7. Cấu trúc của đề tài
2.1.1 Điều kiện phát triển
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi Duyên hải nằm ở địa đầu phía Đông bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 6.110 km2 và diện tích mặt biển tương đương. Đường biên giới quốc gia giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc dài 132,8 km, dân số 1.161.600 người. Tài nguyên du lịch Quảng Ninh có ưu thế đặc sắc vào bậc nhất của Việt Nam. Di sản Thiên nhiên - kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long là thắng cảnh độc đáo, giá trị đặc biệt có ý nghĩa toàn cầu. Tài nguyên du lịch biển đảo vô cùng phong phú và đa dạng với 250 km bờ biển, 6.000 km2 mặt biển và hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều bãi biển tự nhiên đẹp như Trà Cổ, Vĩnh Thực, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Cô Tô...Hệ thống các di tích lịch sử văn hóa với trên 600 di tích, trong đó có nhiều di tích có quy mô lớn và giá trị nổi bật như Trung tâm văn hóa tâm linh và tín ngưỡng Yên Tử, Quần thể di tích lịch sử Bạch Đằng (huyện Yên Hưng), khu di tích lịch sử, văn hoá (huyện Đông Triều), đền Cửa Ông (Cẩm Phả),…
So với các tỉnh trong khu vực cũng như cả nước, hệ thống tài nguyên du lịch của Quảng Ninh có tính đặc thù, giá trị nổi bật và lợi thế cạnh tranh cao.
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
Với mục tiêu “ ...Phấn đấu phát triển kinh tế với tốc độ cao, ổn định, bền vững, gắn kết với các lĩnh vực Văn hóa – Xã hội, ... phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015” được thể hiện trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2005 – 2010. Trải qua thực tiễn với nhiều khó khăn thách thức cả trong nước và quốc tế (dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế,...). Dưới sự lãnh
đạo, chỉ đạo đúng định hướng của Trung ương và cơ chế linh hoạt của Tỉnh, đã thu hút và huy động được các nguồn lực đầu tư, khuyến khích các doanh nhân, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đầu tư chất xám và vật chất cho các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, mấy năm qua Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,7 %. Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,7%; khu vực công nghiệp tăng 15,8 %; khu vực dịch vụ tăng 19,1%; du lịch tăng 22,5%; thu ngân sách tăng 24,9%. Năm 2010, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố. Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - Nông nghiệp (kế hoạch 54% - 42% - 4% ; thực hiện: 54,76% - 39,8% - 5,6%). GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 24,666 triệu đồng. Đầu tư ngân sách cho phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa tăng bình quân 35,6%/năm. An sinh xã hội tăng bình quân 59%/năm,.... Kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ lực, hàng năm chiếm tỷ lệ gần 70% GDP toàn tỉnh. Kinh tế ngoài nhà nước được khuyến khích phát triển tăng dần năm 2005 đạt 26,2%, năm 2009 đạt 30, 3%. [16,12].
Ngành Công nghiệp, xây dựng, Công nghiệp là ngành giữ vai trò động lực và nòng cốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (chiếm 54,6% trong cơ cấu GDP của tỉnh). Các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 15,8% đã phát huy và giữ vững vai trò chủ lực (sản xuất than, nhiệt điện, cơ khí, xi măng, đóng mới - sửa chữa tàu biển, công nghiệp chế biến). Số doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước có quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh được duy trì và phát triển ổn định. Năm 2010, toàn tỉnh có 7.116 cơ sở sản xuất công nghiệp; trong đó: thành phố Hạ Long 1.484, thành phố Móng Cái 461; huyện Yên Hưng1.391, huyện Đông Triều 911, huyện Hoành Bồ 351; thị xã Cẩm Phả 852, thành phố Uông Bí 791. Sản phẩm công nghiệp đa dạng gồm các loại: Than sạch, đá, cát, sỏi, thủy sản, nước mắm, bia, nước khoáng, bột mỳ, dầu thực vật, quần áo may sẵn, sứ, gạch nung, xi măng, nước máy, điện,... [2,50].
