năm 2007 đến năm 2010 tỉnh đã cử 15 lượt cán bộ tham gia các khóa đào tạo từ 1-3 tháng tại các nước Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Trung Quốc...Đồng thời cử nhiều lao động trong các doanh nghiệp, tham gia các khóa học về đào tạo nghiệp vụ và phát triển đào tạo viên, trong chương trình dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của công đồng Châu Âu do Tổng cục du lịch triển khai.
Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp trên địa bàn đã được quan tâm, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn và có chiến lược kinh doanh lâu dài (Công ty lữ hành quốc tế, khách sạn 3 - 5 sao, công ty kinh doanh tổng hợp: Lữ hành - Khách sạn - vui chơi giải trí...) đều có chương trình phát triển nguồn nhân lực với các hình thức như: đào tạo tại chỗ do các đào tạo viên được cấp chứng chỉ của dự án EU, hoặc mời giảng viên có kinh nghiệm từ các trường đào tạo du lịch; cử nhân viên đi học tại các cở sở đào tạo du lịch hoặc các khách sạn 4-5 sao tại các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh; khuyến khích nhân viên tự học, doanh nghiệp tạo điều kiện về thời gian và được hưởng nguyên lương trong thời gian đi học.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức của Sở Nội vụ Quảng Ninh cũng được quan tâm đầu tư, trên cơ sở bám sát mục tiêu Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg của UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Kế hoạch số 2596/KH-UBND ngày 28/7/2006 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh giai đoạn 2007-2010 với các nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp từng vùng miền và từng nhóm đối tượng. Mục tiêu của Tỉnh Quảng Ninh là xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có phẩm chất chính trị vững vàng, đội ngũ lãnh đạo quản lý chuyên nghiệp. Từ năm 2007 đến nay, số cán bộ công chức, viên chức của tỉnh được đào tạo về Lý luận chính trị ở các trình độ Đại học, Cao cấp, Trung cấp là 2095 lượt người, vượt 0,03 % so với kế hoạch. Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho 100% cán bộ, công chức. Đối với các lớp bồi dưỡng Kỹ năng nghiệp vụ và Kỹ năng lãnh đạo, với mục tiêu 100 % cán bộ công chức hành chính được trang bị, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, có khả năng hoàn thành tốt công việc được giao; 100% công chức lãnh đạo cấp Sở, huyện được trang bị kỹ năng lãnh đạo, quản lý, thực hiện đầy đủ quy trình đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hoá trước khi bổ nhiệm [15,3].
Với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng thời kỳ đổi mới của đất nước và thời kỳ Hội nhập Quốc tế, các lớp Tin học và Ngoại ngữ đã được tổ chức tại các địa phương, 100% số cán bộ công chức xã được trang bị kiến thức Tin học Văn phòng, đến nay số cán bộ được đào tạo ngoại ngữ là 1112 lượt người, so với chỉ tiêu kế hoạch vượt 33 %, về tin học là 9.128 lượt người, so với chỉ tiêu kế hoạch vượt 226 %. Ngoài việc triển khai các lớp theo kế hoạch hàng năm, tỉnh Quảng Ninh còn tranh thủ được các nguồn vốn kinh phí từ các chương trình, dự án cấp bộ, ngành mở được nhiều lớp bồi dưỡng về Công nghệ thông tin, Kỹ năng quản lý đào tạo, Kỹ năng quản lý và điều hành cho Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã và Kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ ....
Về đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Tỉnh Quảng Ninh cũng đã có nhiều nỗ lực chọn cử cán bộ đi học ở nước ngoài, tuy vậy hiệu quả chưa được như mục tiêu đặt ra, nguyên nhân chính là do tình độ Ngoại ngữ của cán bộ còn hạn chế, chưa
đáp ứng với nhu cầu học tập ở nước ngoài, do vậy nhiều chỉ tiêu phân về tỉnh không thực hiện được vì không có người đủ điều kiện về Ngoại ngữ để chọn cử đi học. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phân bổ chỉ tiêu về tỉnh không mấy hấp dẫn, 1 phần do chương trình học không phù hợp, 1 phần do được cử đi các nước không thuộc tốp đầu về phát triển kinh tế - xã hội. Vì những lý do trên nên số cán bộ công chức, viên chức cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài không nhiều, đối tượng cử đi thường là chương trình ngắn hạn dưới 3 tháng và tập trung ở một số lĩnh vực về chuyên môn nghiệp vụ.
2.3.1.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ đào tạo
Về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy tuy đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chưa cân đối giữa cơ sở dạy lý thuyết và cơ sở thực hành. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long là cơ sở đào tạo quy mô nhất Quảng Ninh được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất cho học viên học tập cả về lý thuyết và thực hành. Nhưng cơ sở thực hành đến đầu năm 2011 mới đưa vào hoạt động. Các trung tâm dạy nghề phần lớn đầu tư quy mô nhỏ, phương tiện giảng dạy thiếu đồng bộ; cơ sở thực hành chủ yếu thuê khách sạn, nhà hàng cho học viên thực hành. Do đó học viên không có điều kiện để được trải nhiệm thực tế, thời gian thực hành rất ít, ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Khi tìm việc gặp không ít khó khăn bởi không đáp ứng được ngay yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Phần lớn học viên khi được tuyển dụng, doanh nghiệp đều phải tập huấn lại mới đáp ứng được yêu cầu công việc.
2.3.1.2 Đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên
Đội ngũ giáo viên, giảng viên về du lịch của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long mấy năm gần đây đã được nâng cao dần về trình độ chuyên môn và kinh nghiện giảng dạy. Trên 50% giáo viên có trình độ cao học và đang học cao học, tuổi đời còn trẻ (tuổi trung bình là 30), yêu nghề, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác. Chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp giảng dạy cũng từng bước được cải tiến thông qua việc liên kết với trường đại học và nghiên cứu, áp dụng đề tài khoa học (năm 2007 trường đã nghiên cứu và bảo vệ
thành công đề tài khoa học cấp tỉnh giáo trình điện tử). Tại các trung tâm dạy nghề số lượng giáo viên rất ít, hầu hết mời giáo viên từ các trường chuyên nghiệp và người có kinh nghiệm thực tế - trưởng các bộ phận của công ty lữ hành, khách sạn.
Nhìn chung, Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh tuy đã được quan tâm, đầu tư. Song nhìn chung chuyển biến chậm, chưa theo kịp và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Công tác hợp tác quốc tế về đào tạo du lịch còn rất hạn chế, mặc dù đã có cơ sở đào tạo tham gia vào mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch Châu Á -Thái Bình Dương nhưng ít tham gia các buổi hội thảo trao đổi học tập kinh nghiệm. Nên chưa phát huy được hết các lợi ích của việc hợp tác, ảnh hưởng tới hiệu quả và hạn chế trong việc học tập, vận dụng những kinh nghiệm quá báu vào công tác đào tạo nhân lực. Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ đã được đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành và nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Đặc biệt là bất cập về trình độ ngoại ngữ ở tất cả các lĩnh vực quản lý cũng như trực tiếp kinh doanh ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của ngành trong quá trình hội nhập.