7. Cấu trúc của đề tài
1.2.1 Xu hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch
Nguồn nhân lực trong ngành du lịch đang phát triển theo những hướng khác nhau dựa trên những xu hướng phát triển chung của ngành du lịch. Du lịch thế giới hiện nay đang phát triển theo những xu hướng sau:
Thứ nhất, Theo đánh giá của tổ chức du lịch thế giới (WTO), du lịch quốc tế trên toàn thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao. WTO đã dự báo đến năm 2020, lượng khách du lịch thế giới sẽ đạt 1.602 triệu lượt, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 2000 tỷ USD. Riêng Việt Nam ước đạt 10 -11 triệu lượt khách; khoảng 9,9 tỷ USD doanh thu du lịch; giá trị GDP du lịch so với GDP cả nước chiếm 6,4 %.
Thứ hai: Hướng đi của luồng khách du lịch quốc tế có sự thay đổi. Trước đây, khách chủ yếu đến nghỉ dưỡng tại các vùng biển nổi tiếng của thế giới. Ngày nay, nguồn khách này chuyển hướng đi du lịch tới những nước mới phát triển du lịch như vùng Châu Á - Thái Bình Dương,…Các nước Đông Nam Châu Á đang có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân của khu vực cả về số khách và thu nhập.
Thứ ba, Mức chi tiêu của một khách du lịch ngày càng tăng, cơ cấu chi tiêu thay đổi. Tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ cơ bản (ăn, nghỉ, vận chuyển,…) giảm dần. Tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm, tham quan, giải trí,…) tăng. Kết quả điều tra về chi tiêu của khách du lịch tại nhiều quốc gia cho thấy: Trước đây, chi tiêu 60 – 70% cho ăn, ở, đi lại và 30 – 40% chi cho mua sắm hàng hóa, tham quan và giải trí thì ngày nay là ngược lại, chi 40 – 50% cho ăn, ở, đi lại và 50 – 60% cho mua sắm hàng hóa, tham quan, giải trí và dịch vụ khác.
Thứ tư: Xu hướng đặt chỗ qua mạng internet ngày càng được du khách sử dụng phổ biến.
Thứ năm: Sự hợp tác song phương, đa phương về xúc tiến phát triển du lịch giữa các nước ngày càng mở rộng. Hiện nay, trên thế giới ngoài tổ chức du lịch thế giới (Wordl Tourism Organization, WTO), còn có nhiều tổ chức du lịch khu
vực, liên khu vực đã ra đời: Hiệp hội du lịch khu vực Thái Bình Dương; Hiệp hội du lịch vùng Caribe; Hiệp hội du lịch vùng Đông Nam Á;…
Thứ sáu: Sự thuận lợi về giao thông và liên kết giữa các điểm du lịch, các nước,…Xu hướng đi du lịch của khách tới nhiều điểm du lịch của các nước khác nhau trên một tuyến du lịch ngày càng tăng.
Thứ bảy: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển du lịch bền vững. Du lịch phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành dịch vụ, tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, không tách rời xu hướng hội nhập, hợp tác, mở rộng giao lưu văn hóa toàn cầu và phát triển du lịch bền vững giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Xu hướng phát triển ngành du lịch đặt ra yêu cầu và tác động trực tiếp tới cơ cấu số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Xu hướng nhân lực du lịch ngày càng đòi hỏi cao về trình độ, kỹ năng quản lý, kỹ năng nghề nghiệp hướng tới đạt chuẩn nhưng cần có mức độ tinh tế và nhạy cảm trong phục vụ và giao tiếp.
Tiểu kết chương 1: Chương 1 đã giới thiệu hệ thống cơ sở lý luận, các khái niệm cơ bản: Nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đặc điểm nguồn nhân lực du lịch, đặc điểm của từng nhóm lao động: Quản lý Nhà nước về du lịch, Kinh doanh du lịch, cơ sở đào tạo du lịch. Nội dung cơ bản của công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch. Vai trò của công tác phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển du lịch. Xu hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia và địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc phát triển nguồn nhân lịch du lịch Quảng Ninh. Những vấn đề được đề cập trên chính là cơ sở, nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Quảng Ninh ở những chương sau.