Ngành thương mại - Dịch vụ, Trong cơ cấu kinh tế, sau ngành công nghiệp là các ngành dịch vụ: Du lịch, thương mại, giao thông vận tải, xuất nhập khẩu hàng
hóa, ngân hàng, bưu chính viễn thông,.... Năm 2005, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành nghị quyết số 21/NQ/TU về đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2010 và định hướng đến 2015. Với quan điểm và mục tiêu: Khai thác tối đa các lợi thế về vị trí địa lý, về nguồn tài nguyên thiên nhiên và kết cấu hạ tầng,...tiếp tục đầu tư và có cơ chế chính sách để đẩy nhanh tốc độ phát triển và mở rộng các loại hình dịch vụ, làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân 15 -16%/ năm; tổng sản phẩm dịch vụ chiếm tỷ trọng 42- 45% GDP toàn tỉnh.
Thực tế những năm qua, các ngành dịch vụ phát triển đa dạng và mở rộng ở cả thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo. Giá trị tăng thêm đạt 18,2 %/ năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng bình quân 19.1%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 19,3%/ năm; khách du lịch tăng bình quân 15,3 %/ năm, doanh thu 22,5% /năm. Dịch vụ vận tải đường bộ, đường thủy, hàng hải phát triển liên tục (Khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng bình quân 16,4%/năm, tổng số hành khách vận chuyển tăng bình quân 8,7 %/năm, doanh thu vận tải - bốc xếp tăng bình quân 15,9%/năm). Sản lượng hàng hóa thông qua cảng thủy năm 2010 đạt 40 triệu tấn. Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, hiện đại; tỷ lệ máy điện thoại cố định, di động trả sau đạt 40 thuê bao/100 dân; internet đạt 12,3 thuê bao/ 100 dân... [2,60].
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng bình quân 6,7% (giá 1994), chiếm tỷ trọng 5,6% GDP toàn tỉnh. Sản xuất nông, lâm ngư nghiệp chuyển dịch từ sản xuất nhỏ, phân tán sang sản xuất theo quy mô trang trại, mang tính hàng hóa. Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và các nguồn vốn đầu tư. Năm 2010, toàn tỉnh có 2.253 trang trại, trong đó: trang trại trồng cây lâu năm 155, trang trại lâm nghiệp 472, trang trại chăn nuôi 137, trang trại nuôi trồng thủy sản 1.066, trang trại kinh doanh tổng hợp 421. Tổng diện tích đất trồng các loại cây toàn tỉnh có 80,6 ha; trong đó cây lương thực 50,9 ha, cây công nghiệp hàng năm 4,1 ha, cây công nghiệp lâu năm 1,1 ha, cây ăn quả 8,1 ha. Diện tích đất rừng 310.359 ha; trong đó: rừng tự nhiên 147.329 ha, rừng trồng 163.030 ha. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 19.102,4 ha; trong đó: diện tích nước mặn, lợ 16.133,7 ha; diện tích nước ngọt 2.968,7 ha [2,63].
Kết quả trên cho thấy ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản phát triển chưa cao, nhưng đã góp phần phát triển sản xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước, cung cấp lương thực thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh và khách du lịch (đặc sản biển). Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện. Đặc biệt, sẽ có nhiều trang trại trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách.
