Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 (Trang 75)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.1 Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn

Quảng Ninh cần 34.000 lao động trực tiếp, 75.000 lao động gián tiếp, tổng nhu cầu là 109.000 lao động. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2011 – 2015 là 30,1%.

3.2 Đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lịch du lịch

3.2.1 Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch lực du lịch

Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch là quá trình đánh giá, hoạch định và sử dụng một cách có hiệu quả các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho sự phát triển của ngành trong từng giai đoạn. Để thực hiện được quá trình trên, cần phải tiến hành thực hiện các bước sau:

3.2.1.1 Công tác thống kê, điều tra

Như đã đề cập ở chương 2, hiện nay Quảng Ninh chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch, cho nên việc thống kê nguồn nhân lực du lịch còn rất hạn chế, chưa đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy để đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực du lịch, phải tiến hành điều tra toàn diện lực lượng lao động đang làm việc trong tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở các cấp; các trường, trung tâm đào tạo du lịch; các cở sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh.

Việc điều tra phải được thực hiện một cách khoa học đảm bảo không trùng, sót, không thiếu các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho các tiêu chí cần đào tạo cho từng chuyên ngành về số lượng cũng như chất lượng và công tác xây dựng, hoạch định chiến lược, chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Vì vậy phải có phương án điều tra, nội dung phiếu điều tra.

Để công tác điều tra được chính xác, đáp ứng được yêu cầu mong muốn, cần phải thực hiện theo trình tự sau: Xây dựng phương án điều tra, lấy ý kiến tham gia vào phương án của các ngành có liên quan và chuyên gia có nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác điều tra thống kê; Hoàn thiện phương án điều tra; Tập huấn nghiệp vụ điều tra cho điều tra viên; Tổ chức các hội nghị tuyên truyền về mục đích ý nghĩa của việc điều tra nguồn nhân lực tới các đối tượng điều tra; Tiến hành điều tra; Thu thập phiếu điều tra; Tổng hợp, phân tích, đánh giá; Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng nguồn nhân lực du lịch.

3.2.1.2 Xây dựng, hoàn thiện cơ chế phát tiển nguồn nhân lực du lịch

Hiện nay, cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực du lịch nói riêng còn nhiều bất cập. Việc hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết và cần được tiến hành động bộ từ Trung ương đến địa phương cũng như các ngành có liên quan đến hoạt động du lịch. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của các

địa phương mà Nghị quyết Đại Hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 -2015 đã đề ra. Do vậy, ngành du lịch Quảng Ninh cần quan tâm nội dung sau:

Thứ nhất, Rà soát lại hệ thống văn bản về cơ chế, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực và các văn bản có liên quan. Xây dựng, ban hành mới hoặc bổ xung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật quy định về đào tạo du lịch có liên quan trực tiếp đến các cơ sở đào tạo du lịch: Hình thức đào tạo, trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên, đào tạo viên; chương trình khung đào tạo theo bậc học; công tác tuyển sinh; học phí; cấp văn bằng, chứng chỉ; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đào tạo;...

Thứ hai là, Nghiên cứu định hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam, từ đó định hướng phát triển ngành du lịch của tỉnh. Xây dựng chính sách về sử dụng nguồn nhân lực du lịch được đào tạo, về đầu tư các nguồn lực cho công tác phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan từ Trung ương đến địa phương trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn chức danh từng vị trí công tác trong ngành du lịch.

Thứ ba là, Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực nhằm khắc phục những yếu kém về trình độ, năng lực, phong cách làm việc và kiến thức chuyên ngành.

3.2.1.3 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch

Căn cứ để xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2011 -2015 là:

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2011 - 2015 ([,32].

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh 2010 -2015 [4,12]. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010 - 2010 và tầm nhìn đến 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Định hướng phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 (5,12].

Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực du lịch; Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030.

Từ những căn cứ trên, việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải đáp ứng và phù hợp với nhu cầu lao động cần sử dụng cho mỗi loại nghề, công việc cụ thể, huy động các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển nguồn nhân lực.

Chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực du lịch từ 5 đến 10 năm và lộ trình thực hiện (kế hoạch chi tiết hàng năm) phải hàm chứa đầy đủ các nội dung, yếu tố tác động, vị trí, vai trò và mối quan hệ của các nội dung. Số lao động cần đào tạo mới, đào tạo lại cả ở khối cơ quan quản lý nhà nước, khối sự nghiệp và doanh nghiệp cho từng vị trí công tác theo bậc đào tạo. Đầu tư, nâng cấp cở sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thực hành cho các cơ sở đào tạo. Liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đạt hàng của người sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)