Dân số và lao động, Năm 2010, Quảng Ninh có 14 huyện, thị xã, thành phố (3 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện), dân số toàn tỉnh có 1.161.600 người; trong đó: Nữ 565.600 người, Nam 596.000 người. Với trên 20 dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm 88,3%, dân tộc Dao chiếm 5,2%, dân tộc Tày chiếm 3,1%. Dân tộc sán chay sán dìu chiếm 2,7%. Dân số thành thị chiếm 51,85%, nông thôn 48,15 %. Mật độ dân số trung bình 190 người/ km2 nhưng phân bố không đều, vùng đô thị và miền tây rất đông dân, khu vực huyện đảo dân cư thưa thớt.Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 623.400 người, trong đó: Nông, lâm, thủy sản 271.000 người, công nghiệp - xây dựng 170.100 người, các ngành dịch vụ 133.400 người. Ngoài số lao động hiện đang làm việc trong các ngành kinh tế, Quảng Ninh còn lực lượng kế cận cung cấp nguồn lao động cho những năm tiếp theo đó là: Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp 22.100 người, học sinh trung học phổ thông 44.212 người. Ngoài ra còn thu hút một lượng lao động từ các địa phương khác. Đây sẽ là nguồn nhân lực phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, sản xuất, kinh doanh du lịch, dịch vụ,...
Nhìn chung quy mô dân số của Quảng Ninh còn nhỏ bé so với đất đai, tài nguyên hiện có. Phần lớn lao động nằm trong các ngành kinh tế. Lực lượng lao động bổ sung rất hạn chế. Quảng Ninh là một tỉnh thiếu lao động cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội nhất là lực lao động trẻ phục vụ cho phát triển công nghiệp nặng, đồng thời thiếu việc làm cho lao động nữ, thiếu lao động chất lượng cao phục vụ hoạt động dịch vụ.
Văn hóa - Xã hội, Hoạt động văn hóa thông tin phát triển rộng khắp, tỷ lệ phủ sóng phát thanh truyền hình được trên 95%, 100% thôn bản có điện thoại và internet, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội được bảo tồn, tôn tạo, phục dựng.
Công tác quản lý, khai thác di tích, thắng cảnh được quy hoạch, sắp xếp, đầu tư quy mô, kết hợp hiệu quả văn hóa với du lịch.
Giáo dục - Đào tạo phát triển, 45% số trường của tỉnh đạt chuẩn quốc gia, chất lượng Giáo dục - Đào tạo được nâng cao, tỷ lệ học sinh phổ thông tốt nghiệp hàng năm đạt từ 93% đến 96%. Hàng năm đào tạo mới trên 30.000 sinh viên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Tổng số lao động qua đào tạo trên 328.000 người, chiếm 48%.
Công tác y tế, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân được quan tâm, thực hiện hiệu quả, không để dịch bệnh xẩy ra lớn trên địa bàn. Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị, bác sỹ cho các cơ sở khám chữa bệnh, y tế xã,...
Công tác quản lý, bảo vệ môi trường sinh thái có nhiều tiến bộ. Đã tăng cường quy hoạch, đầu tư, hạn chế ô nhiễm không khí, nguồn nước và chất thải, chú trọng bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, quan tâm đầu tư thiết bị xử lý rác thải y tế ở tất cả các bệnh viện. Tập trung quy hoạch, quan trắc, thẩm định đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư khu đô thị, khu du lịch, sản xuất than, khu dân cư.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được đẩy mạnh, tập trung nghiên cứu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào những lĩnh vực trọng yếu, bức thiết và lâu dài. Khoa học - Công nghệ đã thâm nhập vào hầu hết các hoạt động Kinh tế - Xã hội, cả khu vực hành chính, dịch vụ công cộng đến các tổ chức chính trị xã hội và doanh nghiệp.
Đảm bảo an sinh xã hội, tỷ lệ hộ nghèo ở tất cả các vùng và địa phương đều giảm (năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo 8,95%, năm 2010 còn 4,09%). Đặt biệt, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát về đích trước 2 năm so với chỉ đạo của Chính phủ...[2,70].
2.1.2 Tình hình phát triển du lịch Quảng Ninh từ năm 2007 đến năm 2010
Ngay từ năm đầu tiên của thế kỷ 21, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành nghị quyết số 08-NQ/TU về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010. Với quan điểm và mục tiêu: “Phát huy và khai thác triệt để các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, tạo ra bước phát triển mới cả về lượng và chất. Tiếp tục mở rộng không gian du lịch, phát triển các tuyến, điểm,
sản phẩm du lịch mới; củng cố, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đưa du lịch Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và là một trung tâm du lịch quốc tế trong khu vực” [17,12].
Nghị quyết ra đời đã tạo động lực mới cho ngành du lịch, đặc biệt là nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng có sự thay đổi căn bản. Du lịch Quảng Ninh đã được thay đổi diện mạo để tự tin vượt qua không ít khó khăn giữ vững tốc độ phát triển. Và thực tế đã chứng minh điều đó bằng những kết quả kinh doanh du lịch sau:
Đơn vị trính: triệu lượt khách
3.600 4.373 4.800 1.437 2.309 2.009 2.200 2.163 2.791 3.200 5.400 2.064 0 1 2 3 4 5 6 2007 2008 2009 2010 Tổng Quốc tế Nội địa
Biểu đồ 2.1: Lƣợng khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2007-2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng 2.298 2.645 2.801 3.2 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 2007 2008 2009 2010 Doanh thu
Biểu đồ 2.2. Doanh thu du lịch Quảng Ninh
Qua số liệu thống kê trên và bảng 2.1 (phụ lục) về một số chỉ tiêu chủ yếu của hoạt động du lịch Quảng Ninh năm 2007- 2010, cho thấy:
Khách du lịch, Lượng khách du lịch tăng trung bình khoảng 15%, một năm, trong đó khách quốc tế 19,63%. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch đạt từ 1,3 đến 1,5 ngày/khách, chỉ tiêu này còn thấp do một số nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch Quảng Ninh vẫn chưa đủ sức hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Năm 2008, du lịch Quảng Ninh đã thực hiện thành công chương trình kích cầu Du lịch do Tổng cục Du lịch phát động, do vậy lượng khách du lịch quốc tế đạt trên 2.3 triệu lượt, cao hơn các năm khác.
Doanh thu du lịch, Doanh thu tăng trung bình khoảng 11%, một năm, cùng với sự tăng trưởng về doanh thu, các khoản thu nộp ngân sách từ các hoạt động du lịch như thuế, phí xuất nhập cảnh, lệ phí tham quan Vịnh Hạ Long…đều tăng trưởng khá, hoạt động du lịch đã có đóng góp quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách của Tỉnh.
Những năm qua, mặc dù ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, các chỉ tiêu du lịch vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng. Thành công đó được thể hiện cụ thể ở các loại hình kinh doanh sau:
Hoạt động kinh doanh lữ hành: Đến nay, Quảng Ninh có 100% doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, trong đó hoạt động lữ hành là một lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Là tỉnh có 2 cửa khẩu quốc tế đường bộ (Móng Cái) và đường thuỷ (Hòn Gai) rất thuận lợi cho khách du lịch quốc tế xuất, nhập cảnh. Đó chính là môi trường để các hãng lữ hành quốc tế trong nước có cơ hội kinh doanh trực tiếp với các hãng lữ hành quốc tế nước ngoài và nối tour du lịch. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại bảng 2.2 (phục lục). Từ 27 đơn vị với 700 lao động năm 2007, đến năm 2010 Quảng Ninh đã có 36 đơn vị với 783 lao động, phục vụ 1.254.798 lượt khách quốc tế nhập, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế tại Quảng Ninh đi du lịch các tỉnh trong và ngoài nước. Trong đó, lượng khách nước ngoài nhập, xuất cảnh tăng từ 275.709 lượt năm 2007 lên 309.000 lượt năm 2010. Tốc độ tăng bình quân về số lượng doanh nghiệp là 8%; lao động là 2%; lượt khách là 5%, trong đó khách nước ngoài là 12%. Đặc biệt hoạt động lữ hành tuyến du lịch đường biển Bắc Hải (Quảng Tây,Trung Quốc) - Hạ Long (Quảng